Tết Đoan Ngọ của người Việt

VOV.VN - Tết “giết sâu bọ” là ngày 5/5 âm lịch. Năm 2021, ngày 5/5 âm lịch rơi vào ngày 14/6 dương lịch. Có thể hiểu một cách đơn giản đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương. Tết Đoan Ngọ còn được người Việt gọi là bằng cái tên dân dã hơn là "Tết giết sâu bọ" và đây cũng là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt. Có thể hiểu một cách đơn giản đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Tết Đoan Ngọ xuất phát từ điển tích trong dân gian và cũng có nhiều dị bản khác nhau. Theo đó, một năm nông dân đang ăn mừng vì được mùa thì sâu bọ kéo đến, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.Dân làng đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cách cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio, trái cây.

Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ bay đi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ nhưng ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ sự việc trên, dân chúng đặt cho ngày này là ngày 'Tết diệt sâu bọ', có người gọi là 'Tết Đoan Ngọ', vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5. Cách trừ sâu bọ trong người được truyền lại như sau: mọi người sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Rồi bước chân ra khỏi giường ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Mâm lễ cũng trong ngày Tết Đoan Ngọ không cầu kỳ gồm: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại hoa quả, bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp, xôi, chè.

Tuy nhiên cũng theo văn hóa, phong tục từng vùng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau như ở Hà Nội và một số vùng của miền Bắc, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm là món phổ biến. Còn ở miền Trung, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba, bốn chục bánh trở lên để cúng gia tiên và sau đó cả gia đình cùng nhau thưởng thức.

Với truyền thống của người Nam bộ, thịt vịt là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này trong mâm cỗ diệt sâu bọ. Tùy theo quan niệm của từng vùng, gia chủ có thể lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.

Ngày này, người dân thường chuẩn bị lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm. Tuy nhiên, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 13 giờ chiều. Do vậy, thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ.

Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc, ở nhiều nước châu Á cũng có Tết Đoan Ngọ. Vì vậy Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ Tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tết Đoan Ngọ - Ước vọng về sức khỏe dồi dào
Tết Đoan Ngọ - Ước vọng về sức khỏe dồi dào

VOV.VN -Tết Đoan Ngọ thường được gọi là tết nửa năm, hay ngày “giết sâu bọ” 5/5 âm lịch. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống mang nhiều ý nghĩa văn hoá

Tết Đoan Ngọ - Ước vọng về sức khỏe dồi dào

Tết Đoan Ngọ - Ước vọng về sức khỏe dồi dào

VOV.VN -Tết Đoan Ngọ thường được gọi là tết nửa năm, hay ngày “giết sâu bọ” 5/5 âm lịch. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống mang nhiều ý nghĩa văn hoá

Đón Tết Đoan ngọ với 5 món ngon từ thịt vịt
Đón Tết Đoan ngọ với 5 món ngon từ thịt vịt

Cùng với bánh tro, cơm rượu nếp, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong dịp lễ 5/5 âm lịch. Bạn có thể chiêu đãi gia đình bằng món vịt om sấu, nấu chao...

Đón Tết Đoan ngọ với 5 món ngon từ thịt vịt

Đón Tết Đoan ngọ với 5 món ngon từ thịt vịt

Cùng với bánh tro, cơm rượu nếp, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong dịp lễ 5/5 âm lịch. Bạn có thể chiêu đãi gia đình bằng món vịt om sấu, nấu chao...

Mẫm cỗ Tết Đoan Ngọ với những món ngon giản dị
Mẫm cỗ Tết Đoan Ngọ với những món ngon giản dị

VOV.VN - Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ. Ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ để cúng bái tổ tiên.

Mẫm cỗ Tết Đoan Ngọ với những món ngon giản dị

Mẫm cỗ Tết Đoan Ngọ với những món ngon giản dị

VOV.VN - Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ. Ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ để cúng bái tổ tiên.