Vụ 43 ha rừng bị xóa sổ: Con số thực tế là 61 ha

Theo hồ sơ đánh giá thiệt hại vụ phá rừng, diện tích rừng bị phá 60,9 ha. Trong khi đó, kết quả ban đầu Hạt Kiểm lâm huyện An Lão đo đạc, ước tính chỉ 43,7 ha.

Chiều ngày 15/9, Trung tâm quy hoạch Nông nghiệp - nông thôn (thuộc Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã hoàn tất hồ sơ đánh giá thiệt hại vụ phá rừng ở tiểu khu 1, xã An Hưng (huyện An Lão). Theo đó, diện tích rừng bị phá 60,9 ha. Trong khi đó, kết quả ban đầu Hạt Kiểm lâm huyện An Lão đo đạc, ước tính chỉ 43,7 ha.

Theo nhận định của lãnh đạo ngành chức năng tỉnh Bình Định, thủ phạm gây ra vụ việc trên là doanh nghiệp có khả năng thuê người, mở đường… Mục đích phá rừng là để trồng rừng. Thực tế, có rất nhiều vị trí tại khu vực rừng bị phá đã được trồng cây keo con.

Tổng diện tích rừng bị chặt phá lên con số gần 61ha
Hiện nay, Hạt Kiểm lâm huyện An Lão đã tiến hành nhổ bỏ tất cả 7 ha cây keo trồng mới.

“Chúng tôi phải tổ chức phá bỏ, chứ nay mai cây lớn sẽ rất khó xử lý…” - ông Đoàn Văn Tá, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm An Lão cho hay.

Xác định đây là vụ phá rừng nghiêm trọng, quy mô lớn, sáng cùng ngày (15/9), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định cũng đã ký quyết định số 150/QĐ-KTVAHS-KL khởi tố vụ án hình sự về tội “Hủy hoại rừng”, theo điều 189 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại khoảng 7, khoảnh 8, tiểu khu 1, xã An Hưng (huyện An Lão, Bình Định).

Liên quan đến vụ phá rừng trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định, báo cáo Thủ tướng kết quả trước ngày 30/10.

Như đã thông tin, vào cuối tháng 8/2017, lực lượng chức năng huyện An Lão đã phát hiện vụ phá rừng quy mô lớn tại tiểu khu 1, xã An Hưng (huyện An Lão). Thống kê ban đầu cho thấy, đã có 43,7ha rừng quy hoạch chức năng phòng hộ, quy hoạch chức năng sản xuất bị chặt phá.

Hiện, ngành chức năng tại tỉnh Bình Định đang khẩn trương truy tìm đối tượng gây ra vụ phá rừng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đừng để rừng bị phá xong mới có luật bảo vệ, phát triển
Đừng để rừng bị phá xong mới có luật bảo vệ, phát triển

VOV.VN -  Ngoài bảo vệ rừng, Luật pháp cũng cần ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo cho đồng bào có thể sống được bằng nghề rừng.

Đừng để rừng bị phá xong mới có luật bảo vệ, phát triển

Đừng để rừng bị phá xong mới có luật bảo vệ, phát triển

VOV.VN -  Ngoài bảo vệ rừng, Luật pháp cũng cần ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo cho đồng bào có thể sống được bằng nghề rừng.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định: "Phải thấy xấu hổ khi hơn 43ha rừng bị phá"
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định: "Phải thấy xấu hổ khi hơn 43ha rừng bị phá"

VOV.VN - “Lực lượng kiểm lâm làm gì mà để xảy ra một vụ phá rừng như thế, bây giờ mới phát hiện. Phải thấy hổ thẹn, thấy xấu hổ trước tình trạng này”.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định: "Phải thấy xấu hổ khi hơn 43ha rừng bị phá"

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định: "Phải thấy xấu hổ khi hơn 43ha rừng bị phá"

VOV.VN - “Lực lượng kiểm lâm làm gì mà để xảy ra một vụ phá rừng như thế, bây giờ mới phát hiện. Phải thấy hổ thẹn, thấy xấu hổ trước tình trạng này”.