Đừng mất công chiều mấy ông thợ!

VOV.VN - Chẳng phải mình tôi mà nhiều người mỗi khi cần thuê mướn người khác làm hoặc sửa cái gì đó thường nói khéo, tỏ ra nhũn nhặn, thậm chí cầu cạnh.

Khi đem món đồ bị hỏng ra thợ sửa hoặc thuê người làm chúng ta thường mỉm cười rồi mở đầu bằng câu “nhờ anh chị giúp hộ”. Sau đó bản thân cũng chẳng cần giấu giếm những cử chỉ thái độ nhún nhường, thậm chí xun xoe.

Quan hệ chủ - thợ thời buổi thị trường này cần sòng phẳng (Ảnh minh họa)

Thoạt đầu tôi nghĩ những hành vi kiểu như thế cũng hay hay. Nó xóa nhòa khoảng cách chủ-tớ, hòa đồng và nhân bản hơn nhưng chẳng phải vậy! Mình càng cố hạ thấp bản thân thì nhiều thợ thuyền, người bán hàng càng lên mặt. Họ cho rằng chỉ mình họ làm được công việc đó và lầm tưởng cử chỉ cầu cạnh của người đi thuê, đi mua đã chứng minh họ độc nhất vô nhị.
Chiêu phổ biến của mấy ông thợ, bất luận làm việc gì, sửa chữa cái gì, thì thoạt đầu phải than khó khăn phức tạp; chép miệng rên lên “khó lắm”, “bận lắm”, “mất công lắm”, “không đơn giản đâu”, “nể lắm mới làm đấy…” Họ nói vậy với dụng ý đòi thù lao cao hơn và để buộc người thuê phải hàm ơn, phải cung phụng.
Một vài ông thợ hoặc người làm được mời về nhà thì chủ nhà hỏi hút thuốc gì, uống nước gì… Rồi sau đó lăng xăng quanh mấy ông thợ, luôn miệng hỏi cần cái gì, có cần mua gì không? Thi thoảng thợ lại gọi bảo mua cái này lấy cái kia, sai gia chủ không khác gì sai đầy tớ. Còn chủ chiều thợ như chiều vong.
Tôi cam đoan ngày nay hiếm có người làm, người thợ nào mà người thuê giao phó toàn bộ công việc cho họ. Kiểu gì cũng phải để mắt để tâm quan sát.
Gặp mấy ông thợ kỹ thuật chảnh thì thôi rồi! Đồ của mình mấy ông ấy om cho đến lúc nào mình phải điện tới điện lui mới ậm ừ được vài câu, mà nói dấm dẳng như "cha bố thiên hạ", rồi cuối cùng mình lại phải lụi hụi đến tận cửa hàng, dù bực muốn chết cũng cố sắm một nụ cười cầu tài, nhũn nhặn nói "rảnh rỗi xem sửa giúp anh cái đi em."
Khi đi mua hàng, cái tánh người mình cũng hay xuống nước năn nỉ. Muốn mua rẻ thì nhiều người còn trình bày cả gia cảnh, có anh lộn cả ví ra nói còn mỗi từng này thôi… Nói thật! Đừng bao giờ hy vọng người bán hàng bán rẻ hoặc họ thương mình. Dù có năn nỉ và kể khổ thế chứ kể nữa thì chưa có lãi họ cũng chưa bán đâu.
Mình năn nỉ xuống nước như thế nhưng liệu thợ có làm cho mình đúng thời gian, đạt chất lượng không, món đồ mua được có hời và tốt không? Chưa chắc.
Nghĩa là không phải vì vật nài, lễ phép, nai lưng ra làm thợ phụ kiêm hoạt náo viên, thi thoảng lại thả một câu nịnh bợ…thì kết quả công việc hay chất lượng món hàng tốt lên. Không phải! Nó tốt là tốt. Mà đã tồi thì cố gắng phục dịch, chiều chuộng, năn nỉ thế chứ nữa cũng vẫn tồi, vẫn kém mà thôi.
Còn về phía người đi thuê thì sao? Cũng chẳng hiếm kẻ thiếu thành thật trong mô tả công việc cần làm để khỏi phải trả công cao cho người thợ. Cái này gọi là thiếu đàng hoàng. Cũng có kẻ cậy có tiền lên mặt trợn mắt chỉ tay nói như "cha bố thiên hạ". Cái này gọi là trưởng giả học làm sang, kệch cỡm.
Quan hệ chủ - thợ thời buổi thị trường này cần sòng phẳng. Không rõ ràng ngay từ đầu là phiền hà ngay! Việc to thì giấy trắng mực đen, 2 bên ký vào; việc nhỏ thì minh bạch mọi chuyện. Yêu cầu như thế, giá cả như vậy, có làm được không. Đừng mất thời gian năn nỉ hay trình bày hoàn cảnh, so sánh nọ kia! Điều đó không chỉ vô ích mà vô hình trung còn dung dưỡng và níu kéo thói hách dịch cửa quyền. Thời nay làm như vậy là có “tội”. “Tội” làm cho người khác ngộ nhận là cửa hàng trưởng cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Tội không thúc đẩy và tạo điều kiện cho thị trường tự do cạnh tranh mà ở đó quyền lợi luôn mở cửa cho tất cả những ai đứng đắn và có thực tài./.

Hổ hay...bướm?

VOV.VN - Tại sao tin xấu luôn hấp dẫn và thu hút mọi người?

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công khai điểm số và sự hoàn hảo của học trò
Công khai điểm số và sự hoàn hảo của học trò

VOV.VN -Khi không lấy sự hoàn hảo làm chuẩn mực và thước đo thì các em cũng sẽ nhân ái và bao dung hơn trong ứng xử với bạn bè.

Công khai điểm số và sự hoàn hảo của học trò

Công khai điểm số và sự hoàn hảo của học trò

VOV.VN -Khi không lấy sự hoàn hảo làm chuẩn mực và thước đo thì các em cũng sẽ nhân ái và bao dung hơn trong ứng xử với bạn bè.

Về bài báo: “Một weekend ở Điện Biên Phủ“
Về bài báo: “Một weekend ở Điện Biên Phủ“

VOV.VN -Ngày nay trên thế giới có cả ngàn cuốn sách viết về trận Điện Biên Phủ năm 1954, nhưng hầu hết là sách viết sau sự kiện động trời ấy. 

Về bài báo: “Một weekend ở Điện Biên Phủ“

Về bài báo: “Một weekend ở Điện Biên Phủ“

VOV.VN -Ngày nay trên thế giới có cả ngàn cuốn sách viết về trận Điện Biên Phủ năm 1954, nhưng hầu hết là sách viết sau sự kiện động trời ấy. 

300 tỷ đồng xây tháp ở Thái Bình: Xin lắng nghe lòng dân
300 tỷ đồng xây tháp ở Thái Bình: Xin lắng nghe lòng dân

VOV.VN - Đề nghị lãnh đạo tỉnh Thái Bình quê tôi tổ chức cuộc thi kiến trúc 1 biểu tượng cho quê nhà, sao ít tiền thôi mà vẫn đẹp...

300 tỷ đồng xây tháp ở Thái Bình: Xin lắng nghe lòng dân

300 tỷ đồng xây tháp ở Thái Bình: Xin lắng nghe lòng dân

VOV.VN - Đề nghị lãnh đạo tỉnh Thái Bình quê tôi tổ chức cuộc thi kiến trúc 1 biểu tượng cho quê nhà, sao ít tiền thôi mà vẫn đẹp...

Bàn về cam kết của ông Nguyễn Đức Chung ở Đồng Tâm
Bàn về cam kết của ông Nguyễn Đức Chung ở Đồng Tâm

VOV.VN -Pháp luật do con người sinh ra và cũng do con người áp dụng, sửa đổi hay hủy bỏ. Người khôn ngoan sẽ áp dụng nó một cách hợp lý nhất.

Bàn về cam kết của ông Nguyễn Đức Chung ở Đồng Tâm

Bàn về cam kết của ông Nguyễn Đức Chung ở Đồng Tâm

VOV.VN -Pháp luật do con người sinh ra và cũng do con người áp dụng, sửa đổi hay hủy bỏ. Người khôn ngoan sẽ áp dụng nó một cách hợp lý nhất.