“Cô giáo bọ cạp“: Đừng để bọ cạp mang tên mình

VOV.VN -Mỗi nhà giáo “tự sửa lại mình” trở thành tấm gương cho mỗi học trò noi theo. Đừng để bọ cạp mang tên mình.

1. Nhân chuyện “Cô giáo bọ cạp”- từ khóa làm “dậy sóng” báo chí những ngày qua, Tôi thử tra trên Google bằng tiếng Nhật, tiếng Anh nội dung từ khóa đó, nhiều từ khóa có nghĩa Bọ cạp hiện ra, nhưng nội dung chủ yếu diễn giải Bọ cạp là một loài động vật có nọc độc, gây nguy hại cho con người. Riêng tiếng Nhật tuyệt nhiên không có nội dung nói về cô giáo, thầy giáo có hành vi ứng xử thiếu bình tĩnh, chưa phù hợp với học sinh được ví như “Bọ cạp”.

Tôi cũng đồng tình với ý kiến của nhà báo Vũ Hạnh (VOV.VN) đã phân tích góc độ hành vi ứng xử của một nhà giáo, bởi theo tôi, nhà giáo-không chỉ dừng lại là một danh từ mà cả dân tộc Việt Nam bao đời nay tôn kính mà còn thể hiện cái gốc văn hóa của một đất nước, và cái gốc này sẽ còn ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người Việt Nam sau này.

Cô Lê Na đang mắng học viên là "vô học" (ảnh từ clip)

Ở Nhật Bản, chữ “Lễ” vô cùng quan trọng, được thể hiện rất rõ trong giáo dục ở các trường học. Ngay từ tiểu học, các em học sinh đã phải học chữ Lễ-không đơn thuần là chào hỏi mà là cách sống, cách ứng xử của con người trong mọi hoàn cảnh và thể hiện đẳng cấp con người khác với động vật.

Ai cũng biết, con khỉ, con chim... cũng có thể biết giao tiếp riêng bằng ngôn ngữ của chúng. Nhưng tôi nghĩ rằng rất hiếm khi chúng ta lại dạy những con động vật đó “chửi tục”, bởi chúng chẳng hiểu gì về ngôn ngữ Người, và chúng ta đang cố lắng nghe ngôn ngữ của chúng để nghiên cứu chúng chứ chẳng dại gì mà lại muốn trở thành chúng. Vậy dù là cô giáo, hay là một sinh viên, học sinh tiểu học, hay một chính trị gia, một nhân viên bốc vác đều phải biết nói tiếng nói của mình đúng ngữ pháp, có nội dung rõ ràng mạch lạc, nghĩa là đúng ngôn ngữ-thứ để phân định rõ giữa Người và động vật.

2. Sáng nào cũng thế, thầy Hiệu trưởng trường Tiểu học Nishihara ở Shibuya, Tokyo đến sớm đứng trước cổng trường chào đón học sinh của mình đến lớp, hỏi thăm đã mang đầy đủ sách vở đến lớp chưa, có quên gì không? Khi các em đã ngồi yên trong lớp, thầy lại đi dọc hành lang xem các lớp học đã bắt đầu chưa, có vấn đề gì cần giải quyết. Các thầy, cô chủ nhiệm trước khi giảng bài mới đều hỏi các trò có tâm sự gì thì chia sẻ. Thầy, cô thực sự là những người gần gũi với các em, tạo nên một tam giác gia đình- nhà trường- xã hội, cùng bón dưỡng các em ngay từ nhỏ hình thành nhân cách, trở thành người có ích cho xã hội.

Ở đây thầy, cô chủ nhiệm trong 3 tháng đều có một lần tiếp xúc với từng phụ huynh để trao đổi, lắng nghe những điều liên quan tới học sinh (mỗi lớp chỉ có tối đa từ 25-30 học sinh). Trong quá trình học, học sinh nào có biểu hiện như ốm, quên sách...Giáo viên chủ nhiệm gọi điện trực tiếp đến phụ huynh và đề nghị cùng giúp đỡ các em. Giờ ăn, giờ chơi đều có các mặt các thầy, cô ăn cùng, chơi cùng. Một sự gần gũi đáng kinh ngạc.

Đó là nề nếp của một nền giáo dục đã tồn tại nhiều năm nay khiến cho Nhật Bản trở nên giàu có và được ngưỡng mộ về ứng xử. Ở Nhật Bản hình tượng thầy, cô thực sự là “bài học lớn” các em đeo đuổi trong suốt cuộc đời học sinh. Do vậy, ở Nhật Bản hiếm khi có hiện tượng thầy, cô vì bực với học sinh hay vì lý do nào đó mà dùng lời lẽ mắng nhiếc, xúc phạm đến học sinh, và cũng hiếm khi lại có học sinh phản ứng lại thầy, cô.

Cô giáo trẻ Lê Na là một thế hệ nhà giáo được đào tạo trong một nền giáo dục Việt Nam có nhiều thay đổi. Nghe nói cô là người dạy giỏi và tâm huyết, nhưng lại thiếu ứng xử cơ bản của một nhà giáo. Mà thiết nghĩ ứng xử của cô cũng có liên quan tới giáo dục nước nhà. Và biết đâu em học sinh phản ứng lại cô Lê Na nhiều năm sau lại là một nhà giáo, và nhà giáo này có làm chủ được hành vi ứng xử của mình không? Các thế hệ sẽ nối tiếp thế hệ, nhưng hy vọng sẽ không có những “cô giáo bọ cạp”.

Điều chúng ta cần làm là không phải là mỗ xẻ chuyện "cô giáo bọ cạp" mà hãy giáo dục mỗi học sinh từ buổi đầu đến trường biết chào hỏi, biết yêu thương, gần gũi với thiên nhiên, động vật. Hãy chăm bón từ gốc, đừng chăm bón từ ngọn. Xin hãy chăm cây từ khi gieo hạt. Muốn thế có lẽ mỗi người dân Việt Nam chúng ta phải tự bản thân “tái giáo dục” chính mình, mỗi nhà giáo “tự sửa lại mình” trở thành tấm gương cho mỗi học trò noi theo, và mỗi học trò phải soi vào gương đó mà theo. Đừng để thế hệ sau mắc phải sai lầm của thế hệ trước./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người thầy giỏi là biết dạy học trò làm người trước khi dạy chữ
Người thầy giỏi là biết dạy học trò làm người trước khi dạy chữ

VOV.VN - Muốn có được những học trò thành công trong sự nghiệp và cuộc sống, người thầy giáo không thể coi nhẹ rèn luyện nhân cách học trò. 

Người thầy giỏi là biết dạy học trò làm người trước khi dạy chữ

Người thầy giỏi là biết dạy học trò làm người trước khi dạy chữ

VOV.VN - Muốn có được những học trò thành công trong sự nghiệp và cuộc sống, người thầy giáo không thể coi nhẹ rèn luyện nhân cách học trò. 

Sốc với cách "chửi" học trò của cô giáo “bọ cạp” Lê Na
Sốc với cách "chửi" học trò của cô giáo “bọ cạp” Lê Na

VOV.VN -Đoạn clip cô giáo Lê Na hung hãn xưng mày tao với học viên đã thêm một nét vẽ xấu về hình ảnh người dạy học.

Sốc với cách "chửi" học trò của cô giáo “bọ cạp” Lê Na

Sốc với cách "chửi" học trò của cô giáo “bọ cạp” Lê Na

VOV.VN -Đoạn clip cô giáo Lê Na hung hãn xưng mày tao với học viên đã thêm một nét vẽ xấu về hình ảnh người dạy học.

Chia sẻ về phương pháp dạy, học Văn học và Tiếng Việt
Chia sẻ về phương pháp dạy, học Văn học và Tiếng Việt

VOV.VN - Đến với chương trình mọi người sẽ được tiếp cận những phương pháp dạy và học Văn và Tiếng Việt hiện đại, sáng tạo, hiệu quả...

Chia sẻ về phương pháp dạy, học Văn học và Tiếng Việt

Chia sẻ về phương pháp dạy, học Văn học và Tiếng Việt

VOV.VN - Đến với chương trình mọi người sẽ được tiếp cận những phương pháp dạy và học Văn và Tiếng Việt hiện đại, sáng tạo, hiệu quả...