UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu sớm khắc phục sự cố môi trường

VOV.VN -UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường củng cố hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường với Công ty CP Đường Khánh Hòa.

Sau 2 tháng xảy ra sự cố, việc khắc phục ô nhiễm môi trường tại Nhà máy Đường Khánh Hòa, ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến nay vẫn chưa xong. Gần 300.000 tấn mía của người dân đang bị tồn đọng, còn những hộ nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại vẫn chưa được đền bù.

Ảnh minh họa.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa có thông báo khẩn, kết luận về sự cố nước thải chưa xử lý tại Nhà máy Đường Khánh Hòa chảy tràn ra ngoài vào ngày 12/3, làm ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại cho người nuôi trồng thủy, hải sản và người trồng mía; đồng thời gây thiệt hại cả cho Công ty Cổ phần Đường Khánh Hòa.

Các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã tạm dừng hoạt động Nhà máy để đánh giá nguyên nhân, xử lý sự cố. Tuy nhiên, đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Trong khi đó, vẫn còn tồn 289.000 tấn mía nguyên liệu của người dân chưa được thu mua.

Nhằm sớm ổn định đời sống cho người nuôi trồng thủy sản và người trồng mía, đưa nhà máy hoạt động trở lại, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Công ty Cổ phần Đường Khánh Hòa khẩn trương khắc phục, đảm bảo các thông số kỹ thuật nhằm sớm đưa nhà máy hoạt động để tiêu thụ hết lượng mía đang tồn đọng.

Tính toán giá thu mua mía nguyên liệu hợp lý hỗ trợ người dân, không phạt trường hợp vi phạm hợp đồng bán mía nguyên liệu cho tổ chức, cá nhân khác trong thời gian chờ nhà máy khắc phục sự cố. Đồng thời, đền bù cho các hộ nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại trên cơ sở xác định của Uỷ ban nhân dân huyện Cam Lâm.

Ông Đỗ Thành Liêm, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đường Khánh Hòa cho biết: “Để sự cố môi trường không xảy ra nữa sẽ chấn chỉnh lại đội ngũ. Chúng tôi có 2 hồ sinh học, mỗi hồ có sức chứa 4.000m3, lưu trữ nước, sau khi hệ thống xử lý xong sẽ lưu trữ ở đó 4 ngày. Cũng sẽ xây dựng hồ sinh học 15.000m3. Trước khi thải ra môi trường thì nước được lưu trữ trong Nhà máy từ 5-7 ngày, để ổn định tất cả các chỉ tiêu sinh hóa”.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường củng cố hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường đối với Công ty Cổ phần Đường Khánh Hòa. Thành lập đoàn giám sát liên ngành, để thực hiện giám sát các hoạt động khắc phục sự cố môi trường tại Nhà máy Đường Khánh Hòa.

Tiếp tục rà soát các nội dung tồn tại, yêu cầu Công ty thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong đó, hướng dẫn Công ty ưu tiên khắc phục những hạng mục cấp bách đưa Nhà máy vào hoạt động để tiêu thụ hết số mía của niên vụ 2017.

UBND tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu huyện Cam Lâm thành lập tổ công tác giải quyết đền bù cho người nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường; thống nhất khối lượng, đơn giá, mức đền bù để làm cơ sở cho Công ty Cổ phần Đường Khánh Hòa đền bù cho người dân ngay trong tháng này.

Ông Bùi Minh Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Khi nào họ xử lý xong, khắc phục xong các thứ cho hoạt động trở lại để giải quyết 300.000 tấn mía cho dân. Chuyện đền bù thì tỉnh đã giao cho Cam Lâm kiểm tra lại số liệu.

Bên cạnh đó, Sở đã thành lập một đoàn giám sát môi trường, khi được hoạt động thì cử người vào đó, 2 ngày lấy mẫu một lần. Làm nghiêm ngặt, đưa vào dạng theo dõi đặc biệt. Cứ vượt chỉ tiêu là yêu cầu ngừng ngay”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

 Một năm sau sự cố môi trường: Biển hồi sinh, hải sản tươi ngon
Một năm sau sự cố môi trường: Biển hồi sinh, hải sản tươi ngon

VOV.VN - Một năm sau sự cố môi trường biển, ngư dân 4 tỉnh miền Trung đã và đang vượt qua vô vàn khó khăn, tiếp tục ra khơi bám biển.

 Một năm sau sự cố môi trường: Biển hồi sinh, hải sản tươi ngon

Một năm sau sự cố môi trường: Biển hồi sinh, hải sản tươi ngon

VOV.VN - Một năm sau sự cố môi trường biển, ngư dân 4 tỉnh miền Trung đã và đang vượt qua vô vàn khó khăn, tiếp tục ra khơi bám biển.

Hà Tĩnh: Đối thoại với dân giải quyết đền bù sự cố môi trường biển
Hà Tĩnh: Đối thoại với dân giải quyết đền bù sự cố môi trường biển

VOV.VN - Lãnh đạo huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh tiếp thu ý kiến của ngư dân liên quan đến những phát sinh từ thực tiễn đền bù để chuyển lên cấp có thầm quyền.

Hà Tĩnh: Đối thoại với dân giải quyết đền bù sự cố môi trường biển

Hà Tĩnh: Đối thoại với dân giải quyết đền bù sự cố môi trường biển

VOV.VN - Lãnh đạo huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh tiếp thu ý kiến của ngư dân liên quan đến những phát sinh từ thực tiễn đền bù để chuyển lên cấp có thầm quyền.

Người dân Hà Tĩnh nhận tiền đền bù sự cố môi trường đợt 2
Người dân Hà Tĩnh nhận tiền đền bù sự cố môi trường đợt 2

VOV.VN - Người dân 4 xã vùng ven biển huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã bắt đầu nhận tiền bồi thường bổ sung đợt 2 sau sự cố môi trường biển.

Người dân Hà Tĩnh nhận tiền đền bù sự cố môi trường đợt 2

Người dân Hà Tĩnh nhận tiền đền bù sự cố môi trường đợt 2

VOV.VN - Người dân 4 xã vùng ven biển huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã bắt đầu nhận tiền bồi thường bổ sung đợt 2 sau sự cố môi trường biển.

Cố gắng bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển trước 30/6/2017
Cố gắng bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển trước 30/6/2017

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị, xác định đúng đối tượng ảnh hưởng sự cố môi trường, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng

Cố gắng bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển trước 30/6/2017

Cố gắng bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển trước 30/6/2017

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị, xác định đúng đối tượng ảnh hưởng sự cố môi trường, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng

Bồi thường sự cố môi trường biển tại Hà Tĩnh: Còn nhiều vướng mắc
Bồi thường sự cố môi trường biển tại Hà Tĩnh: Còn nhiều vướng mắc

VOV.VN - Đến nay, việc kê khai bồi thường, hỗ trợ người dân do sự cố môi trường biển cơ bản hoàn thành, song vẫn còn một số vướng mắc cần tháo gỡ. 

Bồi thường sự cố môi trường biển tại Hà Tĩnh: Còn nhiều vướng mắc

Bồi thường sự cố môi trường biển tại Hà Tĩnh: Còn nhiều vướng mắc

VOV.VN - Đến nay, việc kê khai bồi thường, hỗ trợ người dân do sự cố môi trường biển cơ bản hoàn thành, song vẫn còn một số vướng mắc cần tháo gỡ.