Vụ ngộ độc thực phẩm ở Lai Châu phải có trách nhiệm của chính quyền?

VOV.VN -Bộ trưởng Y tế cho rằng, trong vụ ngộ độc ở Lai Châu bên cạnh trách nhiệm của các Bộ thì vụ việc này có trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Sáng nay (15/2), tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội chủ trì cuộc họp để nghe các Bộ: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế báo cáo về tình hình triển khai, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016.

Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm của cử tri và nhân dân vì thực tế, thời gian qua, mất an toàn vệ sinh thực phẩm đã ở mức báo động, nhất là tại Lai Châu vừa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm làm 7 người chết và nhiều người bị thương.

Báo cáo của Bộ Y tế cho biết: Kết quả khảo sát liên tục từ năm 2011 đến 2016, toàn quốc đã ghi nhận hơn 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 30.000 người mắc, trong đó có 164 người chết. Tính trung bình có gần 170 vụ  với hơn 5.000 người mắc và gần 30 người chết do ngộ độc thực phẩm mỗi năm.

Cấp cứu bệnh nhân vụ ngộ độc tập thể tại Lai Châu.

Báo cáo cũng ghi nhận nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở các khu công nghiệp, các bếp ăn tập thể vẫn còn rất cao.

Đánh giá các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, đại diện các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế nhận định: Tình hình sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, chất bảo quản, sử dụng phụ gia trong chế biến ngày càng phức tạp. Phần lớn thực phẩm tươi sống chưa có nhãn mác, dấu hiệu nhận diện và thông tin về nguồn gốc xuất xứ. Buôn lậu thực phẩm qua biên giới còn diễn biến rất phức tạp.

Tại cuộc họp, vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đặt câu hỏi là trong báo cáo của các Bộ liên quan đều chỉ rõ, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm đầy đủ, đồng bộ, kiểm tra thường xuyên, vậy tại sao mất an toàn thực phẩm vẫn ở mức báo động, thậm chí ở một vài địa phương đã ở mức báo động “đỏ”?

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: Đúng là trách nhiệm của 3 Bộ nhưng có phần trách nhiệm ít được nhắc đến đó là chính quyền địa phương. Dẫn chứng từ vụ ngộ độc tập thể tại Lai Châu, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng bên cạnh trách nhiệm của các Bộ thì vụ việc này có trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại cuộc họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, báo cáo đã nêu rõ, bình quân mỗi năm có 30.000 đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm, song tính trung bình, mỗi vụ chỉ xử phạt được 200.000 đồng, không có vụ việc nào bị xử lý hình sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi: “Các vụ ngộ độc thực phẩm, mất an toàn là rất nghiêm trọng, có khi hàng trăm người phải vào viện. Gần đây nhất Lai Châu 7 người chết, 21 người phải nhập viện. Vậy câu chuyện này thế nào, có nghiêm trọng không? Bây giờ chuyện này chúng ta phải xem lại là cách xử lý của chúng ta đã đủ độ để tất cả các vi phạm đó phải được xử lý nghiêm minh. Chúng ta có làm được điều đó không?”.

Đại diện các Bộ đề nghị, cùng với thanh tra, kiểm tra quyết liệt, cần tăng chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Giải pháp lâu dài là việc quản lý an toàn thực phẩm phải thực hiện theo nguyên tắc kiểm soát toàn bộ quá trình “từ trang trại đến bàn ăn”; kiểm soát chặt chẽ những công đoạn có nguy cơ cao trong toàn bộ quy trình sản xuất và cung ứng nông lâm thủy sản./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ ngộ độc tập thể tại Lai Châu: Thêm 1 nạn nhân nguy kịch
Vụ ngộ độc tập thể tại Lai Châu: Thêm 1 nạn nhân nguy kịch

VOV.VN -Hiện 8 nạn nhân vụ ngộ độc đang được điều trị chế độ đặc biệt tại Bệnh viện Lai Châu, tuy nhiên có 1 bệnh nhân đang rất nguy kịch.

Vụ ngộ độc tập thể tại Lai Châu: Thêm 1 nạn nhân nguy kịch

Vụ ngộ độc tập thể tại Lai Châu: Thêm 1 nạn nhân nguy kịch

VOV.VN -Hiện 8 nạn nhân vụ ngộ độc đang được điều trị chế độ đặc biệt tại Bệnh viện Lai Châu, tuy nhiên có 1 bệnh nhân đang rất nguy kịch.

Trắng đêm cấp cứu các bệnh nhân vụ ngộ độc tập thể tại Lai Châu
Trắng đêm cấp cứu các bệnh nhân vụ ngộ độc tập thể tại Lai Châu

VOV.VN - Hiện 8 nạn nhân vụ ngộ độc đang được điều trị chế độ đặc biệt tại Bệnh viện Lai Châu, tuy nhiên có 1 bệnh nhân đang rất nguy kịch.

Trắng đêm cấp cứu các bệnh nhân vụ ngộ độc tập thể tại Lai Châu

Trắng đêm cấp cứu các bệnh nhân vụ ngộ độc tập thể tại Lai Châu

VOV.VN - Hiện 8 nạn nhân vụ ngộ độc đang được điều trị chế độ đặc biệt tại Bệnh viện Lai Châu, tuy nhiên có 1 bệnh nhân đang rất nguy kịch.

Cách xử trí khi bị ngộ độc methanol vì uống rượu
Cách xử trí khi bị ngộ độc methanol vì uống rượu

VOV.VN - Người thân cần biết xử trí đúng cách khi nạn nhân có biểu hiện ngộ độc methanol từ rượu để tránh những tai biến đáng tiếc.

Cách xử trí khi bị ngộ độc methanol vì uống rượu

Cách xử trí khi bị ngộ độc methanol vì uống rượu

VOV.VN - Người thân cần biết xử trí đúng cách khi nạn nhân có biểu hiện ngộ độc methanol từ rượu để tránh những tai biến đáng tiếc.