Việt Nam tiến dần đến tiêu chí điện hạt nhân của IAEA

(VOV) -Việt Nam đang tiến dần đến việc đạt được Cột mốc số 2 về cơ sở hạ tầng điện hạt nhân theo các tiêu chí của IAEA.

Đó là nhận định được đưa ra tại phiên khai mạc Hội thảo Đánh giá cơ sở hạ tầng hạt nhân quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức sáng 5/12 tại Hà Nội, nhân chuyến làm việc của đoàn công tác IAEA về đánh giá tích hợp cơ sở hạ tầng hạt nhân tại Việt Nam từ ngày 4-14/12/2012.

Theo IAEA, quá trình phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân được chia thành 3 giai đoạn (gồm giai đoạn tiền dự án, giai đoạn chuẩn bị mọi mặt cho xây dựng nhà máy và giai đoạn triển khai xây dựng nhà máy) với tổng thời gian từ 10 đến 15 năm, tính từ lúc quốc gia đó bắt đầu quyết định chọn năng lượng hạt nhân đến khi đưa nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào vận hành thương mại.

Cuối năm 2009, ngay sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, IAEA đã cử đoàn công tác đầu tiên về đánh giá cơ sở hạ tầng điện hạt nhân Việt Nam.

Các đại biểu tại Hội thảo

Theo ông Park Jong Kyun- Giám đốc Phòng Điện hạt nhân của IAEA, từ sau đoàn công tác đầu tiên sang Việt Nam đánh giá, đến nay, cơ sở hạ tầng điện hạt nhân Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng.

“Đoàn IAEA đến Việt Nam lần này là để hỗ trợ Việt Nam, đánh giá xem hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân của Việt Nam đến đâu và qua đó chúng tôi sẽ có những khuyến nghị những bước tiếp theo mà Việt Nam nên làm. So với đợt đầu tiên sang đánh giá, chúng tôi thấy các bạn đã có những bước tiến bộ đáng kể. Chúng tôi cũng hy vọng với những khuyến nghị của IAEA thì Việt Nam sẽ tiếp tục đà phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân”- ông Park nói.

Theo tiêu chí của IAEA thì hiện nay Việt Nam đang ở giai đoạn 2 của quá trình phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân là vấn đề vô cùng quan trọng với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt đối với các quốc gia mới bắt đầu chương trình điện hạt nhân như Việt Nam do thiếu kinh nghiệm, thiếu chuyên gia trình độ cao… Bên cạnh đó, chương trình điện hạt nhân đòi hỏi rất cao về an toàn, an ninh và chất lượng nguồn nhân lực.

Ông Hoàng Anh Tuấn- Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử, Bộ Khoa học và công nghệ cho biết, để chuẩn bị cho đoàn công tác thứ 2 của IAEA đến làm việc, tháng 5/2012, Bộ Khoa học và công nghệ đã thành lập Tổ công tác liên ngành đánh giá hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của Cột mốc số 2 theo hướng dẫn của IAEA.

Tổ công tác đã hoàn thành bản Báo cáo tự đánh giá và đã gửi cho IAEA vào tháng 8/2012. Theo bản báo

Ông Hoàng Anh Tuấn

cáo tự đánh giá này, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể ở một số lĩnh vực cơ sở hạ tầng như: vị trí quốc gia, thanh sát hạt nhân, an ninh hạt nhân và bảo vệ thực thể.

Tuy nhiên, còn một số nội dung quan trọng khác cần phải có sự cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa mới có thể đáp ứng được yêu cầu của Cột mốc số 2 như: phát triển nguồn nhân lực, hệ thống văn bản pháp luật, đánh giá địa điểm… Ông Tuấn cho biết: “Qua đợt đánh giá của tổ công tác của Bộ, có thể thấy chúng ta vẫn chưa đạt được Cột mốc số 2. Một vài năm tới phải tích cực hơn nữa. Lần này đoàn công tác của IAEA sang để cùng với Việt Nam đánh giá kỹ toàn diện các vấn đề để từ đó chỉ ra các khoảng trống để cần bù đắp”.

Từ ngày 4-14/12/2012, Đoàn công tác thứ hai của IAEA về đánh giá tích hợp cơ sở hạ tầng điện hạt nhân sẽ sang làm việc tại Hà Nội. Tham gia Đoàn công tác có các chuyên gia IAEA thuộc các Vụ: Năng lượng hạt nhân, An toàn và an ninh hạt nhân, Thanh sát hạt nhân, Hợp tác kỹ thuật, Pháp chế và các chuyên gia Anh, Bulgaria và Slovakia do IAEA mời.

Trong đó, các chuyên gia IAEA sẽ làm việc trực tiếp với các đại diện và chuyên gia của Bộ Khoa học và công nghệ và các Bộ, ngành liên quan; tập trung phân tích và thảo luận về từng nội dung của 19 vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng hạt nhân theo tiêu chí đánh giá của IAEA, cụ thể là: Vị trí quốc gia, Ngân sách và tài chính; Địa điểm và các cơ sở hỗ trợ; Bảo vệ môi trường; Lập kế hoạch ứng phó sự cố; An toàn hạt nhân; An toàn bức xạ; Lưới điện; Sự tham gia của các ngành công nghiệp; Mua sắm thiết bị; Quản lý; Khuôn khổ pháp lý; Sự tham gia của các bên liên quan; Hệ thống pháp quy; An ninh và bảo vệ thực thể; Thanh sát; Nguồn nhân lực; Chu trình nhiên liệu hạt nhân; Chất thải phóng xạ.

Từ kết quả làm việc, Đoàn công tác IAEA sẽ đưa ra kết luận và khuyến cáo cho Chính phủ và các cơ quan liên quan của Việt Nam về những vấn đề cơ sở hạ tầng điện hạt nhân cần phát triển tiếp theo để đạt được các yêu cầu của Cột mốc số 2- Sẵn sàng hồ sơ mời thầu nhà máy điện hạt nhân đầu tiên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản muốn tham gia Dự án nhà máy điện hạt nhân Việt Nam
Nhật Bản muốn tham gia Dự án nhà máy điện hạt nhân Việt Nam

Lời đề nghị được Ngoại trưởng Nhật Bản Okada đưa ra trong cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm ngày 24/7.

Nhật Bản muốn tham gia Dự án nhà máy điện hạt nhân Việt Nam

Nhật Bản muốn tham gia Dự án nhà máy điện hạt nhân Việt Nam

Lời đề nghị được Ngoại trưởng Nhật Bản Okada đưa ra trong cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm ngày 24/7.

Tăng cường hợp tác hạt nhân Việt – Pháp
Tăng cường hợp tác hạt nhân Việt – Pháp

Đoàn đại biểu liên ngành do Tiến sĩ Lê Chí Dũng- Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và công nghệ) dẫn đầu đang có chuyến thăm và làm việc với Cơ quan an toàn hạt nhân của Pháp.  

Tăng cường hợp tác hạt nhân Việt – Pháp

Tăng cường hợp tác hạt nhân Việt – Pháp

Đoàn đại biểu liên ngành do Tiến sĩ Lê Chí Dũng- Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và công nghệ) dẫn đầu đang có chuyến thăm và làm việc với Cơ quan an toàn hạt nhân của Pháp.