Con mất ngày tựu trường đúng nghĩa, bố xin lỗi!

(VOV) -Trong nhiều cái mất mát của tuổi thơ, cái mất mát lớn nhất là những kỷ niệm đẹp của ngày tựu trường

Hôm nay bố đưa Cún đi học. Bố bảo với Cún đây là buổi học đầu tiên. Cún hồi hộp lắm, dậy sớm hơn thường ngày, câu đầu tiên Cún nói: “Hôm nay con đi học”.

Loanh quanh tìm mãi mới thấy nhà cô. Bố rụt rè thò tay bấm chuông, một khuôn mặt cau có nhô ra quát “học mấy giờ?”

Bố cười cười như người phạm lỗi, nói dạ cháu học lúc hơn 8h ạ.

Người đàn bà mở cổng, cắm cảu: “Mới có 7h15, lần sau đến đúng giờ đấy! Vào đi! Đứng ở hè í! Cô giáo đã dậy đâu”. Nói xong bà cầm chổi ngoảy đít đi vào, để bố và Cún lơ ngơ bên bậc thềm.

Cún mới 7 tuổi, ơn Trời, thật may là chưa đủ tinh khôn để hiểu được thái độ cáu bẳn của bà già kia.

Cũng có thể Cún biết thừa, nhưng sự hồi hộp và háo hức của “buổi học đầu tiên” đã  xua tan những ý nghĩ chẳng lấy gì làm tốt đẹp với người đàn bà khó tính. Vì thế, Cún ngước lên hỏi bố một cách hào hứng vô tự lự: “Con vào nhá”.

Thế là tốt Cún ạ! Đừng bao giờ quá để tâm vào sự xấu xí của người khác. Cái này bố phải học Cún rồi.

Trên đường về, bố tự vấn lương tâm. Hình như bố đã vô tình và gián tiếp cướp đi ấn tượng đẹp về buổi học đầu tiên của Cún, một buổi học mà theo bố hình dung phải có nhiều cờ, hoa; có thật đông các bạn líu ríu trong tay mẹ dắt tay tới trường; cô giáo phải mặc áo dài, tươi cười xoa đầu bé trai, chỉnh nơ cho bé gái… Rồi ở góc kia, bác bảo vệ vung tay đánh lên những tiếng trống báo hiệu buổi học bắt đầu. Các con lưu luyến chia tay mẹ, có bạn chưa quen còn khóc sụt sùi, mắt đỏ hoe...

Thế kỷ 21 con là công dân toàn cầu. Hơn 30 năm nữa, bằng tuổi bố bây giờ, có thể khi đó con đang ở Bắc Cực đầy tuyết trắng hay lang thang trong rừng rậm Amazon; có thể con chỉ là người quét rác bình thường, hoặc bận rộn hơn, là nữ thủ tướng như bà Yingluck, dù ở địa vị nào thì khi ấy con vẫn có thể thay đổi được nhiều thứ, nhưng cái ấn tượng về buổi học đầu tiên hằn sâu vào ký ức thì chẳng bao giờ thay đổi được.

Ôi! Buổi học đầu tiên của Cún, liệu có tin được không? Buổi học được bắt đầu bằng một câu hỏi suồng sã, cục cằn.

Bố đã viết nhăng nhít đủ thứ về giáo dục, nhưng trước thầy trước cô bố vẫn vâng vâng dạ dạ, bố vẫn lặng lẽ chở con đi học thêm vì bố quá hiểu cái guồng máy này.

Bố cũng từng bàn về học trước chương trình, cũng dẫn lời Giáo sư A nói thế này, Tiến sĩ B nói thế kia, rằng như thế là phản khoa học, là tiếp tay cho tiêu cực… Nhưng tới lúc này, bố mới thấy cái mất mát lớn nhất, chẳng phải những điều bố đã viết, mà là những kỷ niệm đẹp của ngày tựu trường.   

Bố có lỗi vì đã tước đi của Cún con những ấn tượng đẹp đẽ ấy! Bố xin lỗi con!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Blog Ngô: Khi khối ngoài công lập phản pháo!
Blog Ngô: Khi khối ngoài công lập phản pháo!

(VOV) -Hầu như tỉnh thành nào cũng quyết “sắm” cho mình một trường ĐH, cho nó oách.

Blog Ngô: Khi khối ngoài công lập phản pháo!

Blog Ngô: Khi khối ngoài công lập phản pháo!

(VOV) -Hầu như tỉnh thành nào cũng quyết “sắm” cho mình một trường ĐH, cho nó oách.

Blog Ngô: Thừa mứa thông tin và sự mù quáng!
Blog Ngô: Thừa mứa thông tin và sự mù quáng!

(VOV) -Xem ra, sống trong một thế giới mà chỉ cần bấm chuột là ra kiến thức thì càng cần có kiến thức.

Blog Ngô: Thừa mứa thông tin và sự mù quáng!

Blog Ngô: Thừa mứa thông tin và sự mù quáng!

(VOV) -Xem ra, sống trong một thế giới mà chỉ cần bấm chuột là ra kiến thức thì càng cần có kiến thức.

Blog Ngô: Cải cách giáo dục hay cải cách ông thầy?
Blog Ngô: Cải cách giáo dục hay cải cách ông thầy?

(VOV) -GS Hồ Ngọc Đại từng nói đừng nghĩ dạy cấp I nên chỉ cần trình độ trung cấp, phải đại học mới đúng

Blog Ngô: Cải cách giáo dục hay cải cách ông thầy?

Blog Ngô: Cải cách giáo dục hay cải cách ông thầy?

(VOV) -GS Hồ Ngọc Đại từng nói đừng nghĩ dạy cấp I nên chỉ cần trình độ trung cấp, phải đại học mới đúng

Blog Ngô: Quán ngõ Hà Nội
Blog Ngô: Quán ngõ Hà Nội

(VOV) -Ngõ của Hà Nội là cả một thế giới khác. Nó tách biệt với cái hào nhoáng, ồn ào, đầy chất chợ búa bên ngoài.

Blog Ngô: Quán ngõ Hà Nội

Blog Ngô: Quán ngõ Hà Nội

(VOV) -Ngõ của Hà Nội là cả một thế giới khác. Nó tách biệt với cái hào nhoáng, ồn ào, đầy chất chợ búa bên ngoài.

Blog Ngô: Tinh tướng nó khổ thế
Blog Ngô: Tinh tướng nó khổ thế

(VOV) -Biết sơ sơ cái gì đó thì nhiều khi “nổ” rầm trời, nhưng chưa biết thì cấm có mở miệng bảo tôi “không biết”.

Blog Ngô: Tinh tướng nó khổ thế

Blog Ngô: Tinh tướng nó khổ thế

(VOV) -Biết sơ sơ cái gì đó thì nhiều khi “nổ” rầm trời, nhưng chưa biết thì cấm có mở miệng bảo tôi “không biết”.

Lo cho thi một, lo báo chí mười
Lo cho thi một, lo báo chí mười

(VOV) -Thử hỏi giá trị pháp lý của công văn kia và lời phân bua của Bộ trưởng ở hành lang Quốc hội cái nào hơn?

Lo cho thi một, lo báo chí mười

Lo cho thi một, lo báo chí mười

(VOV) -Thử hỏi giá trị pháp lý của công văn kia và lời phân bua của Bộ trưởng ở hành lang Quốc hội cái nào hơn?

Có chống được tiêu cực thi cử hay không?
Có chống được tiêu cực thi cử hay không?

(VOV) -Chừng nào xã hội còn những mảnh đất màu mỡ béo bở cho nhưng kẻ có bằng mà không có học thì chống tiêu cực khó mà bền vững

Có chống được tiêu cực thi cử hay không?

Có chống được tiêu cực thi cử hay không?

(VOV) -Chừng nào xã hội còn những mảnh đất màu mỡ béo bở cho nhưng kẻ có bằng mà không có học thì chống tiêu cực khó mà bền vững