Quá nhiều học sinh giỏi: Bệnh “tự sướng” ngày càng nặng?

VOV.VN -Ngày này, ở các trường bậc tiểu học việc học sinh đạt danh hiệu học giỏi quá nhiều. Các lớp gần như 100% đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Năm học 2014-2015 đang ở những ngày cuối cùng. Hầu hết các trường đã thi, đã tổng kết xong và học sinh chỉ còn chờ ngày bế giảng. Trong hai ngày cuối tuần qua, rất nhiều các trường phổ thông trên cả nước đã tổ chức họp phụ huynh tổng kết năm học. Và theo đó, ngập tràn trên Facebook và các mạng xã hội là câu chuyện học tập của các cháu bậc phổ thông, đặc biệt là tiểu học và trung học cơ sở. Có thể nhận thấy rất dễ rằng ở đó, phần lớn các dòng trạng thái (status), bài viết, hay ảnh là khoe thành tích học tập của con, khoe sự học giỏi, xuất sắc của con. Cũng dễ hiểu thôi, bởi các cháu học... rất giỏi.

Có con học giỏi đương nhiên các bậc phụ huynh vui, hài lòng và cả mãn nguyện, tự hào với những thành tích con mình đạt được. Nhưng cũng trong không khí hân hoan khoe con đó, thì cũng có rất nhiều sự băn khoăn về chuyện học tập của các cháu, về chuyện học giỏi của các cháu...

Thứ nhất là các cháu học giỏi quá nhiều, nhất là bậc tiểu học. Các lớp gần như 100% đạt danh hiệu học sinh giỏi. Học sinh khá, hay còn gọi là học sinh tiên tiến theo cách phân bậc học lực xưa là rất hiếm. Còn dưới nữa (trung bình, kém) thì dường như không có. Học sinh giỏi nhiều vậy nên nếu căn cứ vào danh hiệu để phân loại thì rất khó thấy cao thấp, ai hơn ai, tất cả đều “quy đồng mẫu số” là giỏi cả. Chỉ tủi cho một số rất ít các bạn không đạt mức đánh giá này.

 

Các cháu học quá giỏi?
Thứ hai, là mức độ giỏi. Ở bảng điểm của những học sinh giỏi này cũng đáng kinh ngạc với nhiều cháu đạt “mười phẩy” tổng kết năm. Nhìn bảng điểm thi của lớp mà thấy hoa mắt với những điểm 10, chỉ lác đác có những điểm 9, 8. Còn những điểm trung bình, điểm kém là không có.

Rất nhiều bậc phụ huynh đã trải qua bậc học của con ở khoảng 30 năm trước cho rằng đó là một điều nực cười đến phi lý. Bởi theo họ, điểm 10 là biểu hiện của sự toàn diện, hoàn hảo, là vinh hạnh tối thượng mà học sinh đạt được; không bao giờ là dễ dàng. Điểm 10 cũng là điểm phân loại học sinh rõ ràng để chọn ra những các nhân xuất sắc nhất. Đặc biệt, với 1 môn có yếu tố tự luận, sáng tạo là môn văn, thì điểm 10 luôn là hy hữu, là ước mơ ngoài tầm tay với. Nhưng trong những thông tin các bố mẹ đi họp phụ huynh nhận được khi đi họp cuối tuần qua, điểm 10 - kể cả điểm 10 văn trở nên rất... bình dân, phổ cập và quá đỗi bình thường, trở nên mất thiêng.

Những bậc phụ huynh của các cháu tiểu học năm nay, phần nhiều ở thế hệ 7X và học tiểu học cách đây khoảng 30 năm, đã phàn nàn rất nhiều với cách cho điểm và đánh giá học sinh hiện tại. Thời đó, thứ hạng phân chia tiêu chí rất rõ ràng. Điểm tổng kết đạt “chín phẩy” trở lên là học sinh xuất sắc, “tám phẩy” trở lên là học sinh giỏi, “bảy phẩy” trở lên là học sinh tiên tiến; dưới nữa là trung bình và “bốn phẩy” trở xuống là kém, phải lưu ban.

 

Học sinh mầm non 18-24 tháng tuổi cũng có khen thưởng... “Cháu ngoan Bác Hồ”???

Thời đó, mỗi lớp 40-50 học sinh sau mỗi kỳ, mỗi năm thường chí có trên dưới 10 bạn giỏi, số còn lại là khá và trung bình. Học sinh xuất sắc theo cách tính điểm ấy cực hiếm, không phải lớp nào cũng có, không phải năm nào cũng có. Và tất nhiên, việc học sinh học lực kém phải lưu ban hay nói nôm na là “ở lại lớp”, “học đúp” cũng không phải là hiếm.

Sau chừng ấy năm, có quá nhiều đổi thay trong giáo dục và có cả những tác động xã hội, song hình như không theo chiều hướng tích cực. Qua những lần “cải cách”, giáo dục phổ thông như càng rối rắm vè bế tắc hơn. Gần đây nhất, thông tư 30 của Bộ GD-ĐT hướng dẫn về việc đánh giá học sinh tiểu học đã vấp phải sự phản đối của rất nhiều giáo viên và phụ huynh học sinh.

Một cô giáo ở một trường tiểu học ở quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, theo thông tư này, cùng với sự trao đổi cấp quận với hiệu trưởng các trường tiểu học cùng địa bàn, hiệu trưởng trường quyết định... khen tất cả học sinh; với các mức độ như sau: Tất cả điểm thi 10 thì được đánh giá “xuất sắc”, nếu không được 10 tất cả thì được khen “hoàn thành tốt”. Hai mức này được gọi là “Khen thưởng toàn diện”.

Còn ở mức độ thấp hơn, thì được khen theo từng mặt, ví dụ như: Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán, môn Tiếng Việt, môn Lịch sử - Địa lý... Trong buổi họp phụ huynh cuối năm mà người viết bài này tham dự với tư cách là phụ huynh học sinh, cô giáo đó đã nói đùa: Thông tư này là thông tư... khen. Và tóm lại, cháu nào cũng giỏi, cháu nào cũng được khen.

Nhà báo Mạnh Quân (báo Thanh Niên), có con đang học THCS sau khi đi họp phụ huynh về, đã chia sẻ trên Facebook cá nhân 1 bài viết ngắn với nhan đề “Lo vì con... học giỏi”. Trong đó, anh đã viết: “Học sinh giỏi năm thứ 7 liên tiếp đấy nhưng thực sự trong bụng không vui gì vì điều đó. Vì có những môn, đúng là nó làm tốt. Nhưng một vài môn, nhất là môn văn, dù cậu có 7,4 điểm thôi nhưng mình không cho đó là điểm xứng đáng. Nếu chấm đúng tay, chỉ 5-6. Viết chữ như gà bới + toàn theo văn mẫu của cô. Đại khái thi cử cũng tự viết, xong cô sửa, học thuộc rồi chép lại khi thi. Học thế thì chết hết văn của học sinh. Nhưng mình đâu có bắt nó ko theo thế đc? Cũng ko bắt nó con phải là học sinh giỏi nhưng cả lớp nó thế. Có mấy đứa học sinh khá đâu ?

Nhớ ngày xưa đi học, rõ là thực học hơn bây giờ. Ít đứa học sinh giỏi lắm, đứa nào giỏi thì đúng là nó trội hơn hẳn thật...”.

Có người nói bây giờ lạm phát học sinh giỏi. Có người “thẳng tưng” nói đây là bệnh “tự sướng” của ngành giáo dục Việt Nam và của người Việt. Có người tâm tư rằng học sinh Việt Nam giỏi thế, sao Việt Nam vẫn cứ “đi chậm” trên thế giới...

Cuối cùng, xin trích một đoạn của một facebooker có nick là Tho Pham, cũng có tâm trạng sau khi đi họp phụ huynh cuối năm về, như sau: “Có tí hơi lăn tăn là tại sao nhân dân cứ cảnh báo về thực trạng đáng báo động về đạo đức xã hội trong khi cả lớp cháu mình hạnh kiểm toàn tốt với khá còn không có cả trung bình. Thời mình đi học thì tốt chắc tầm 10 đứa, khá tầm đó, trung bình là đông nhất và kém cũng dăm chú. Sĩ số lớp thường là hơn 40 người”.

Giỏi, ngoan vui thì nhiều mà buồn cũng không ít./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người Sài Gòn như thế không yêu sao được!
Người Sài Gòn như thế không yêu sao được!

VOV.VN - Vào Đài được ít năm, thực hiện vài chương trình độc lập, tôi được đi công tác Sài Gòn bằng máy bay đúng dịp kỷ niệm 30/4...

Người Sài Gòn như thế không yêu sao được!

Người Sài Gòn như thế không yêu sao được!

VOV.VN - Vào Đài được ít năm, thực hiện vài chương trình độc lập, tôi được đi công tác Sài Gòn bằng máy bay đúng dịp kỷ niệm 30/4...

Lời “chào buổi sáng” gây sững sờ nước Mỹ từ Sơn Đoòng, Việt Nam
Lời “chào buổi sáng” gây sững sờ nước Mỹ từ Sơn Đoòng, Việt Nam

VOV.VN -Sự kiện kênh ABC News của Mỹ ngày 13/5 đưa hình ảnh trực tiếp từ hang Sơn Đoòng là màn quảng bá hiệu quả cho du lịch Việt Nam ra thế giới.

Lời “chào buổi sáng” gây sững sờ nước Mỹ từ Sơn Đoòng, Việt Nam

Lời “chào buổi sáng” gây sững sờ nước Mỹ từ Sơn Đoòng, Việt Nam

VOV.VN -Sự kiện kênh ABC News của Mỹ ngày 13/5 đưa hình ảnh trực tiếp từ hang Sơn Đoòng là màn quảng bá hiệu quả cho du lịch Việt Nam ra thế giới.

Thiện cảm từ những điều giản dị của chính khách, học giả
Thiện cảm từ những điều giản dị của chính khách, học giả

VOV.VN - Hình ảnh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ăn vận giản dị lội suối vào Sơn Đoòng trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh đang thu hút thiện cảm của dư luận.

Thiện cảm từ những điều giản dị của chính khách, học giả

Thiện cảm từ những điều giản dị của chính khách, học giả

VOV.VN - Hình ảnh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ăn vận giản dị lội suối vào Sơn Đoòng trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh đang thu hút thiện cảm của dư luận.

Giới trẻ ấn tượng việc PTT Vũ Đức Đam lội bộ vào hang Sơn Đoòng
Giới trẻ ấn tượng việc PTT Vũ Đức Đam lội bộ vào hang Sơn Đoòng

VOV.VN - Cảm nhận mới mẻ về một chính khách trẻ trung, thân thiện, cởi mở, giỏi tiếng Anh đã lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng mạng, nhất là giới trẻ.

Giới trẻ ấn tượng việc PTT Vũ Đức Đam lội bộ vào hang Sơn Đoòng

Giới trẻ ấn tượng việc PTT Vũ Đức Đam lội bộ vào hang Sơn Đoòng

VOV.VN - Cảm nhận mới mẻ về một chính khách trẻ trung, thân thiện, cởi mở, giỏi tiếng Anh đã lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng mạng, nhất là giới trẻ.

Tôi yêu nghề phát thanh!
Tôi yêu nghề phát thanh!

VOV.VN - Điểm yếu của phát thanh là không có hình ảnh? Nhưng điểm mạnh của phát thanh cũng chính là không có hình ảnh!

Tôi yêu nghề phát thanh!

Tôi yêu nghề phát thanh!

VOV.VN - Điểm yếu của phát thanh là không có hình ảnh? Nhưng điểm mạnh của phát thanh cũng chính là không có hình ảnh!