Liên tiếp những vụ án nghiêm trọng: Nhân dân có còn là tai mắt?

VOV.VN -Liên tiếp xuất hiện những vụ án nghiêm trọng ở làng quê. Điều này một lần nữa nhắc nhở vai trò của nhân dân trong giữ gìn trật tự.

Lịch sử ngành công an cho thấy từ khi ra đời (19/8/1945), lực lượng công an đã biết dựa vào dân nên phá được nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp.

Mới đây ngành công an đã long trọng giới thiệu hai quyển: "Nhân dân cội nguồn sức mạnh bảo vệ an ninh Tổ quốc" của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và “Tỏa sáng giữa đời thường”. Vì thế tôi hiểu quan điểm dựa vào dân vẫn còn nguyên giá trị.


Ý chí và nhận thức của cả ngành nhìn chung là như vậy, nhưng nói thật, xuất phát từ nhiều nguyên nhân (cả chủ quan lẫn khách quan) khiến cho sự gần gũi giữa người dân và lực lượng công an, ở nơi này nơi kia, lúc này lúc khác, có phần lỏng lẻo.

Rõ ràng sự nhũng nhiễu ở một bộ phận chiến sỹ công an (nhất là công an giao thông) khiến cho người dân có cái nhìn thiếu thiện cảm, để rồi từ đó đánh đồng với toàn bộ lực lượng. Không khó để tìm thấy nhiều bình luận và hình ảnh chẳng hay ho gì với công an giao thông ở trên mạng (đặc biệt là otofun.net). Trên mạng cũng đầy rẫy những kinh nghiệm được chia sẻ để tránh bị công an “bắt nạt”. Và chắc chắn chẳng có quốc gia nào trên thế giới lại xuất hiện những ký hiệu riêng của tài xế, những tấm bảng thông báo do người dân viết “Phía trước có công an” để cảnh báo người tham gia giao thông.

Thôn, ấp, bản, tổ dân phố là đơn vị gần dân nhất nhưng lại là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư nên việc tiếp nhận và thông tin (cho cấp trên và cho nhân dân) những dấu hiệu đáng ngờ, những bất ổn về trật tự tại địa bàn còn nhiều hạn chế. Chính người viết bài này từng báo việc mất trộm cho tổ trưởng tổ dân phố thì nhận được một câu gọn lỏn “có của thì phải biết giữ chứ”.

Hiện nay người dân mất trộm, bị cướp, phát hiện vụ việc liên quan tới trị an…, rất ngại trình báo. Bản thân tôi có lần điện cho 113 báo một vụ đánh nhau bằng hung khí có đổ máu thì đầu dây bên kia thản nhiên: “Chúng tôi không bay đến được. Đi rồi!”. Bên cạnh đó quy trình báo mất cắp, mất trộm; báo những dấu hiệu khả nghi cho cơ quan công an vẫn còn rườm rà, đấy là chưa kể phải chờ đợi và không được tiếp đón lịch sự.

Vẫn biết những hiện tượng trên không nhiều nhưng lại là trở ngại trong mối liên hệ giữa dân với công an. Không biết lực lượng công an có bao nhiêu người, nhưng nhiều tới mấy mà không có tai mắt của người dân thì việc giữ gìn trật tự trị an cũng khó hoàn thành

Tội ác nên ngăn chặn từ khi nó chưa xuất hiện, chứ khi xảy ra rồi thì gọi là chữa cháy, khắc phục hậu quả, cả nạn nhân và hung thủ đều phải nhận cái kết chẳng ra gì và hầu như không thể sửa chữa. Muốn vậy phải có thông tin ngay từ sớm và những thông tin ấy lại phần nhiều đến từ phía người dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhu cầu làm người tốt
Nhu cầu làm người tốt

VOV.VN - Nếu như ai cũng có nhu cầu làm người tốt thì tại sao xã hội này lại có nhiều xấu xa đến thế?

Nhu cầu làm người tốt

Nhu cầu làm người tốt

VOV.VN - Nếu như ai cũng có nhu cầu làm người tốt thì tại sao xã hội này lại có nhiều xấu xa đến thế?

Mùa thi lại đến, chẳng nhớ gì, chỉ nhớ bố!
Mùa thi lại đến, chẳng nhớ gì, chỉ nhớ bố!

VOV.VN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT lại đến. Chẳng nhớ gì chỉ nhớ bố! Người đã từng bước, từng ngày, bằng đủ mọi cách, giúp tôi thành đứa không hư.

Mùa thi lại đến, chẳng nhớ gì, chỉ nhớ bố!

Mùa thi lại đến, chẳng nhớ gì, chỉ nhớ bố!

VOV.VN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT lại đến. Chẳng nhớ gì chỉ nhớ bố! Người đã từng bước, từng ngày, bằng đủ mọi cách, giúp tôi thành đứa không hư.

Hà Nội tìm chỗ hóng mát khó thế, khổ thế!
Hà Nội tìm chỗ hóng mát khó thế, khổ thế!

VOV.VN - Từ lâu rồi, tôi không còn thói quen hóng mát. Mà chả riêng gì tôi, nhiều người cũng không còn thói quen ấy.

Hà Nội tìm chỗ hóng mát khó thế, khổ thế!

Hà Nội tìm chỗ hóng mát khó thế, khổ thế!

VOV.VN - Từ lâu rồi, tôi không còn thói quen hóng mát. Mà chả riêng gì tôi, nhiều người cũng không còn thói quen ấy.

Nỗi tương tư ngày mưa tháng sáu...
Nỗi tương tư ngày mưa tháng sáu...

VOV.VN - Tháng sáu mưa nhiều, những cơn mưa mùa hạ đến và đi thật nhanh, nhưng đủ làm người ta bật lên một nỗi buồn, một nỗi nhớ…

Nỗi tương tư ngày mưa tháng sáu...

Nỗi tương tư ngày mưa tháng sáu...

VOV.VN - Tháng sáu mưa nhiều, những cơn mưa mùa hạ đến và đi thật nhanh, nhưng đủ làm người ta bật lên một nỗi buồn, một nỗi nhớ…

Mặc áo “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” đi thi tốt nghiệp THPT
Mặc áo “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” đi thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN -Sáng nay, con trai bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Đây là lúc con trai bắt đầu đối diện với thử thách lớn nhất sau 12 năm đèn sách.

Mặc áo “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” đi thi tốt nghiệp THPT

Mặc áo “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” đi thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN -Sáng nay, con trai bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Đây là lúc con trai bắt đầu đối diện với thử thách lớn nhất sau 12 năm đèn sách.

Nhà báo thực sự có quyền lực và giàu có?
Nhà báo thực sự có quyền lực và giàu có?

VOV.VN -Nhiều người cho rằng nhà báo cũng như “anh giáo Thứ”, có người lại nói đó là nghề kiếm tiền dễ nhất trong thiên hạ…

Nhà báo thực sự có quyền lực và giàu có?

Nhà báo thực sự có quyền lực và giàu có?

VOV.VN -Nhiều người cho rằng nhà báo cũng như “anh giáo Thứ”, có người lại nói đó là nghề kiếm tiền dễ nhất trong thiên hạ…

Bạo hành gia đình ở Việt Nam cần được quan tâm
Bạo hành gia đình ở Việt Nam cần được quan tâm

VOV.VN -Tại Việt Nam, bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ, trẻ em vẫn diễn ra phức tạp và cần được quan tâm hơn nữa.

Bạo hành gia đình ở Việt Nam cần được quan tâm

Bạo hành gia đình ở Việt Nam cần được quan tâm

VOV.VN -Tại Việt Nam, bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ, trẻ em vẫn diễn ra phức tạp và cần được quan tâm hơn nữa.

Nhiều người Việt đang ăn để… chết
Nhiều người Việt đang ăn để… chết

VOV.VN - Thông thường ăn là để... sống chứ đâu phải ăn để… chết, nhưng trước thời buổi làm ăn chộp giật, “lướt sóng” hiện nay thì nhiều khi ăn lại là để chết.

Nhiều người Việt đang ăn để… chết

Nhiều người Việt đang ăn để… chết

VOV.VN - Thông thường ăn là để... sống chứ đâu phải ăn để… chết, nhưng trước thời buổi làm ăn chộp giật, “lướt sóng” hiện nay thì nhiều khi ăn lại là để chết.