Võ Nguyên Giáp - Vị Đại tướng của nhân dân

VOV.VN -Chắc không có đất nước nào lại có một vị Đại tướng gần gũi, dung dị đến thế. Vì đơn giản, ông là vị Đại tướng của nhân dân…

Võ Nguyên Giáp – Đại tướng văn-võ song toàn, vị Tổng tư lệnh, người “anh Cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã tạ thế vào chiều tối 4/10/2013. Ông được nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học, nhà quân sự trên thế giới đánh giá là “Một thống soái vĩ đại”, một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ XX và là một trong những vị tướng vĩ đại nhất của mọi thời đại.

Một kỷ niệm về ông mà tôi không bao giờ quên đã cách đây 9 năm. Lúc đó là vào dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954-2004). Tôi được Ban biên tập giao việc mời và đưa Đại tá Hoàng Đăng Vinh – là một trong năm chiến sĩ xông vào hầm bắt sống tướng Pháp De Castries - đến thăm trụ sở của Báo Điện tử VOV trước khi ông tham gia cuộc giao lưu trực tuyến của Báo. Đó cũng là một trong những cuộc giao lưu trực tuyến đầu tiên của Báo Điện tử VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam), khi ấy còn mang tên là Báo Điện tử VOV NEWS.

Khi gọi điện thoại mời ông, Đại tá Hoàng Đăng Vinh cho biết là chiều hôm đó (một buổi chiều cuối tháng 3/2004), ông và các đồng đội được vinh dự tham gia buổi gặp gỡ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại hội trường của Bảo tàng Hồ Chí Minh và có nói với tôi rằng “Cháu có thể đến đó tham dự và thật vinh dự khi được nghe Đại tướng nói chuyện với các chiến sĩ Điện Biên năm xưa”.



Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng gặp mặt thân mật các cựu chiến binh (người được Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay là ông Hoàng Đăng Vinh) tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12-1976). (Ảnh chụp lại).


Đến giờ tôi vẫn cho rằng, được dự buổi gặp gỡ ấy là một cơ may hiếm có đối với mình. Vì không có giấy mời, nên tôi vừa phải trình thẻ nhà báo, vừa trình bày lý do vào hội trường với các đồng chí cảnh vệ. Các anh xem thẻ xong rồi nói khẽ với tôi: “Các anh thông cảm với em lắm đấy, vì là người nhà Đài nên các anh ưu tiên cho vào. Nhưng vào trong đó tác nghiệp thì phải chú ý giữ ý thức chung, đừng chạy lung tung làm ảnh hưởng đến buổi gặp gỡ, nhất là lúc chụp ảnh…”. Tôi vào hội trường, chọn cho mình một chỗ đứng ở sát hàng cánh gà phía tay phải, gần chỗ bục phát biểu và hồi hộp chờ đợi giờ phút Đại tướng tới. Hồi hộp là bởi vì từ trước đến lúc đó, tôi chưa từng được nhìn thấy Đại tướng ở ngoài đời mà chỉ biết đến ông qua sách báo, phim ảnh.

Hội trường ở Bảo tàng Hồ Chí Minh không lớn lắm nên tôi có thể nhìn bao quát toàn bộ các chiến sĩ Điện Biên năm xưa tham dự buổi gặp. Đúng chất lính, mọi người tham dự đều mặc quân phục chỉnh tề, trên ngực áo lấp lánh huân chương và khuôn mặt ai cũng đều háo hức chờ đợi giấy phút Đại tướng xuất hiện. Rồi giây phút ấy cũng đến. Một tiếng hô rõ ràng, dứt khoát vang lên “Đại tướng đến”. Ngay lập tức, cả hội trường bật dậy rào rào tiếng vỗ tay cùng tiếng hô “Chào Đại tướng, chào Đại tướng”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước vào giữa hành lang hội trường. Ông đi chậm rãi, tươi cười vỗ tay cùng mọi người. Hai bên hàng ghế, các chiến sĩ Điện Biên với mái tóc bạc trắng lần lượt giơ tay lên vành mũ chào theo từng bước chân của Đại tướng. Hình ảnh đó là ấn tượng cảm động mà tôi chưa bao giờ được chứng kiến và càng cảm động hơn, khi đi lên đến bục phát biểu, Đại tướng đứng nghiêm, giơ tay chào đáp lại mọi người. Những tràng pháo tay lại một lần nữa vang lên không dứt.

Đại tướng phát biểu mà không cần văn bản chuẩn bị trước. Lời đầu tiên, ông cảm ơn mọi người đã tới tham dự buổi gặp và chúc sức khỏe các chiến sĩ Điện Biên. Không dông dài, Đại tướng nêu bật ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ một cách khái quát: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nói riêng và chiến thắng của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp nói chung là sự thắng lợi của chiến tranh nhân dân, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thế giới biết đến Việt Nam, khâm phục dân tộc ta cũng là từ chiến thắng chói lọi của trận Điện Biên Phủ. Để có được chiến thắng lịch sử đó, chúng ta cũng đã tốn nhiều sức người, sức của trong khi điều kiện lúc bấy giờ là vô cùng khó khăn.

Nói đến đó, Đại tướng ngừng lại. Giọng ông bỗng chùng xuống. Đại tướng nói: Nhắc đến chiến thắng Điện Biên, chúng ta nhớ đến Bác Hồ, nhớ đến những chiến sĩ và nhân dân đã hy sinh anh dũng cho thắng lợi chung. Ông đưa mắt nhìn về phía xa, nơi chiến trường Điện Biên năm xưa khốc liệt, rồi rút khăn tay chấm nước mắt. Cả hội trường im lặng, không có tiếng khóc vang lên nhưng trên khuôn mặt của các chiến sĩ Điện Biên ngồi phía dưới cũng lấp lóa nước mắt. Tôi cũng nước mắt rơm rớm cảm động. Một cảm xúc thật khó tả trước khung cảnh bi tráng mà hào hùng ấy. Sự khốc liệt của chiến trường, đối với thế hệ con cháu như chúng tôi thì thật khó mà hình dung và thấm thía. Chỉ có những người lính tham gia trận chiến lịch sử đó, cùng đồng cam cộng khổ “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” mới thấm được lời nói khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc đến những đồng đội, đồng chí đã hy sinh để “Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng”. Điều đó cũng cho tôi thấy, ông là một vị tướng yêu quý những chiến sĩ của mình nhường nào. Và những chiến sĩ Điện Biên giờ mái tóc đã bạc ngồi trước vị Tổng Tư lệnh của mình, có một sự đồng cảm sâu sắc, chân thành.

Chờ giây phút xúc động qua đi, Đại tướng hơi cười và nói với giọng ấm áp: “Các đồng chí! 50 năm, chúng ta gặp nhau đây là vui rồi”. Chỉ một câu nói đơn giản như vậy nhưng đã khiến hội trường ấm trở lại với những tràng pháo tay rộn rã. Đại tướng thêm một lần nữa làm cho tôi cảm phục về sự chân thành, nhưng cũng rất chủ động trong mọi tình huống. Ông là một vị Đại tướng lừng lẫy, nhưng rất đỗi gần gũi, giản dị trước những người lính của mình.

Khi cuộc gặp mặt kết thúc, mọi người vỗ tay tiễn Đại tướng ra về. Tôi tiến về phía Đại tá Hoàng Đăng Vinh và thấy mắt Đại tá vẫn đỏ hoe. Tôi nói với ông Vinh về cảm xúc của mình lúc đó và cả lúc tôi chụp ảnh mà tay run bắn vì đứng rất gần Đại tướng, được nhìn thấy khuôn mặt vị tướng thật gần với nhiều cung độ cảm xúc khác nhau. Đại tá Hoàng Đăng Vinh cười nắm lấy tay tôi và nói: “Trước đây, khi lần đầu được gặp Đại tướng, rồi được gặp Bác Hồ thì tôi cũng hồi hộp, mừng vui và run lắm. Nhưng khi trò chuyện với Đại tướng mới thấy ông rất gần gũi, chân thành. Tôi nghĩ, chắc không có đất nước nào lại có một vị Đại tướng gần gũi, dung dị đến thế. Vì đơn giản, ông là vị Đại tướng của nhân dân…”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi thanh thản – như lời của các y, bác sĩ chăm sóc cho ông kể lại. Giờ đây, chắc ông đang mỉm cười dung dị, giơ tay đứng trước những hàng quân.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần

VOV.VN - Chiều nay (4/10), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần tại Bệnh viện Quân y 108.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần

VOV.VN - Chiều nay (4/10), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần tại Bệnh viện Quân y 108.

Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo nghi thức Quốc tang
Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo nghi thức Quốc tang

VOV.VN - Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần hồi 18h09 phút, ngày 4/10/2013 (tức ngày 30 tháng 8 năm Quý Tỵ).

Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo nghi thức Quốc tang

Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo nghi thức Quốc tang

VOV.VN - Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần hồi 18h09 phút, ngày 4/10/2013 (tức ngày 30 tháng 8 năm Quý Tỵ).

Ban lễ tang đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ban lễ tang đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang.

Ban lễ tang đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ban lễ tang đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang.

Nước mắt làng An Xá
Nước mắt làng An Xá

VOV.VN -Những giọt nước mặt, những tiếng nấc nghẹn nơi quê hương vọng về trong nỗi nhớ thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nước mắt làng An Xá

Nước mắt làng An Xá

VOV.VN -Những giọt nước mặt, những tiếng nấc nghẹn nơi quê hương vọng về trong nỗi nhớ thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Vị Đại tướng danh tiếng, “người anh cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã từ trần chiều 4/10/2013, ở tuổi 103.

Tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Vị Đại tướng danh tiếng, “người anh cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã từ trần chiều 4/10/2013, ở tuổi 103.

Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - VOV xin trân trọng giới thiệu Thông báo của Ban Lễ tang về Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - VOV xin trân trọng giới thiệu Thông báo của Ban Lễ tang về Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Báo chí thế giới tiếp tục ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Báo chí thế giới tiếp tục ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Các nhà báo gọi ông là “ngọn núi lửa dưới lớp tuyết trắng”.

Báo chí thế giới tiếp tục ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Báo chí thế giới tiếp tục ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Các nhà báo gọi ông là “ngọn núi lửa dưới lớp tuyết trắng”.

Đồng bào lặng lẽ xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đồng bào lặng lẽ xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Dòng người mang theo hoa đứng suốt dọc đường Hoàng Diệu tới Điện Biên Phủ để chờ được vào viếng Đại tướng.

Đồng bào lặng lẽ xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đồng bào lặng lẽ xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Dòng người mang theo hoa đứng suốt dọc đường Hoàng Diệu tới Điện Biên Phủ để chờ được vào viếng Đại tướng.

Tóm tắt tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tóm tắt tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh Võ Giáp, bí danh: Văn; sinh ngày 25/8/1911, tại xã Lộc Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình.

Tóm tắt tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tóm tắt tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh Võ Giáp, bí danh: Văn; sinh ngày 25/8/1911, tại xã Lộc Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đại diện cho "một thế hệ Vàng"
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đại diện cho "một thế hệ Vàng"

VOV.VN-Thân thế, sự nghiệp, cống hiến và những giá trị tốt đẹp mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lại mãi là tài sản vô giá cho dân tộc.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đại diện cho "một thế hệ Vàng"

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đại diện cho "một thế hệ Vàng"

VOV.VN-Thân thế, sự nghiệp, cống hiến và những giá trị tốt đẹp mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lại mãi là tài sản vô giá cho dân tộc.

Báo chí Nhật Bản viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Báo chí Nhật Bản viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Nhiều bài viết ca ngợi thiên tài quân sự và tính nhân văn trong con người ông.

Báo chí Nhật Bản viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Báo chí Nhật Bản viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Nhiều bài viết ca ngợi thiên tài quân sự và tính nhân văn trong con người ông.