Đại biểu Quốc hội nên hát Quốc ca

(VOV) - Hát Quốc ca là một hành động thể hiện lòng yêu Tổ quốc, một tình cảm thiêng liêng.

1. Trong cuộc đời miệt mài khổ luyện và cống hiến của mình, vận động viên thể thao nào cũng mơ đến khoảnh khắc lớn lao được ít nhất một lần được đứng trên bục vinh quang, nhìn lá cờ tổ quốc được kéo lên và hát vang bài Quốc ca hùng tráng của đất nước mình. Đồng nghiệp của tôi, bình luận viên Việt Anh bảo rằng, trong thể thao, người ta chỉ nhắc đến người chiến thắng và ở những giải đấu quốc tế, phần thưởng cho người thắng không chỉ là huy chương, giải thưởng mà còn là được nghe, được hát Quốc ca của mình vang lên trên sân vận động, trong nhà thi đấu cùng với lá quốc kỳ dần được kéo lên trên cột cờ cao nhất.

Đội tuyển Việt Nam hát Quốc ca trước khi vào trận đấu

Nhưng không có ấn tượng nào bằng cảm giác được nghe 4 vạn cổ động viên cùng hát vang Quốc ca trong lễ chào cờ, trước khi bước vào những trận đấu quốc tế của đội tuyển bóng đá quốc gia, đội tuyển U23 quốc gia... trên sân vận động Mỹ Đình. Sự hùng tráng của bài hát cùng tinh thần đoàn kết của hàng vạn cổ động viên thể hiện qua bài Quốc ca thực sự là động lực cho các tuyển thủ, giúp họ thấy được sự ủng hộ của hàng triệu khán giả nhà, tiếp cho họ sức mạnh của màu cờ sắc áo trong từng trận đấu.

2. Khi còn đi học, vào mỗi sáng thứ hai đầu tuần, nhà trường đều tổ chức cho chúng tôi kéo cờ, đánh trống và hát Quốc ca. Dù còn nhỏ nhưng chúng tôi hát rất hăng say và được dạy rằng chào cờ và hát Quốc ca là một hành động thể hiện lòng yêu Tổ quốc, một tình cảm thiêng liêng.

Nhưng khi đi làm thì không còn mấy người hát nữa. Mỗi khi có những nghi thức quan trọng thì người ta chỉ việc đứng và nghe nhạc. Mà nhạc thì cũng không chuẩn, là phóng viên phải đi nhiều tôi nhận thấy mỗi ngành lại chọn cử Quốc ca một cách riêng.

Một buổi lễ chào cờ và hát Quốc ca của các em học sinh

Lúc thì là bản Quốc ca có lời là tốp ca, khi thì chỉ là đơn ca và đôi khi bản phối không hay còn làm mất đi sự trang nghiêm của buổi lễ. Trong khi nếu chúng ta cử nhạc không lời và tất cả cùng hát thì sẽ tuyệt vời biết bao. Là công dân, điều tối thiểu là phải thuộc và hát được quốc ca của nước mình.

Mỗi lúc như vậy tôi lại nhớ đến hình ảnh các em khiếm thính trường PTCS Xã Đàn hát Quốc ca bằng ngôn ngữ ký hiệu với những động tác rất đều và nghiêm túc. Hay một  em bé 3 tuổi hát quốc ca và chào cờ rất dễ thương và những bạn trẻ hát Quốc ca sôi nổi sau khi chinh phục đỉnh núi cao. Đó chỉ là 3 trong số rất nhiều video clip tham dự cuộc thi “Cùng hát tiến quân ca” do một nhóm bạn trẻ đứng ra tổ chức. Một cuộc thi tự phát nhưng lại thu hút được sự tham gia của đông đảo nhân dân và nhận được nhiều ủng hộ và khen ngợi của cộng đồng mạng.

3. Nghị trường và dư luận mấy ngày gần dây râm ran việc có nên hay không nên thay đổi lời Quốc ca. Nhưng theo tôi điều cần bàn thiết thực và ý nghĩa hơn đó là làm sao để chính các đại biểu quốc hội, các công chức và quan chức nhà nước hát Quốc ca.

Mấy năm trước, đại biểu Dương Trung Quốc đã từng đề xuất toàn thể đại biểu Quốc hội hát Quốc ca trong lễ khai mạc và bế mạc mỗi kỳ họp. Tuy nhiên chính ông cũng thừa nhận là đề nghị này không thành, vì không phải đại biểu nào cũng thuộc Quốc ca. Trong khi điều này đã được coi là một trong những tiêu chí của nhiều quốc gia cho người nhập quốc tịch.

Lời bài hát "Tiến quân ca" (Quốc ca)

Còn nhớ trong một dịp đến dự và phát biểu ở Hội nghị Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) vài năm trước, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã kêu gọi MTTQ vận động toàn dân hát Quốc ca mỗi khi làm lễ chào cờ bởi nó có tác dụng lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước của mỗi người dân.

Hát quốc ca không phải là hình thức mà là ý thức công dân. Vận động viên, học sinh và người dân đều hát quốc ca một cách tự nguyện bởi mỗi khi giai điệu hào hùng Tiến quân ca vang lên, tinh thần Việt Nam lại trỗi dậy. Vì thế hát quốc ca còn là một cách thức hiệu quả khơi dậy tinh thần yêu nước, tình đoàn kết, lòng tự tôn dân tộc.

Đại biểu Quốc hội phải hát quốc ca, là đại biểu của dân họ cần phải gương mẫu, thể hiện thái độ công dân của mình một cách đầy đủ nhất. Các quan chức nhà nước cũng phải là những người hát quốc ca gương mẫu nhất.

Nên chăng đã đến lúc chúng ta điều chỉnh nghi thức của các tổ chức nhà nước và xã hội, trừ một vài trường hợp chỉ cử quốc thiều, còn lại thì phải hát Quốc ca mang tính chất bắt buộc.

Hãy khơi dậy tinh thần yêu nước trong tất cả mọi người: Học thuộc và biết hát quốc ca./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Có nên sửa lời Quốc ca hay không?
Có nên sửa lời Quốc ca hay không?

(VOV) - Đề xuất sửa lời Quốc ca của một đại biểu Quốc hội đã gây ra tranh cãi trên công luận, trong đó có rất nhiều ý kiến phản đối.

Có nên sửa lời Quốc ca hay không?

Có nên sửa lời Quốc ca hay không?

(VOV) - Đề xuất sửa lời Quốc ca của một đại biểu Quốc hội đã gây ra tranh cãi trên công luận, trong đó có rất nhiều ý kiến phản đối.

Không nên đổi lời Quốc ca!
Không nên đổi lời Quốc ca!

Theo đại biểu Quốc hội - nhà sử học Dương Trung Quốc: “Điều cần thiết bây giờ là...tăng số người hát Quốc ca, chứ không phải sửa lời”.

Không nên đổi lời Quốc ca!

Không nên đổi lời Quốc ca!

Theo đại biểu Quốc hội - nhà sử học Dương Trung Quốc: “Điều cần thiết bây giờ là...tăng số người hát Quốc ca, chứ không phải sửa lời”.

Nhiều nghệ sĩ phản đối sửa lời Quốc ca
Nhiều nghệ sĩ phản đối sửa lời Quốc ca

Trước đề xuất sửa lời Quốc ca, các nghệ sĩ như nhạc sĩ Phó Đức Phương, Nguyễn Thụy Kha, NSƯT Ánh Tuyết… lên tiếng phản đối.

Nhiều nghệ sĩ phản đối sửa lời Quốc ca

Nhiều nghệ sĩ phản đối sửa lời Quốc ca

Trước đề xuất sửa lời Quốc ca, các nghệ sĩ như nhạc sĩ Phó Đức Phương, Nguyễn Thụy Kha, NSƯT Ánh Tuyết… lên tiếng phản đối.