Chống dịch corona: Tránh hoang mang nhưng không chủ quan, khinh suất

VOV.VN - Cuộc chiến chống virus corona chủng mới trên thế giới đang diễn ra cam go phức tạp. Mọi sự chủ quan, khinh suất vào lúc này đều tiềm tàng nguy hiểm.

Nhìn nhận đúng

Trước thực trạng dịch bệnh virus corona chủng mới (2019-nCoV) trên thế giới nói chung và ở Trung Quốc nói riêng, chúng ta phải hết sức bình tĩnh, tránh hoang mang. Nhưng thời gian qua đã xuất hiện tư tưởng chủ quan, khinh suất ở một bộ phận quần chúng. Những người này coi thường dịch bệnh, cho rằng phản ứng của chính phủ và xã hội Việt Nam là thái quá. Không những vậy, họ còn chia sẻ những suy nghĩ đó lên mạng xã hội.

Hành khách đeo khẩu trang phòng dịch corona khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở Thái Lan - một trong các nước có nhiều người nhiễm nCoV bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Cẩn thận không bao giờ thừa. Một nguyên tắc quan trọng trong y tế và trong cuộc sống nói chung là phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Vừa rồi dịch nCoV không phát triển mạnh ở Việt Nam, chúng ta đương kiểm soát được dịch này là do cả hệ thống chính trị và y tế của chúng ta đã chủ động vào cuộc. Đó là điều đáng mừng, đáng biểu dương để phát huy lên chứ không phải là để chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Một khi dịch nCoV bùng phát mạnh như ở Trung Quốc, ở Hồ Bắc, ở Vũ Hán thì mọi thứ sẽ trở nên vô cùng khó lường. Trung Quốc đã để vuột mất cơ hội quý giá nắm thế chủ động ngay từ đầu, bây giờ họ phải chống đỡ vất vả, tốn kém trăm bề.

Vì sao chủng mới virus corona nguy hiểm?

Chủng mới của virus corona nằm trong họ corona cùng với virus SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và virus MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông). NCoV nguy hiểm ở chỗ chưa có thuốc đặc trị và loài người còn biết quá ít thông tin về virus này. Virus nCoV truyền nhiễm qua đường hô hấp – dễ gây chết người và có tốc độ lây lan nhanh. NCoV có thời gian ủ bệnh dài và vẫn lây khi người nhiễm không bộc lộ triệu chứng ra ngoài. Tốc độ lây lan thực sự là một vũ khí hiểm ác của con virus này. Đến nay (ngày 10/2/2020), nCoV có hơn 40.600 ca nhiễm (so với hơn 8.000 ca của SARS hồi năm 2002-2003, và hơn 2.000 ca của MERS năm 2012). Hiện đã có tới 28 quốc gia và lãnh thổ có người nhiễm virus corona chủng mới này. Bệnh lan ra các nước xung quanh Trung Quốc và tới cả các nước xa xôi như Mỹ, Đức, và Australia.

Thoạt nhìn, nCoV nghe chừng không nguy hiểm lắm do tỷ lệ tử vong chỉ là 2% (so với 10% của SARS và 34% của MERS). Nhưng với tốc độ lây lan quá nhanh, hậu quả tuyệt đối của nCoV là cực nghiêm trọng.

Đến nay (trưa ngày 10/2), nCoV đã khiến 910 người chết (trong đó 908 là ở Trung Quốc đại lục), 6.494 bệnh nhân rơi vào tình trạng nghiêm trọng hoặc nguy kịch. Như vậy số ca tử vong do nCoV đã vượt tổng số người chết do SARS, đồng thời vượt xa số người chết do MERS.

Liên quan đến mức độ tử vong do nCoV, thời kỳ đầu sau mỗi đêm ghi nhận thêm 20 người chết, sau đó con số đáng buồn này tăng lên thành 50, rồi 70, 80, 90. Lần mới nhất (đến sáng 10/2) là thêm 97 người qua đời...

Cập nhật số ca nhiễm, số người trong tình trạng nghiêm trọng hoặc nguy kịch, số ca tử vong do nCoV trên trang thống kê Worldometers đến trưa ngày 10/2/2020 (ảnh chụp màn hình trang web này).

Nhưng đây là những số liệu thống kê được. Với phương tiện chẩn đoán thiếu thốn trong tình hình cấp bách hiện nay, con số người nhiễm và chết vì nCoV trên thực tế có thể còn cao hơn nữa.

Không phải ngẫu nhiên sau giai đoạn đầu thụ động, chính quyền Trung Quốc đã phải ra tay rất quyết liệt và gắt gao, áp dụng các biện pháp cứng rắn như phong tỏa cả các thành phố lớn, yêu cầu hỏa thiêu thi thể các nạn nhân nCoV, huy động nhiều cán bộ y tế đến vùng dịch...

Trước đó, Trung Quốc tuyên bố sẽ đánh thắng virus này, nhưng đến nay rõ ràng họ đã hứng chịu thương vong quá lớn. Dẫu Trung Quốc tuyên bố đủ nguồn lực và năng lực chế ngự nCoV, trên thực tế họ vẫn bị thiếu nhân lực và thiết bị y tế. Các y bác sĩ Trung Quốc đã và đang phải căng mình chiến đấu với dịch bệnh corona, giành giật sự sống cho các bệnh nhân và ngăn ngừa bệnh dịch lan rộng hơn nữa.

Áp lực lên hệ thống y tế của Trung Quốc quả là lớn. Mà đâu chỉ chuyện y tế đơn thuần, còn vấn đề hậu cần, thực phẩm, thiết bị sinh hoạt. Trong bối cảnh Vũ Hán và một số thành phố khác của Trung Quốc còn bị cách ly tập thể thì khía cạnh hậu cần càng thêm gian nan cho họ.

>> Xem thêm: Thái độ đúng cần có đối với dịch virus corona

Ngoài câu chuyện minh bạch thông tin, còn có một yếu tố nữa khiến dịch bệnh nCoV dễ phát tán ở Trung Quốc. Đây là một đất nước đông dân, diện tích lớn, gần như tương đương 1 châu lục, nhưng việc di chuyển giữa tỉnh này sang tỉnh khác là đơn giản về thủ tục dù rằng mỗi tỉnh đó có quy mô dân số và diện tích ngang một quốc gia quy mô vừa (như Hàn Quốc chẳng hạn).

Quy mô các đơn vị hành chính của Trung Quốc là lớn nên liên lạc 2 chiều giữa trung ương và địa phương sẽ khó nhanh và linh hoạt như ở các quốc gia có quy mô nhỏ hơn. Theo tiết lộ của thị trưởng Vũ Hán, thành phố này ban đầu không dám công khai dịch do phải gửi báo cáo lên trung ương và chờ trung ương phản hồi.

Trung Quốc hiện nay đã là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, công dân Trung Quốc ra nước ngoài nhiều (để du lịch, đầu tư hay làm công nhân), người các nước khác cũng đến Trung Quốc nhiều. Hàng không giá rẻ phát triển càng tạo thuận lợi cho đi lại bên trong Trung Quốc lẫn giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Do vậy, xét một cách khách quan, nguy cơ phát tán virus từ “tâm chấn” Trung Quốc đi các nước sẽ là rất cao.

Chúng ta cũng không nên quên một điều là Việt Nam nằm sát Trung Quốc, có đường biên giới dài và có quan hệ sâu rộng nhiều mặt với Trung Quốc. Bản thân trung tâm dịch bệnh Vũ Hán cũng không nằm quá xa Việt Nam. Khoảng cách từ Vũ Hán tới Bắc Kinh là xấp xỉ 1.100km, chỉ ngắn hơn một chút so với khoảng cách từ Vũ Hán tới Hà Nội (khoảng 1.300km). Trong bối cảnh đó, chúng ta không được phép khinh suất dù chỉ một chút xíu.

Các y bác sĩ ở cả Việt Nam và Trung Quốc đang trên tuyến đầu chống nCoV. Những người dân không thuộc ngành y nên nỗ lực chống dịch trong khuôn khổ của mình, bằng những việc làm thiết thực trên tinh thần thận trọng và trách nhiệm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bài học xương máu cho Trung Quốc từ dịch SARS đến viêm phổi lạ corona
Bài học xương máu cho Trung Quốc từ dịch SARS đến viêm phổi lạ corona

VOV.VN - Dịch virus viêm phổi chủng mới corona 2019-2020 tiếp tục là bài học xương máu cho Trung Quốc sau đại dịch SARS chết người vào các năm 2002-2003.

Bài học xương máu cho Trung Quốc từ dịch SARS đến viêm phổi lạ corona

Bài học xương máu cho Trung Quốc từ dịch SARS đến viêm phổi lạ corona

VOV.VN - Dịch virus viêm phổi chủng mới corona 2019-2020 tiếp tục là bài học xương máu cho Trung Quốc sau đại dịch SARS chết người vào các năm 2002-2003.

Cập nhật: Hơn 900 ca tử vong do nCoV, tổng số ca nhiễm vượt 40.000
Cập nhật: Hơn 900 ca tử vong do nCoV, tổng số ca nhiễm vượt 40.000

VOV.VN - Chỉ riêng tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc trong ngày 9/2 đã có thêm 91 ca tử vong do nCoV, trong đó 73 trường hợp ghi nhận ở thành phố Vũ Hán.

Cập nhật: Hơn 900 ca tử vong do nCoV, tổng số ca nhiễm vượt 40.000

Cập nhật: Hơn 900 ca tử vong do nCoV, tổng số ca nhiễm vượt 40.000

VOV.VN - Chỉ riêng tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc trong ngày 9/2 đã có thêm 91 ca tử vong do nCoV, trong đó 73 trường hợp ghi nhận ở thành phố Vũ Hán.

Áp lực trên vai Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Corona và chính trị
Áp lực trên vai Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Corona và chính trị

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa phải phát động một cuộc “chiến tranh” trên cả 2 mặt trận là chống virus corona chủng mới và giữ uy tín chính trị.

Áp lực trên vai Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Corona và chính trị

Áp lực trên vai Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Corona và chính trị

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa phải phát động một cuộc “chiến tranh” trên cả 2 mặt trận là chống virus corona chủng mới và giữ uy tín chính trị.

Chủ tịch Tập Cận Bình đeo khẩu trang thị sát phòng dịch nCoV ở Bắc Kinh
Chủ tịch Tập Cận Bình đeo khẩu trang thị sát phòng dịch nCoV ở Bắc Kinh

VOV.VN - Hôm nay (10/2), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới một trung tâm phòng dịch virus corona mới ở Bắc Kinh sau 1 thời gian vắng bóng.

Chủ tịch Tập Cận Bình đeo khẩu trang thị sát phòng dịch nCoV ở Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình đeo khẩu trang thị sát phòng dịch nCoV ở Bắc Kinh

VOV.VN - Hôm nay (10/2), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới một trung tâm phòng dịch virus corona mới ở Bắc Kinh sau 1 thời gian vắng bóng.

Trung Quốc đã phản ứng chậm trước dịch virus corona nguy hiểm
Trung Quốc đã phản ứng chậm trước dịch virus corona nguy hiểm

VOV.VN - Trung Quốc đã có kinh nghiệm quý giá từ dịch SARS 2002-2003. Nhưng khi đối diện dịch corona mới, họ vẫn lúng túng và đã phản ứng chậm lúc ban đầu.

Trung Quốc đã phản ứng chậm trước dịch virus corona nguy hiểm

Trung Quốc đã phản ứng chậm trước dịch virus corona nguy hiểm

VOV.VN - Trung Quốc đã có kinh nghiệm quý giá từ dịch SARS 2002-2003. Nhưng khi đối diện dịch corona mới, họ vẫn lúng túng và đã phản ứng chậm lúc ban đầu.

Cần thái độ đúng đối với dịch virus corona chủng mới khôn lường
Cần thái độ đúng đối với dịch virus corona chủng mới khôn lường

VOV.VN - Dịch viêm hô hấp do virus corona đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi con người phải xác định thái độ đúng đắn, hợp lý.

Cần thái độ đúng đối với dịch virus corona chủng mới khôn lường

Cần thái độ đúng đối với dịch virus corona chủng mới khôn lường

VOV.VN - Dịch viêm hô hấp do virus corona đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi con người phải xác định thái độ đúng đắn, hợp lý.