Vạch trần những vi phạm trắng trợn của Trung Quốc

VOV.VN - TS Nguyễn Nhã phân tích những hành vi vi phạm của Trung Quốc với luật pháp quốc tế, thỏa thuận song phương và ổn định thế giới khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.

Tiến sĩ Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, một trong những chuyên gia hàng đầu về Hoàng Sa-Trường Sa với bề dày nghiên cứu gần 40 năm, có những phân tích về những hành vi của Trung Quốc trong việc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và đe dọa hòa bình, ổn định thế giới khi đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Trung Quốc vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 của LHQ

Theo Tiến sĩ Nguyễn Nhã, năm 2009, Việt Nam đã nộp hai báo cáo quốc gia lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc về ranh giới thềm lục địa của Việt Nam ngoài 200 hải lý. Thực hiện quyền chu quyền của mình theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982, Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai các hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.

Trung Quốc tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 từ ngày 7/6/1996. Từ thời điểm đó, Trung Quốc có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Công ước này. Bằng việc mời những công ty nước ngoài tham gia đấu thầu ở các lô dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam và ngày 2/5/2014 Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc không những xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển, đảo của Việt Nam mà còn vi phạm nghĩa vụ của Trung Quốc với tư cách là một thành viên của Công ước Luật Biển năm 1982.

Trung Quốc vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông

Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (gọi tắt là Tuyên bố DOC năm 2002). Trung Quốc và ASEAN khẳng định lại cam kết của mình tôn trọng mục tiêu và những nguyên tắc của Hiến chương LHQ, Công ước Luật Biển năm 1982, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của pháp luật quốc tế.

"Trung Quốc phải có nghĩa vụ tuân thủ những cam kết nêu trên. Trong các Hội nghị cấp cao giữa ASEAN và Trung Quốc và những Hội nghị khác, đại diện Trung Quốc ở các cấp đều khẳng định tuân thủ Tuyên bố DOC năm 2002. Tuyên bố chung của các nguyên thủ và Thủ tướng các nước ASEAN và Trung Quốc về đối tác chiến lược ASEAN – Trung Quốc thông qua tại Bali (Indonesia) ngày 8/10/2003 đã coi việc thực hiện DOC là một biện pháp trong hợp tác an ninh giữa ASEAN và Trung Quốc", Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho biết.

"Với việc mời các công ty nước ngoài đấu thầu những lô dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam và nghiêm trọng hơn nữa là việc đặt giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc đã đi ngược lại những cam kết của mình theo Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông, đặc biệt là cam kết không có hành động làm cho tình hình phức tạp thêm", Tiến sĩ Nguyễn Nhã khẳng định.

Trung Quốc vi phạm các cam kết theo các thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc

 Theo Tiến sĩ Nguyễn Nhã, việc Trung Quốc mời các công ty nước ngoài đấu thầu những lô dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam và việc đặt giàn khoan Hải Dương 981 đã đi ngược lại những cam kết trong Tuyên bố chung và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước.

Đó là Tuyên bố chung nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cuối tháng 11/2011. Tuyên bố chung nêu rõ, trước khi tranh chấp được giải quyết dứt điểm, hai bên cùng gìn giữ hòa bình, ổn định trên Biển Đông, không có hành động làm phức tạp hóa, mở rộng tranh chấp, đồng thời hai bên nỗ lực thực hiện Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đảo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc. Trong Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước ký ngày 11/10/2011, hai bên cam kết “nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông”.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho rằng, những việc làm sai trái gần đây của Trung Quốc thực chất là để thực hiện hai ý đồ. Thứ nhất, biến các vùng biển của Việt Nam mà theo luật pháp quốc tế, hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp, thành vùng biển tranh chấp. Thứ hai, mở rộng tranh chấp trên biển giữa hai nước.

“Việc làm đó nằm trong một loạt hoạt động gần đây của Trung Quốc để thực hiện yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông và làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp và căng thẳng hơn. Việc Trung Quốc mời thầu và đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong các vùng biển của Việt Nam rõ ràng là phi pháp và hoàn toàn vô giá trị.

Tiến sĩ Hãn Nguyên Nguyễn Nhã

Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố từ bỏ chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa

Về Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958, Tiến sĩ Hãn Nguyên Nguyễn Nhã khẳng định, công hàm chỉ mang tính chính trị khi hai bên cùng là đồng chí đồng minh ủng hộ Tuyên bố của Thủ tướng Chu Ân Lai về lãnh hải 12 hải lý, không có giá trị pháp lý quốc tế về chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bởi theo Hiệp định Genève mà Trung Quốc đã ký thì Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc chính quyền phía Nam quản lý chứ không phải thuộc quyền của lý của Chính phủ Miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính quyền Phía Nam mới có quyền tuyên bố từ bỏ hay không về chủ quyền.

"Đến sau ngày 30/4/1975, hai chính quyền Miền Nam và Miền Bắc đã hiệp thương đưa tới tổng tuyển cử có quốc hội và nhà nước Việt Nam thống nhất đã thừa kế những gì của Chính quyền Miền Nam Việt Nam trong đó có quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính quyền Việt Nam thống nhất chưa bao giờ tuyên bố từ bỏ chủ quyền, đặc biệt với Sách trắng 1979 đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với đầy đủ những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý quốc tế", Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói. 

Sức mạnh của Việt Nam là nắm được chính nghĩa

Tiến sĩ Nguyễn Nhã đã nhấn mạnh như vậy và khẳng định: “Sự thật lịch sử Hoàng Sa & Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và Việt Nam luôn tuân thủ luật pháp quốc tế từ việc chiếm hữu thật sự mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình, phù hợp với Hiến chương LHQ và Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982”.

“Việt Nam có cơ sở để đưa Trung Quốc ra Tòa án Luật Biển và với chính nghĩa của mình thì phải thẳng kiện”, Tiến sĩ Nguyễn Nhã bày tỏ tin tưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Clip: Nhà nước Phong kiến Việt Nam dạy trẻ nhỏ về chủ quyền Hoàng Sa thế nào?
Clip: Nhà nước Phong kiến Việt Nam dạy trẻ nhỏ về chủ quyền Hoàng Sa thế nào?

VOV.VN -Nhà nghiên cứu Nguyễn Tá Nhí giới thiệu về triết lý dạy học cho trẻ về chủ quyền biển đảo đất nước thời Nhà nước Phong kiến của Việt Nam

Clip: Nhà nước Phong kiến Việt Nam dạy trẻ nhỏ về chủ quyền Hoàng Sa thế nào?

Clip: Nhà nước Phong kiến Việt Nam dạy trẻ nhỏ về chủ quyền Hoàng Sa thế nào?

VOV.VN -Nhà nghiên cứu Nguyễn Tá Nhí giới thiệu về triết lý dạy học cho trẻ về chủ quyền biển đảo đất nước thời Nhà nước Phong kiến của Việt Nam

Kiện Trung Quốc để thế giới biết chính nghĩa thuộc về Việt Nam
Kiện Trung Quốc để thế giới biết chính nghĩa thuộc về Việt Nam

VOV.VN - Giáo sư Jerome Cohen, Chủ tịch Viện Luật pháp Mỹ, Đại học Luật New York đã dành cho PV VOV cuộc trao đổi về các giải pháp hoà bình cho Biển Đông.

Kiện Trung Quốc để thế giới biết chính nghĩa thuộc về Việt Nam

Kiện Trung Quốc để thế giới biết chính nghĩa thuộc về Việt Nam

VOV.VN - Giáo sư Jerome Cohen, Chủ tịch Viện Luật pháp Mỹ, Đại học Luật New York đã dành cho PV VOV cuộc trao đổi về các giải pháp hoà bình cho Biển Đông.

Các chuyên gia quốc tế tư vấn Việt Nam về cách ứng phó Trung Quốc
Các chuyên gia quốc tế tư vấn Việt Nam về cách ứng phó Trung Quốc

VOV.VN - Các chuyên gia Mỹ, Pháp, Bỉ, Australia, bằng kinh nghiệm của mình đã tư vấn cho Việt Nam những bước đi pháp lý nhằm khẳng định với thế giới chính nghĩa thuộc về Việt Nam.

Các chuyên gia quốc tế tư vấn Việt Nam về cách ứng phó Trung Quốc

Các chuyên gia quốc tế tư vấn Việt Nam về cách ứng phó Trung Quốc

VOV.VN - Các chuyên gia Mỹ, Pháp, Bỉ, Australia, bằng kinh nghiệm của mình đã tư vấn cho Việt Nam những bước đi pháp lý nhằm khẳng định với thế giới chính nghĩa thuộc về Việt Nam.

Không thể tách rời Hoàng Sa, Trường Sa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
Không thể tách rời Hoàng Sa, Trường Sa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

VOV.VN - Các chuyên gia quốc tế đã được tận mắt chứng kiến nhiều tư liệu pháp lý lịch sử khẳng định Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền một cách hoà bình, liên tục  đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Không thể tách rời Hoàng Sa, Trường Sa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

Không thể tách rời Hoàng Sa, Trường Sa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

VOV.VN - Các chuyên gia quốc tế đã được tận mắt chứng kiến nhiều tư liệu pháp lý lịch sử khẳng định Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền một cách hoà bình, liên tục  đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Không thể chấp nhận lòng tham của Trung Quốc với Biển Đông
Không thể chấp nhận lòng tham của Trung Quốc với Biển Đông

VOV.VN - Các khía cạnh pháp lý và động cơ của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan ở Biển Đông là nội dung được các học giả quốc tế và VN quan tâm.

Không thể chấp nhận lòng tham của Trung Quốc với Biển Đông

Không thể chấp nhận lòng tham của Trung Quốc với Biển Đông

VOV.VN - Các khía cạnh pháp lý và động cơ của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan ở Biển Đông là nội dung được các học giả quốc tế và VN quan tâm.

SGK của Trung Quốc thừa nhận biên giới chỉ tới đảo Hải Nam
SGK của Trung Quốc thừa nhận biên giới chỉ tới đảo Hải Nam

VOV.VN -Sách do Bộ Giáo dục Trung Hoa dân quốc phát hành, là sự thừa nhận về mặt nhà nước rằng Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc về họ

SGK của Trung Quốc thừa nhận biên giới chỉ tới đảo Hải Nam

SGK của Trung Quốc thừa nhận biên giới chỉ tới đảo Hải Nam

VOV.VN -Sách do Bộ Giáo dục Trung Hoa dân quốc phát hành, là sự thừa nhận về mặt nhà nước rằng Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc về họ

Nhà nước Phong kiến VN đã sớm đưa Hoàng Sa vào SGK dạy cho trẻ nhỏ
Nhà nước Phong kiến VN đã sớm đưa Hoàng Sa vào SGK dạy cho trẻ nhỏ

VOV.VN -Trong khi SGK cổ Trung Hoa chỉ rõ biên giới của họ chỉ đến đảo Hải Nam thì SGK từ thời Tự Đức đã dạy về chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam

Nhà nước Phong kiến VN đã sớm đưa Hoàng Sa vào SGK dạy cho trẻ nhỏ

Nhà nước Phong kiến VN đã sớm đưa Hoàng Sa vào SGK dạy cho trẻ nhỏ

VOV.VN -Trong khi SGK cổ Trung Hoa chỉ rõ biên giới của họ chỉ đến đảo Hải Nam thì SGK từ thời Tự Đức đã dạy về chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam

Tư liệu cổ thế giới khẳng định Hoàng Sa thuộc về  Việt Nam
Tư liệu cổ thế giới khẳng định Hoàng Sa thuộc về Việt Nam

VOV.VN - Sách do phương Tây xuất bản, khẳng định: “Khó ai có thể phản đối chủ quyền của xứ Đàng Trong đối với Hoàng Sa”.

Tư liệu cổ thế giới khẳng định Hoàng Sa thuộc về  Việt Nam

Tư liệu cổ thế giới khẳng định Hoàng Sa thuộc về Việt Nam

VOV.VN - Sách do phương Tây xuất bản, khẳng định: “Khó ai có thể phản đối chủ quyền của xứ Đàng Trong đối với Hoàng Sa”.

Tướng Pháp:Phải tập trung đánh đổ yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc
Tướng Pháp:Phải tập trung đánh đổ yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc

VOV.VN - Ông Schaeffer cũng cho rằng các quốc gia trong khu vực cần phải buộc Trung Quốc từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò phi lý của mình.

Tướng Pháp:Phải tập trung đánh đổ yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc

Tướng Pháp:Phải tập trung đánh đổ yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc

VOV.VN - Ông Schaeffer cũng cho rằng các quốc gia trong khu vực cần phải buộc Trung Quốc từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò phi lý của mình.

Trung Quốc điều thêm giàn khoan, GS Philippines nhận định gì?
Trung Quốc điều thêm giàn khoan, GS Philippines nhận định gì?

VOV.VN -“Trung Quốc đã đặt Việt Nam và Philippines trên cùng một con tàu”  

Trung Quốc điều thêm giàn khoan, GS Philippines nhận định gì?

Trung Quốc điều thêm giàn khoan, GS Philippines nhận định gì?

VOV.VN -“Trung Quốc đã đặt Việt Nam và Philippines trên cùng một con tàu”  

Các tư liệu về chủ quyền biển, đảo phải sớm được đưa vào SGK
Các tư liệu về chủ quyền biển, đảo phải sớm được đưa vào SGK

VOV.VN - GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, các tư liệu là một phần quan trọng trong việc đấu tranh bằng lý lẽ và biện pháp hòa bình.

Các tư liệu về chủ quyền biển, đảo phải sớm được đưa vào SGK

Các tư liệu về chủ quyền biển, đảo phải sớm được đưa vào SGK

VOV.VN - GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, các tư liệu là một phần quan trọng trong việc đấu tranh bằng lý lẽ và biện pháp hòa bình.

Trung Quốc mưu tính gì khi điều thêm giàn khoan đến Biển Đông?
Trung Quốc mưu tính gì khi điều thêm giàn khoan đến Biển Đông?

VOV.VN - Tiến sĩ Trần Công Trục nhận định đây là bước đi nghiêm trọng. Việt Nam cần chủ động có các phương án ứng phó và cần nhanh chóng có biện pháp đấu tranh pháp lý.

Trung Quốc mưu tính gì khi điều thêm giàn khoan đến Biển Đông?

Trung Quốc mưu tính gì khi điều thêm giàn khoan đến Biển Đông?

VOV.VN - Tiến sĩ Trần Công Trục nhận định đây là bước đi nghiêm trọng. Việt Nam cần chủ động có các phương án ứng phó và cần nhanh chóng có biện pháp đấu tranh pháp lý.

Học giả Australia: Hành động sai lầm, Trung Quốc sẽ phải trả giá
Học giả Australia: Hành động sai lầm, Trung Quốc sẽ phải trả giá

VOV.VN - Những hành động hiếu chiến vừa qua của Trung Quốc đã khiến hình ảnh của nước này trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Học giả Australia: Hành động sai lầm, Trung Quốc sẽ phải trả giá

Học giả Australia: Hành động sai lầm, Trung Quốc sẽ phải trả giá

VOV.VN - Những hành động hiếu chiến vừa qua của Trung Quốc đã khiến hình ảnh của nước này trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trung Quốc đừng mong có đạo lý bằng quyền lực
Trung Quốc đừng mong có đạo lý bằng quyền lực

VOV.VN -“Với việc hạ đặt giàn khoan trái phép và liên tục điều thêm giàn khoan ra Biển Đông, Trung Quốc đã đặt Việt Nam và Philippines trên cùng một con tàu”

Trung Quốc đừng mong có đạo lý bằng quyền lực

Trung Quốc đừng mong có đạo lý bằng quyền lực

VOV.VN -“Với việc hạ đặt giàn khoan trái phép và liên tục điều thêm giàn khoan ra Biển Đông, Trung Quốc đã đặt Việt Nam và Philippines trên cùng một con tàu”