Cứ nhìn ra đường là biết

VOV.VN - Mật độ đường sá chen chúc không chỉ được dùng để đánh giá tình hình dịch bệnh, nó còn là thước đo nhiều thứ khác…

- Theo ông, đến bao giờ mới hết dịch Covid-19?

- Cứ nhìn ra đường là biết. Trước khi công bố dịch mật độ xe cộ thế nào thì phải tới lúc đông đúc trở lại như cũ mới công bố hết dịch được.

- Nói chuyện với ông tức như bị bò đá, thôi chả nói nữa, tôi đi về!

 

- Ấy ấy, sao hôm nay bà nhanh dỗi vậy? Để tôi nói thêm cho bà rõ, rằng mật độ đường sá chen chúc không chỉ được dùng để đánh giá tình hình dịch bệnh, nó còn là thước đo nhiều thứ khác nữa…

- Vậy cơ à, ông nói rõ hơn cho tôi hiểu đi nào!

- Ờ, nói thế này cho bà dễ hiểu. 30 năm trước bà ở quê theo chồng ra đây, cả xóm này hơn hai chục nóc nhà có vài cái xe đạp, tôi có cái xích lô chạy tối ngày không hết việc. Đường sá hẹp nhưng không tắc nghẽn. Đấy, cái chỗ mọc lên hàng chục tòa nhà 50-60 tầng kia, hồi đó là ruộng lúa chiều chiều gió thổi mênh mang…

- Ông sắp thành nhà thơ rồi, nói mãi tôi vẫn chẳng hiểu ông định nói cái gì.

- Tôi muốn kể đầu đuôi thế để nói gọn lại rằng, đường sá chen chúc tắc nghẽn là do trình độ quản lý qui hoạch đô thị.

- Ông nói quá không hử? 30 năm rồi, giờ con cháu ông, con cháu tôi đầy đàn ra đấy. Xóm này nhà ai cũng vươn cao, mỗi nhà có vài xe máy, chưa kể ô-tô. Dân số tăng nhanh, kinh tế phát triển như thế làm sao không tắc nghẽn?

- Bởi vậy tôi mới nói do trình độ quản lý qui hoạch đô thị! Ông thị trưởng yếu kém cũng phải biết trong 5 năm tới dân số dự kiến tăng thêm bao nhiêu, phương tiện giao thông theo kinh tế phát triển như thế nào. Rồi khi tăng trưởng đến mức độ nào đó phải biết ưu tiên cái gì trước cái gì sau. Chẳng hạn như cần giải quyết vấn đề đường sá, tổ chức giao thông công cộng tốt mới hạn chế được phương tiện cá nhân. Đằng này, 30 năm rồi, tôi thấy cái thành phố này chả có qui hoạch hay quản lý gì cả, cứ mặc kệ cho phát triển tự nhiên.

- Ừ, ông nói phải, về trình độ quản lý đô thị thì nhìn ra đường là tôi biết rồi. Dịch bệnh cũng vậy, tôi đã hiểu ý ông nói. Nhưng mà ông nói đường sá chen chúc tắc nghẽn còn là thước đo của cái gì nữa?

- Đường sá chen chúc tắc nghẽn là thước đo nhiều thứ, từ trình độ quản lý cho đến dân trí, từ thực trạng hạ tầng cho tới phông nền văn hóa… Và, rất buồn vì đó còn là chỉ dấu rõ rệt về sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Đau lòng lắm bà ơi!

- Ờ nhỉ, tôi nhớ từng nghe câu, đường hay tắc vì ai cũng cho là mình giỏi. Bây giờ ông bảo tôi cứ nhìn ra đường là biết, thì tôi hiểu đó là, muốn biết phải nhìn vào người giỏi. Tôi hiểu thế có đúng như ông hiểu không?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chống dịch corona: Tránh hoang mang nhưng không chủ quan, khinh suất
Chống dịch corona: Tránh hoang mang nhưng không chủ quan, khinh suất

VOV.VN - Cuộc chiến chống virus corona chủng mới trên thế giới đang diễn ra cam go phức tạp. Mọi sự chủ quan, khinh suất vào lúc này đều tiềm tàng nguy hiểm.

Chống dịch corona: Tránh hoang mang nhưng không chủ quan, khinh suất

Chống dịch corona: Tránh hoang mang nhưng không chủ quan, khinh suất

VOV.VN - Cuộc chiến chống virus corona chủng mới trên thế giới đang diễn ra cam go phức tạp. Mọi sự chủ quan, khinh suất vào lúc này đều tiềm tàng nguy hiểm.

Tháng ba, Tây Bắc đến mùa ban nở rồi anh ạ!
Tháng ba, Tây Bắc đến mùa ban nở rồi anh ạ!

VOV.VN - Tây Bắc bạt ngàn hoa dã quỳ, hoa tớ dày, hoa mận, hoa đào... nhưng hoa ban vẫn được coi là biểu tượng.

Tháng ba, Tây Bắc đến mùa ban nở rồi anh ạ!

Tháng ba, Tây Bắc đến mùa ban nở rồi anh ạ!

VOV.VN - Tây Bắc bạt ngàn hoa dã quỳ, hoa tớ dày, hoa mận, hoa đào... nhưng hoa ban vẫn được coi là biểu tượng.

Radio: Luôn là những kỷ niệm đẹp, những ấn tượng khó phai
Radio: Luôn là những kỷ niệm đẹp, những ấn tượng khó phai

VOV.VN - Với người dân ở các quốc gia trên hành tinh này radio luôn để lại những kỷ niệm đẹp, những ấn tượng khó phai.

Radio: Luôn là những kỷ niệm đẹp, những ấn tượng khó phai

Radio: Luôn là những kỷ niệm đẹp, những ấn tượng khó phai

VOV.VN - Với người dân ở các quốc gia trên hành tinh này radio luôn để lại những kỷ niệm đẹp, những ấn tượng khó phai.