Bắc Kinh qua một cái liếc mắt

VOV.VN - Từ sân bay Bắc Kinh về trung tâm tôi đi trên đường cao tốc, nườm nượp ô tô, không có xe máy.Rộng rãi và hoành tráng là ấn tượng đầu tiên của tôi.

Xe hơi ken đặc, tắc đường kinh khủng! Đường ở đây thấy có làn trong cùng dành cho trường hợp khẩn cấp, không xe nào được phép đi vào mà chỉ dành riêng cho cứu hộ, cứu nạn, cảnh sát…

Xe Wolkswagen rất nhiều và được xem như xe bình dân; những xe đắt tiền như Maybach, Auddi cũng không hiếm. Dù vẫn còn hơn 30 triệu người sống trong hang nhưng để nhìn thấy một đại gia Trung Hoa ngay trên đường cũng chẳng khó khăn gì! Một chiếc Auddi vọt lên chạy song song. Tài xế một tay lái xe, tay kia thản nhiên cua cua chiếc máy cao râu quanh cằm. Một chiếc xe sang khác lại vọt lên, lần này tài xế thò cánh tay núc ních thịt, ngắn tũn ra ngoài cửa. Ông ta đang hút xì-gà. Chẳng trách Trung Quốc mất 1 triệu người mỗi năm vì thuốc lá.

Thi thoảng cũng có xe chạy vào làn ưu tiên nhưng lại phải chòi ra ngay vì nếu camera ghi hình được thì CSGT phạt rất nặng.

Nói thêm một chút về CSGT Trung Quốc. Họ mặc sắc phục với hai màu chủ đạo là đen và trắng, chẳng hiểu có ý nghĩa gì không. Không thấy đeo súng hay dùi cui, chẳng biết chỗ khác thế nào. Đến mỗi ngã tư, lại thấy có một CSGT đi như duyệt binh dọc theo các dãy xe đang dừng đèn đỏ. Hỏi mới biết Bắc Kinh hạn chế lượng xe vào thành phố nên quy định ngay. Vì thế CSGT thường xuyên kiểm tra xe ngoại tỉnh vi phạm.

Tôi hỏi anh bạn người Việt ngồi cùng: Vi phạm giao thông họ có “linh động” giải quyết như ta không. Anh bạn cười lắc đầu, nói bên này chủ yếu phạt nguội, nghiêm khắc lắm, có những xe bị phạt mà không chịu đi nộp phạt, đến thời hạn đăng kiểm thì số tiền phạt ấy đã tăng lên quá lớn, đành bỏ xe! Còn uống rượu mà lái xe thì chỉ cần vi phạm lần thứ 2 sẽ bị thu bằng, phạt tiền, truy tố hình sự, 5 năm sau mới được thi lại để lấy bằng.

Cũng may hôm ở Bắc Kinh không có bụi, ít khói vì rất ít xe máy. Cứ như thế này thì không khí còn hơn ối chỗ ở mấy quận nội thành Hà Nội. Tuy nhiên có một loại cây trồng trên đường phố mà hoa của nó như sợi bông, nhỏ li ti bay ngập trời. Chẳng biết hít vào có sao không nhưng thấy ít nguy hiểm và không khó chịu bằng bụi, khói. 

Vài hôm ở Bắc Kinh thấy không khí ngoài trời, ngoài đường còn dễ chịu hơn trong nhà, không hẳn vì ngoài đường sạch sẽ hơn mà mát mẻ hơn. Ở đây tất cả nhà hàng, khách sạn, văn phòng làm việc… chỉ được phép mở điều hoà ở một mức nhiệt độ nhất định (theo quy định chung). Tôi dự hội thảo quốc tế tại một khách sạn sang, với nhiều chuyên gia châu Âu, châu Úc, số tiền ban tổ chức bỏ ra thuê không hề nhỏ… Song không vì thế mà mức nhiệt độ được linh động hạ xuống thấp hơn cho dù ban tổ chức năm lần bảy lượt khẩn khoản yêu cầu. Chẳng biết họ vì môi trường hay là tiết kiệm năng lượng.

Bắc Kinh tráng lệ, nguy nga, hiện đại, nhưng tìm được một người dân trên đường nói được tiếng Anh hơi khó! Có lần bị lạc, chúng tôi nhắm một chị ăn mặc khá mốt, đi lại nhanh nhẹn, dáng công chức, người thành phố để hỏi đường (bằng tiếng Anh) thì chị này hất mặt đi chỗ khác, chân vẫn rảo bước như thường, không thèm nói một lời, cũng chẳng đưa ra bất kỳ một cử chỉ giao tiếp nào.

Ngay tại sân bay Quảng Châu, nếu đi lần đầu, trong hoàn cảnh thời gian gấp gáp lại không biết tiếng Trung Quốc thì hãy coi chừng! Sẽ không có nhiều người chỉ dẫn cho bạn bằng tiếng Anh đâu, kể cả một vài nhân viên sân bay!

Ở Hậu Hải – khu phố giải trí về đêm có tiếng ở Bắc Kinh - thì chỉ dành cho những ai chịu được sự náo nhiệt, đông đúc, chật chội. Cá nhân tôi không ấn tượng lắm cho dù tại đây có đủ múa cột, nhạc cổ điển phương tây và ca múa nhạc truyền thống Trung Hoa. Không phải họ biểu diễn không hay mà không gian dành cho nó hỗn tạp khiến cho tất cả tạo thành một mớ âm thanh hỗn độn, ầm ào, thiếu sự trân trọng nghệ thuật.

Những nơi giải trí phổ thông như Hậu Hải thì sự tầm thường hoá nghệ thuật có thể được dễ dàng cho qua, nhưng di tích tầm cỡ như Tử Cấm Thành mà những viên đá lát mới (thay thế những phiến đá cổ xưa) bị bong tróc thành hố sâu thì hơi tiếc. Nó làm giá trị thẩm mỹ và sự thiêng liêng của một di tích lịch sử giảm đi rất nhiều. Bất giác tôi liên tưởng tới những công trình xuống cấp do nhà thầu bớt xén ở Việt Nam.  

Một vài tiếng quan sát Bắc Kinh chắc chắn còn phiến diện, chưa đầy đủ. Vì thế tôi chỉ dám coi như một cái liếc mắt với những cảm nhận mang nặng cảm tính. Bắc kinh tráng lệ, hiện đại, văn minh nếu như tất cả đứng im, tất cả ngừng lại, nhưng hễ động đậy là bộc lộ rõ cái sự chới với, ngô nghê hoặc dung tục, xô bồ, kệch cỡm.

Bắc Kinh không phải không biết điều đó. Sự phát triển quá nhanh khiến cho người dân ở một quốc gia có 5000 năm lịch sử này bị hụt hơi. Vì thế họ đang rất nghiêm khắc trong nhiều hành động, nhiều chính sách. Và đây chính là điều ấn tượng nhất đối với tôi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nỗi buồn hạn mặn
Nỗi buồn hạn mặn

VOV.VN - Hạn mặn đang để lại những di chứng nặng nề, đánh mạnh vào những âu lo về sinh kế của người dân vùng ĐBSCL.

Nỗi buồn hạn mặn

Nỗi buồn hạn mặn

VOV.VN - Hạn mặn đang để lại những di chứng nặng nề, đánh mạnh vào những âu lo về sinh kế của người dân vùng ĐBSCL.

Vì sao người dân dung túng bao che cho vi phạm giao thông?
Vì sao người dân dung túng bao che cho vi phạm giao thông?

VOV.VN -Ở ta hiện nay, hễ có CSGT đứng ở đoạn đường phía trước là tài xế đi chiều ngược lại có thể ra ám hiệu để xe của bạn có đủ thời gian đối phó.

Vì sao người dân dung túng bao che cho vi phạm giao thông?

Vì sao người dân dung túng bao che cho vi phạm giao thông?

VOV.VN -Ở ta hiện nay, hễ có CSGT đứng ở đoạn đường phía trước là tài xế đi chiều ngược lại có thể ra ám hiệu để xe của bạn có đủ thời gian đối phó.

Nhân Hà Nội khai trương phố “kiểu mẫu”: Lẽ nào "kiểu mẫu" sống lại?
Nhân Hà Nội khai trương phố “kiểu mẫu”: Lẽ nào "kiểu mẫu" sống lại?

VOV.VN -Thời bao cấp có các “cửa hàng kiểu mẫu” và phong cách “phục vụ kiểu mẫu”. Nó “kiểu mẫu” như thế nào hẳn mọi người đều biết.

Nhân Hà Nội khai trương phố “kiểu mẫu”: Lẽ nào "kiểu mẫu" sống lại?

Nhân Hà Nội khai trương phố “kiểu mẫu”: Lẽ nào "kiểu mẫu" sống lại?

VOV.VN -Thời bao cấp có các “cửa hàng kiểu mẫu” và phong cách “phục vụ kiểu mẫu”. Nó “kiểu mẫu” như thế nào hẳn mọi người đều biết.

Tuyến đường “kiểu mẫu“: Đẹp hơn hay tư duy thụt lùi?
Tuyến đường “kiểu mẫu“: Đẹp hơn hay tư duy thụt lùi?

VOV.VN -Việc treo biển hiệu ở một tuyến đường ở Hà Nội tưởng là nhỏ nhưng đã thu hút sự chú ý của xã hội trên nhiều phương diện với nhiều luồng ý kiến.

Tuyến đường “kiểu mẫu“: Đẹp hơn hay tư duy thụt lùi?

Tuyến đường “kiểu mẫu“: Đẹp hơn hay tư duy thụt lùi?

VOV.VN -Việc treo biển hiệu ở một tuyến đường ở Hà Nội tưởng là nhỏ nhưng đã thu hút sự chú ý của xã hội trên nhiều phương diện với nhiều luồng ý kiến.

Số phận thăng trầm của cầu Long Biên, cầu Trường Tiền và cầu Ghềnh
Số phận thăng trầm của cầu Long Biên, cầu Trường Tiền và cầu Ghềnh

VOV.VN - Cầu Long Biên, cầu Trường Tiền và cầu Ghềnh ở ba miền, nhưng có nhiều điểm tương đồng và đặc biệt là số phận cũng giống nhau.

Số phận thăng trầm của cầu Long Biên, cầu Trường Tiền và cầu Ghềnh

Số phận thăng trầm của cầu Long Biên, cầu Trường Tiền và cầu Ghềnh

VOV.VN - Cầu Long Biên, cầu Trường Tiền và cầu Ghềnh ở ba miền, nhưng có nhiều điểm tương đồng và đặc biệt là số phận cũng giống nhau.