Việt Nam xác định trường hợp đầu tiên mắc chứng đầu nhỏ do virus Zika

VOV.VN - Bé gái này con của một phụ nữ 23 tuổi, sinh sống tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk được xác định mắc dị tật đầu nhỏ do virus Zika.

Hôm nay (30/10), Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) xác nhận bé gái 4 tháng tuổi ở Đắk Lắk có kết quả xét nghiệm cuối cùng khẳng định mắc dị tật đầu nhỏ do virus Zika. Đây là trường hợp đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam.

Bé gái này là con của một phụ nữ 23 tuổi, sinh sống tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Khi mang thai 3 tháng, mẹ cháu bị sốt, phát ban. Sau khi phát hiện cháu bé bị dị tật đầu nhỏ, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tiến hành xét nghiệm 5 lần mẫu máu của 2 mẹ con, cả 5 lần đều phát hiện kháng thể đối với virus Zika, tức là trước đó cả 2 mẹ con đã từng mắc bệnh do virus Zika.

Lần xét nghiệm virus học tiếp theo được thực hiện tại Đại học Nagasaki Nhật Bản đã khẳng định cháu bé mắc chứng đầu nhỏ là do virus Zika. Cục Y tế Dự phòng cho biết, có nhiều nguyên nhân gây dị tật đầu nhỏ ở thai nhi như do virus sởi, rubella, vi khuẩn hoặc do nhiễm độc hóa chất…

Tuy nhiên, các nguyên nhân này đã được loại trừ trong quá trình tìm kiếm nguyên nhân gây dị tật với bé gái 4 tháng tuổi ở Đắk Lắk.

Theo Bộ Y tế, hiện có 4 cơ sở đủ điều kiện xét nghiệm virus Zika cho phụ nữ mang thai gồm: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh; Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. 

Để phòng chống dịch bệnh do virus Zika, Bộ Y tế khuyến cáo người dân diệt muỗi, bọ gậy và thực hiện các biện pháp phòng muỗi đốt truyền bệnh. Phụ nữ đang mang thai và dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không cần thiết.

Trong trường hợp phải đi đến các vùng có dịch, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về dịch bệnh và các điều kiện chăm sóc y tế, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt như sử dụng kem xua muỗi, mặc quần áo dài và ngủ màn kể cả ban ngày.

Phụ nữ mang thai, đặc biệt có thai trong 3 tháng đầu mà có phát ban và có ít nhất một trong số các triệu chứng sốt, đau mỏi cơ, khớp hoặc viêm kết mạc mắt cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn kịp thời.

Phụ nữ có thai không nên quá lo lắng, thực hiện khám thai thường xuyên, định kỳ đồng thời chỉ tiến hành xét nghiệm để phát hiện nhiễm virus Zika khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh và có tư vấn, chỉ định của cơ quan y tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng cường tầm soát bệnh do virus Zika tại TP HCM
Tăng cường tầm soát bệnh do virus Zika tại TP HCM

VOV.VN - Trước tình hình dịch bệnh do virus Zika có nguy cơ lây lan rộng trên địa bàn, ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang tăng cường tầm soát bệnh.

Tăng cường tầm soát bệnh do virus Zika tại TP HCM

Tăng cường tầm soát bệnh do virus Zika tại TP HCM

VOV.VN - Trước tình hình dịch bệnh do virus Zika có nguy cơ lây lan rộng trên địa bàn, ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang tăng cường tầm soát bệnh.

Colombia và Brazil sử dụng vi khuẩn Wolbachia ngăn ngừa Zika
Colombia và Brazil sử dụng vi khuẩn Wolbachia ngăn ngừa Zika

VOV.VN - Muỗi mang Wolbachia thường có tuổi thọ ngắn, khó làm lây nhiễm sốt xuất huyết và các loại virus khác trong đó có virus Zika.

Colombia và Brazil sử dụng vi khuẩn Wolbachia ngăn ngừa Zika

Colombia và Brazil sử dụng vi khuẩn Wolbachia ngăn ngừa Zika

VOV.VN - Muỗi mang Wolbachia thường có tuổi thọ ngắn, khó làm lây nhiễm sốt xuất huyết và các loại virus khác trong đó có virus Zika.

Hà Nội tăng cường phòng chống dịch Zika
Hà Nội tăng cường phòng chống dịch Zika

VOV.VN - Nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, virus Zika có thể xâm nhập và bùng phát thành dịch.

Hà Nội tăng cường phòng chống dịch Zika

Hà Nội tăng cường phòng chống dịch Zika

VOV.VN - Nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, virus Zika có thể xâm nhập và bùng phát thành dịch.