Vợ Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi: "Anh không hề sợ sệt"

VOV.VN -Bà Phan Thị Quyên kể: "Khi tụi nó kết án tử hình, tôi vào gặp anh Trỗi 3 lần, nhưng anh không hề sợ sệt mà rất lạc quan. Anh còn nói: “Tụi nó mà không bắt giam, sau này anh sẽ được gặp Bác”.

Cách đây 50, ngày 15/10/1964, từ trường bắn Chí Hòa, người thanh niên Sài Gòn - Nguyễn Văn Trỗi đã đi vào lịch sử dân tộc, sau những tiếng hô vang vọng hồn thiêng sông núi: “Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!”.

Sự hy sinh anh dũng của anh đã khắc thêm niềm tin, ý chí cách mạng để những người con của thành đồng Tổ quốc và của cả dân tộc chiến đấu anh dũng trong suốt cuộc trường chinh giải phóng dân tộc. Anh hùng – liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi mãi là tấm gương sáng để các thế hệ noi theo.

Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi (Ảnh tư liệu)

Nâng niu, lần giở những kỷ vật của chồng mình, bà Phan Thị Quyên, vợ Anh hùng- Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi chia sẻ, bà đã nhiều lần mở những kỷ vậy ra, nhưng lần nào bà cũng xúc động xen lẫn tự hào về người chồng của mình. Những tấm ảnh cưới đen trắng, những mảnh báo ố màu được cắt ra đã trên dưới 50 năm khiến câu chuyện về một thời càng thêm sống động.

Ngày ấy, cô công nhân Phan Thị Quyên kết duyên cùng anh thợ điện Nguyễn Văn Trỗi, sống với nhau, nhưng chị không hề biết anh là chiến sĩ biệt động thành. Anh bị bắt vì đặt mìn phá cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi) để giết Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, trưởng Phái đoàn quân sự cấp cao của Chính phủ Mỹ nhưng không thành và anh bị kết án tử hình. Cũng chính lúc đó, bà Quyên mới hay chồng mình đi làm cách mạng.

Nhớ lại những ngày thăm chồng trong nhà giam, bà Quyên xúc động: “Lúc bấy giờ nghĩ đến anh Trỗi mà tôi không dám khóc. Khi tụi nó kết án tử hình, tôi vào gặp anh Trỗi 3 lần, nhưng anh không hề sợ sệt mà rất lạc quan. Anh còn nói: “Tụi nó mà không bắt giam, sau này anh sẽ được gặp Bác”.

Ngày 15/10/1964, anh Trỗi bị Mỹ-Ngụy xử bắn. Hình tượng hiên ngang của anh trước lúc hi sinh mãi là niềm tự hào của người Việt Nam. Bác Hồ kính yêu đã ghi trong bức ảnh chụp Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trước pháp trường: “Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của Anh hùng Trỗi là một tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước - nhất là cho các cháu thanh niên học tập!”

Nhà thơ Tố Hữu đã viết trong bài thơ “Hãy nhớ lấy lời tôi" thay lời diễn tả:

“Có những phút làm nên lịch sử

Có cái chết hóa thành bất tử

Có những lời hơn mọi bài ca

Có con người như chân lý sinh ra”

Noi gương anh, năm 1965, Thành đoàn Sài Gòn – Gia Định đã phát động phong trào “Năm xung phong” trên toàn miền Nam. Trong 10 năm, từ 1965 – 1975, có trên 2 triệu lượt thanh niên miền Nam đăng ký tham gia phong trào này, trong đó có hàng chục vạn đoàn viên, hội viên gia nhập quân giải phóng và các đơn vị thanh niên xung phong. Đấu tranh dưới nhiều hình thức, từ tuyên truyền, giác ngộ, đấu tranh chính trị lẫn vũ trang góp phần làm nên mùa xuân 1975 lịch sử, giải phóng quê hương, xứng danh thanh niên trên mảnh đất thành đồng.

Ông Phạm Chánh Trực, Bí thư Thành đoàn Sài Gòn – Gia Định năm 1972, nguyên Phó Bí thư thành ủy TP HCM nhớ lại: “Hy sinh của anh Nguyễn Văn Trỗi là một việc chấn động đối với phong trào, với các tầng lớp quần chúng, đặc biệt là thanh niên. Lúc đó, nghe tin anh Trỗi hy sinh, chúng tôi rất xúc động và hạ quyết tâm là phải đánh thắng địch, tấn chông cả chính trị, vũ trang để trả thù cho anh Trỗi”.

50 năm kể từ ngày Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi ra đi, tấm gương hy sinh cao cả của anh vẫn luôn được nhắc nhở đến thế hệ hôm nay. Tên của anh được đặt cho nhiều con đường, nhiều trường học ở thành phố Hồ Chí Minh. Điển hình là trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4. Một trong những trường tiểu học được xây dựng tiên tiến hiện đại, yêu cầu đáp ứng sự phát triển giáo dục trong thời kì hội nhập của TP HCM. Đặc biệt, trường đã lấy ngày anh Trỗi hy sinh làm ngày truyền thống của trường.

Cô Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4 chia sẻ, được dạy và học tại ngôi trường mang tên Anh hùng –Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, mỗi giáo viên và học sinh luôn cố gắng học tập, giảng dạy thật tốt xứng đáng với tên mà trường đã được mang.

Anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, người con của quê hương Quảng Nam anh hùng, hy sinh trên mảnh đất Sài Gòn đã trở thành tượng đài bất tử trong lòng bao thế hệ người Việt Nam. Cuộc đời 24 năm tươi đẹp và 9 phút oanh liệt trên pháp trường của anh Nguyễn Văn Trỗi mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do của dân tộc Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bình Thuận truy điệu và an táng 9 liệt sĩ hy sinh tại Đồn Bà Hòe
Bình Thuận truy điệu và an táng 9 liệt sĩ hy sinh tại Đồn Bà Hòe

VOV.VN -Đây là những liệt sỹ thuộc Đại đội 5 trinh sát, Tiểu đoàn 186, Quân khu 6 cũ.

Bình Thuận truy điệu và an táng 9 liệt sĩ hy sinh tại Đồn Bà Hòe

Bình Thuận truy điệu và an táng 9 liệt sĩ hy sinh tại Đồn Bà Hòe

VOV.VN -Đây là những liệt sỹ thuộc Đại đội 5 trinh sát, Tiểu đoàn 186, Quân khu 6 cũ.

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày AHLS Nguyễn Văn Trỗi hy sinh
Lễ kỷ niệm 50 năm ngày AHLS Nguyễn Văn Trỗi hy sinh

VOV.VN -Dự lễ có ông Ivan Emilio Turmero Crespo - Bí thư thứ 2, Đại sứ quán nước Cộng hòa Venezuela tại Hà Nội; đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng...

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày AHLS Nguyễn Văn Trỗi hy sinh

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày AHLS Nguyễn Văn Trỗi hy sinh

VOV.VN -Dự lễ có ông Ivan Emilio Turmero Crespo - Bí thư thứ 2, Đại sứ quán nước Cộng hòa Venezuela tại Hà Nội; đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng...

Truy điệu, an táng 36 hài cốt liệt sĩ ở Đồng Nai
Truy điệu, an táng 36 hài cốt liệt sĩ ở Đồng Nai

VOV.VN -Đây là những liệt sĩ Trung đoàn 95/F27 và Trung đoàn 5-Sư đoàn Bộ binh 5 hy sinh trong trận tập kích căn cứ Hoàng Diệu ngày 18/5/1969.

Truy điệu, an táng 36 hài cốt liệt sĩ ở Đồng Nai

Truy điệu, an táng 36 hài cốt liệt sĩ ở Đồng Nai

VOV.VN -Đây là những liệt sĩ Trung đoàn 95/F27 và Trung đoàn 5-Sư đoàn Bộ binh 5 hy sinh trong trận tập kích căn cứ Hoàng Diệu ngày 18/5/1969.

Khánh thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi
Khánh thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi

Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi, cửa ngõ quan trọng của TP.HCM được khánh thành giai đoạn 1 vào sáng 7/2.

Khánh thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi

Khánh thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi

Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi, cửa ngõ quan trọng của TP.HCM được khánh thành giai đoạn 1 vào sáng 7/2.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Bác và các anh hùng Liệt sĩ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Bác và các anh hùng Liệt sĩ

VOV.VN - Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thể hiện lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc với Bác Hồ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Bác và các anh hùng Liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Bác và các anh hùng Liệt sĩ

VOV.VN - Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thể hiện lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc với Bác Hồ.

Làm rõ danh tính hài cốt nghi là liệt sĩ được tìm thấy trong khe núi
Làm rõ danh tính hài cốt nghi là liệt sĩ được tìm thấy trong khe núi

Sở LĐ-TB-XH tỉnh Lào Cai đang khẩn trương làm rõ bộ hài cốt và di vật của liệt sĩ được người dân đi rừng phát hiện trong khe núi thị trấn Mường Khương

Làm rõ danh tính hài cốt nghi là liệt sĩ được tìm thấy trong khe núi

Làm rõ danh tính hài cốt nghi là liệt sĩ được tìm thấy trong khe núi

Sở LĐ-TB-XH tỉnh Lào Cai đang khẩn trương làm rõ bộ hài cốt và di vật của liệt sĩ được người dân đi rừng phát hiện trong khe núi thị trấn Mường Khương