Vì sao lao động Việt Nam ra nước ngoài chỉ làm công nhân?

VOV.VN - Lao động Việt Nam mới chỉ được đào tạo với mục đích giải quyết việc làm, giải quyết nhu cầu kiếm sống trước mắt.

Lao động chưa qua đào tạo, thiếu kỹ năng mềm, khiến cho năng suất lao động của người Việt Nam rơi vào mức thấp nhất châu Á-Thái Bình Dương. Đây là thông tin được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra tại Diễn đàn chính sách về những tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN đến thị trường Việt Nam. Đến năm 2015 khi cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành thị trường, lao động có tay nghề cao của nhiều quốc gia thành viên ASEAN sẽ được di chuyển tự do, điều này tạo ra thách thức rất lớn cho lao động Việt Nam khi trình độ lao động còn thấp.

Một giờ thực tập của sinh viên Khoa Cơ khí Động lực ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Ảnh: SGGP)
Trao đổi với phóng viên VOV, Tiến sĩ Nghiêm Quốc Bảo, Chủ tịch Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nhằm mang lại hàm lượng chất xám cao đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế, cần tạo nguồn động lực khuyến khích mạnh mẽ để doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ cao, từ đó thúc đẩy người lao động phải thay đổi để thích ứng.

Người lao động không có động lực để nâng cao tay nghề

PV: Theo báo cáo đánh giá của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2014, năng suất lao động và năng lực làm việc là một trong những thách thức của Việt Nam. Theo ông, vì sao năng suất lao động của người Việt Nam lại thấp như vậy?

Tiến sĩ Nghiêm Quốc Bảo: Mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu chính khi phát triển kinh tế của Việt Nam đó là giải quyết việc làm. Chính vì mục tiêu giải quyết công ăn việc làm mà chúng ta chấp nhận các dây truyền công nghệ lạc hậu của các nhà sản xuất cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, trong một thời gian dài nền kinh tế quốc doanh thống lĩnh, với lý do lao động giản đơn không cần phải đổi mới công nghệ, không cần nhập những dây truyền hiện đại, nên người lao động cũng không có động lực để học hỏi, nâng cao tay nghề.

Thêm nữa, trong một thời gian dài, người lao động tự cảm thấy hài lòng, khi cả một năm, làm vất vả hai vụ người nông dân mới thu nhập được 2 triệu đồng, trong khi đi làm công nhân có thể thu nhập 1 triệu đồng/tháng, 1 năm được 12 triệu đồng, như thế là quá hài lòng.

Bên cạnh đó, đặc điểm của lĩnh vực đào tạo của Việt Nam là đào tạo theo chỉ tiêu chứ không theo nhu cầu của thị trường. Nhà nước đầu tư bằng này tiền, trường đào tạo bằng này con người là xong. Trong khi chương trình, trang thiết bị của các trường nghề đã rất lạc hậu.

PV: Một trong những nguyên nhân làm cho năng suất lao động của người Việt Nam thấp là do thiếu đầu tư trong hoạt động đào tạo nên người lao động chưa hiểu nghề và chưa gắn bó với nghề. Phải chăng điều này đã tạo ra những người lao động thiếu chủ động, thiếu sáng tạo, dẫn tới năng suất lao động thấp, thưa ông?

Tiến sĩ Nghiêm Quốc Bảo: Như tôi đã phân tích ở trên, rõ ràng không có động lực nào thúc đẩy người lao động phải nghiên cứu, tìm tòi. Người ta thấy có lợi nhuận theo một tỷ lệ nào đó là hài lòng. Chính vì thế có thể nói rằng 5 năm trở lại đây, chúng ta đã sản xuất và tiêu thụ được hàng hóa, đặc biệt hàng hóa của Trung Quốc đã bị thu hẹp nhiều, hàng hóa của Việt Nam đã chiếm lĩnh được thị trường. Nhưng theo tôi kết quả ấy không phải do chúng ta đã thay đổi năng suất lao động hay nâng cao tay nghề mà do doanh nghiệp buộc phải đầu tư, nâng hàm lượng KHCN của hàng hóa cao lên, hiện đại hơn. Chính vì thế sản phẩm của Việt Nam đã được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản nhất vẫn là chúng ta có nhiều chính sách, có cả Luật Công nghệ cao nhưng việc triển khai không vào thực tế, chưa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao, nên cũng không có nhu cầu về lao động có tay nghề cao. Thiếu động lực, lĩnh vực dạy nghề của chúng ta vẫn loay hoay.

PV: Ngoài những bất cập về đào tạo nghề, việc đào tạo nhân lực bậc cao hay nguồn nhân lực tinh hoa của Việt Nam đang có những hạn chế nhất định, ông nghĩ sao về vấn đề này?

Tiến sĩ Nghiêm Quốc Bảo: Tôi không nói đến mặt thuận lợi của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, họ cũng thấy rằng lao động giản đơn của Việt Nam – hay chúng ta vẫn gọi là lao động rẻ, quá dồi dào. Chính vì thế khi đầu tư vào Việt Nam, người  ta nâng tỷ suất lợi nhuận bằng cách mang những dây truyền sản xuất rất lạc hậu, những thứ họ không bán, không thanh lý được, thì mang vào Việt Nam; trong khi lao động của ta rất phù hợp với những dây truyền sản xuất như thế.

Mới đây, thông tin trên truyền hình có nói rằng một dây truyền sản xuất của Samsung chỉ cần 1 người đứng, trong khi ta phải bố trí tới 3 người vì nhân lực của ta không đáp ứng được. Quá trình đó bị kéo hơi dài, chính vì thế  mà năm ngoái, Intel nói cần tuyển 500 vị trí, nhưng trong gần 1 năm họ chỉ tuyển được khoảng 20-30 người. Điều đó chứng tỏ lực lượng lao động của ta đông nhưng không tinh, không mạnh.

Đẩy mạnh xã hội hóa để có nguồn lực chất lượng cao

PV: Vậy theo ông, chúng ta phải làm gì để tạo động lực sáng tạo, để người lao động tự thấy phải vươn lên?

Tiến sĩ Nghiêm Quốc Bảo: Qua nghiên cứu có thể thấy chính sách của chúng ta đã quá thừa, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao, lập cả các khu công nghệ cao và rất nhiều ưu đãi khác, thậm chí chúng ta còn có những Hiệp định với Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu, để họ đầu tư, cung cấp cho Việt Nam trang thiết bị đổi mới ngành giáo dục thường xuyên cũng như lĩnh vực dạy nghề.

Nhưng tôi cho rằng chúng ta vẫn thiếu một vấn đề, chúng ta đã nói đến nhiều nhưng chưa làm được đấy là chưa xã hội hóa thực sự lĩnh vực này. Khi doanh nghiệp chưa mặn mà với chất lượng người lao động, chưa đặt hàng cho xã hội, thì xã hội kể cả ngành giáo dục không thể xác định mục tiêu làm đến đâu, bao giờ phải làm và bắt đầu như thế nào. Chính vì thế mà chúng ta vẫn thiếu nguồn lực chất lượng cao.

Với một cơ chế khuyến khích và thu hút đầu tư, ngành GTVT năm 2013 -2014 đã thu hút được nguồn vốn “khổng lồ”. Như vậy, chỉ trong  năm nay và năm sau, bộ mặt giao thông của Việt Nam sẽ có sự thay đổi rất nhanh. Sự thay đổi, phát triển đó chính là ở nguồn đầu tư của xã hội. Nếu chỉ trông chờ ở nguồn ngân sách Nhà nước, dự án đầu tư nâng cấp quốc lộ 1 phải đến năm 2018 mới hoàn thành. Tuy nhiên nhờ cơ chế kêu gọi doanh nghiệp tự bỏ tiền đầu tư, dự án này khả năng đến năm 2015 có thể hoàn thành.

Ở lĩnh vực dạy nghề cũng vậy, nếu chúng ta có cơ chế, chính sách rõ ràng, kêu gọi lòng yêu nước thực sự chúng ta mới có thể thay đổi được, giải quyết được bài toán về nguồn nhân lực chất lượng.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lao động Việt Nam hưởng lợi gì khi hội nhập AEC vào 2015?
Lao động Việt Nam hưởng lợi gì khi hội nhập AEC vào 2015?

VOV.VN -Đến năm 2025, Cộng đồng Kinh tế ASEAN có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam thêm 14,5%, tạo ra hàng triệu việc làm mới.

Lao động Việt Nam hưởng lợi gì khi hội nhập AEC vào 2015?

Lao động Việt Nam hưởng lợi gì khi hội nhập AEC vào 2015?

VOV.VN -Đến năm 2025, Cộng đồng Kinh tế ASEAN có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam thêm 14,5%, tạo ra hàng triệu việc làm mới.

Lao động Việt Nam có thể “đi tắt, đi nhanh” sang Đài Loan được không?
Lao động Việt Nam có thể “đi tắt, đi nhanh” sang Đài Loan được không?

VOV.VN -Ở trong nước hiện nay, người lao động thường bị thu nhiều loại phí với giá cao, dễ dàng bị các đối tượng bên ngoài lừa bịp.

Lao động Việt Nam có thể “đi tắt, đi nhanh” sang Đài Loan được không?

Lao động Việt Nam có thể “đi tắt, đi nhanh” sang Đài Loan được không?

VOV.VN -Ở trong nước hiện nay, người lao động thường bị thu nhiều loại phí với giá cao, dễ dàng bị các đối tượng bên ngoài lừa bịp.

Việt Nam ký Hiệp định hợp tác lao động với Saudi Arabia
Việt Nam ký Hiệp định hợp tác lao động với Saudi Arabia

VOV.VN - Việc ký Hiệp định là một bước tiến trong lĩnh vực hợp tác về lao động giữa hai nước

Việt Nam ký Hiệp định hợp tác lao động với Saudi Arabia

Việt Nam ký Hiệp định hợp tác lao động với Saudi Arabia

VOV.VN - Việc ký Hiệp định là một bước tiến trong lĩnh vực hợp tác về lao động giữa hai nước

Đào tạo lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Đào tạo lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Chương trình khuyến công quốc gia đặt mục tiêu đào tạo khoảng 100.000 lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.

Đào tạo lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Đào tạo lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Chương trình khuyến công quốc gia đặt mục tiêu đào tạo khoảng 100.000 lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.

40% lao động Việt Nam trong tình trạng lao động cưỡng bức tại Malaysia
40% lao động Việt Nam trong tình trạng lao động cưỡng bức tại Malaysia

VOV.VN -32% trong tổng số gần 200.000 lao động nước ngoài làm việc trong ngành điện tử tại Malaysia trong tình trạng lao động cưỡng bức.

40% lao động Việt Nam trong tình trạng lao động cưỡng bức tại Malaysia

40% lao động Việt Nam trong tình trạng lao động cưỡng bức tại Malaysia

VOV.VN -32% trong tổng số gần 200.000 lao động nước ngoài làm việc trong ngành điện tử tại Malaysia trong tình trạng lao động cưỡng bức.

Năm 2020 đào tạo 100.000 lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Năm 2020 đào tạo 100.000 lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020.

Năm 2020 đào tạo 100.000 lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Năm 2020 đào tạo 100.000 lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020.

Thủ tục tuyển lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài
Thủ tục tuyển lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

VOV.VN -Thủ tục quy đinh rõ quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam và của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong quá trình làm việc và khi thôi việc.

Thủ tục tuyển lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Thủ tục tuyển lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

VOV.VN -Thủ tục quy đinh rõ quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam và của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong quá trình làm việc và khi thôi việc.

Cứu vãn nguy cơ mất thị trường lao động ở Hàn Quốc
Cứu vãn nguy cơ mất thị trường lao động ở Hàn Quốc

VOV.VN - Về nước đúng thời hạn, người lao động đã giữ được cơ hội quay trở lại làm việc hợp pháp ở Hàn Quốc của chính mình

Cứu vãn nguy cơ mất thị trường lao động ở Hàn Quốc

Cứu vãn nguy cơ mất thị trường lao động ở Hàn Quốc

VOV.VN - Về nước đúng thời hạn, người lao động đã giữ được cơ hội quay trở lại làm việc hợp pháp ở Hàn Quốc của chính mình

366 lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc
366 lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc

VOV.VN-Tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc không giảm thì nguy cơ đóng cửa thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam sang nước này là có thể xảy ra.

366 lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc

366 lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc

VOV.VN-Tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc không giảm thì nguy cơ đóng cửa thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam sang nước này là có thể xảy ra.

Trong 8 tháng, cả nước tạo việc làm cho trên 1 triệu lao động
Trong 8 tháng, cả nước tạo việc làm cho trên 1 triệu lao động

VOV.VN -Ước tính đến cuối năm nay, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 5,8-6%, giảm khoảng 1,8 đến 2% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong 8 tháng, cả nước tạo việc làm cho trên 1 triệu lao động

Trong 8 tháng, cả nước tạo việc làm cho trên 1 triệu lao động

VOV.VN -Ước tính đến cuối năm nay, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 5,8-6%, giảm khoảng 1,8 đến 2% so với cùng kỳ năm 2013.