Trần Đăng Khoa giải đáp thắc mắc của độc giả

VOV.VN -"Hiện nay, đọc trên báo thấy người ta cãi nhau về sách giáo khoa làm chúng cháu nản quá. Thời chú thế nào ạ?"

** “Cháu là độc giả thường xuyên của báo VOV.VN. Cháu rất thích chuyên mục "Blog tòa soạn" và đặc biệt là cách trả lời rất hóm hỉnh của chú. Cháu rất ngưỡng mộ cách trả lời của chú dành cho các “Thượng Đế"...

Năm nay, cháu 22 tuổi (sinh ngày 21/10/1991). Cháu nghe mọi người nói, con gái ẩn tuổi cha giàu ba họ, còn con trai ẩn tuổi mẹ thì số sẽ vất vả... Trong khi đó, chồng cháu hình như đang "cuồng" tiếng con nít hay sao? Mà cháu thì lại muốn đến sang giữa năm con ngựa (2014) mới bắt đầu, nếu may mắn, thì vào năm 2015 cháu sẽ có con. Tuy nhiên, năm đó lại là năm tuổi của cháu, nếu sinh con gái thì không sao, còn nếu ra ngay "thằng cu" thì cháu sợ cái lời mà người ta vẫn hay nói là con trai ẩn tuổi mẹ sẽ khổ. Vì vậy cháu băn khoăn quá!

Theo chú câu nói đó có đúng không? Nhưng để vài năm nữa thì "tội" cho chồng mà mình thì cũng buồn vì chỉ có 2 vợ chồng. Mong chú cho cháu một lời khuyên để cháu thông suốt. Cháu xin chân thành cảm ơn chú rất nhiều. Kính chúc chú thật nhiều sức khoẻ và thành công. Trân trọng kính chào chú!" - Nguyễn Trần Bích Phượng (Quận Bình Thạnh, TP HCM).

Nhà thơ Trần Đăng Khoa

Trần Đăng Khoa: 
Chẳng có cơ sở nào để khẳng định: Con gái ẩn tuổi cha thì sướng. Con trai ẩn tuổi mẹ thì khổ. Đấy chỉ là lời dọa nhằng của mấy ông bà thày bói nhà quê nào đó, rồi lan truyền trong dân gian thành nỗi ám ảnh suốt bấy nay. Ở quê chú, người ta còn rầm rì câu nói âm âm u u rùng rợn như lời thần chú, thì cũng vẫn là sự biến thái của cái trò “ẩn tuổi”: “Gái giống cha giàu ba đụn. Trai giống mẹ khó ba đời”. Con cái không giống cha, giống mẹ, chả lẽ lại giống ông… hàng xóm hay sao?

Chú cũng ẩn tuổi mẹ mà có sao đâu. Mẹ chú năm nay đã 95 tuổi rồi mà lậy giời, cụ vẫn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Còn chú cũng đã già khú đế mà vẫn được các em tuổi ô mai khen: “Trông bố càng ngày càng… kháu lão!”. Lời khen ấy, làm chú sướng âm ỉ đến mấy ngày đấy.

Cháu nên bàn với chồng để quyết định chọn thời điểm đón đứa con tương lai. Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho con: như điều kiện sống, thời gian để bố mẹ cùng chăm sóc con. Và sau nữa là việc nuôi dạy các con để chúng có thể đứng vững và làm chủ được mọi tình thế trong cuộc sống.

Số phận mỗi con người phụ thuộc vào tính nết và cách sống của chính chúng ta. Sống cẩu thả, bừa bãi thì khó mà có được một tương lai tốt lành. Nếu mình làm chủ được bản thân thì không có gì phải sợ hãi cả. Các cụ ta xưa vẫn bảo: “Con người ta ai cũng có số”. Nhưng rồi chính các cụ cũng lại bảo: “Đức nhân thắng số”. Đến như thiên tài Nguyễn Du còn khẳng định: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều!”. Đến Trời, con người chúng ta còn thắng được, thì sợ gì cái con ma xó cứ phải lẩn lút “ẩn tuổi cha”, rồi lại “ẩn tuổi mẹ!”. Chúc vợ chồng cháu sớm có một Thiên thần. Dù gái hay trai cũng đều tuyệt cả!

**Chú Khoa ơi, cháu là một cô giáo dạy tiểu học. Hiện nay, đọc trên cả báo in và báo điện tử, thấy người ta cãi nhau về sách giáo khoa làm chúng cháu nản quá. Ngày xưa thời chú đi học, sách giáo khoa thế nào?” - Phạm Cẩm Nhung (Thành phố Vinh).

Trần Đăng Khoa: Có gì đâu mà cháu phải nản nhỉ. So với thời bọn chú đi học thì sách giáo khoa bây giờ hay hơn, nội dung phong phú và in cũng đẹp hơn. Những cuộc tranh luận xung quanh sách giáo khoa của các bậc phụ huynh, các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình lý luận hay các học giả cũng chỉ mong có bộ sách hoàn thiện hơn dành cho các cháu.

Chú thuộc phía những người ủng hộ sách giáo khoa mới. Tất nhiên những bộ sách này còn rất nhiều sơ xuất. Nhưng điều chỉnh không khó lắm. Chú rất yêu những cuốn sách bây giờ và cũng rất thương những cuốn sách ngày xưa. Hồi ấy, sách giáo khoa đơn giản lắm. Ý tưởng thì rất tốt, nhưng nội dung lại nôm na, nhiều khi rất... buồn cười. Hầu như đến bây giờ, chú vẫn còn thuộc hết những trang sách giáo khoa thời chú đi học hồi cấp I, bây giờ gọi là Tiểu học.

Đây là Văn xuôi: “Ngày khai trường. Con chim chích choè đậu xuống cành bưởi cạnh cửa sổ. Nó hót một hồi dài, như muốn đánh thức Tâm dậy. Nhưng chích choè nhầm rồi. Hôm nay là ngày khai trường, Tâm dậy sớm hơn cả chích choè. Tâm mặc quần áo mới, tay xách chiếc cặp mới. Mẹ đưa Tâm tới trường. Cô giáo tươi cười đón em vào lớp học”.

Còn đây là thơ: “Con ruồi đậu ở chuồng phân - Ruồi bay đến đậu thức ăn vật dùng- Đem theo hàng đống vi trùng- Ăn vào ỉa chảy vô cùng nguy nan - Thức ăn phải đậy lồng bàn". Dưới bài Học thuộc lòng ấy là một dòng chữ đóng khung: “Ghi nhớ: Cần phải diệt ruồi”.

Và đây nữa: “Đêm qua hóng mát ngoài hiên - Có anh cu Tý bỏ quên mắc màn - Họ hàng muỗi rủ nhau sang - Giương vòi ra đốt anh mang bệnh liền - Thế rồi sốt rét liên miên”. Bên dưới cũng lại một dòng: "Ghi nhớ: Khi đi ngủ cần phải nằm màn..."

** “Chú Khoa ơi ! Cháu thường nghe nói khi người ta bị sét đánh thì người bị sét đánh có nhiễm điện. Người ta có thể chặt bàn tay nhiễm điện ấy, cầm vào nhà nào, là nhà ấy cứ mê lịm đi, ngủ say đến chẳng còn biết gì nữa, thế là tha hồ khuân đồ đạc, của cải, mà người nhà không ai biết. Vậy tại sao người cầm bàn tay của người bị sét đánh ấy lại không bị mê?" - Vũ Hoài Bảo, Xóm Bãi Gạo- Châu Khê Con Cuông-  Nghệ An.

Trần Đăng Khoa: Nghe chuyện cháu mà chú rùng mình. Khiếp quá! Nhưng đó là chuyện mê tín, chuyện bịa đặt đấy, vì nó chẳng có cơ sở khoa học nào. Cũng có người nhẹ dạ tưởng thật. Kẻ mông muội có thể tin. Bởi thế, nhà nào có người bị chết vì sét đánh phải cử người ra canh mộ, canh suốt ngày đêm, suốt 49 ngày, nghĩa là đợi thi thể người chết ở dưới mộ phân huỷ mới thôi. Họ sợ kẻ mông muội đào trộm mộ.

Chú cứ tưởng chuyện đó chỉ có ở thời còn u tối, lạc hậu. Bây giờ chẳng ai tin nữa. Khi còn bé, chú cũng  đã nghe những chuyện thế này. Ngay cả trâu bò bị sét đánh, nếu người nhà không ra kịp, con vật xấu số đó cũng có thể bị chặt trộm đầu. Người ta đồn rằng kẻ trộm treo cái đầu trâu bị sét đánh ở góc buồng hay một xó tối nào đó. Cái đầu quay về hướng nào thì cứ hướng đó mà đi ăn trộm. Kẻ trộm không bao giờ bị phát hiện, bởi người nhà ngủ say như... chết.

Tất nhiên đấy là chuyện bịa đặt. Bây giờ ở xã hội hiện đại, kẻ trộm cũng hiện đại lắm. Có tên dùng ête, thuốc mê, xịt vào nhà người ta, rồi cứ điềm nhiên khuân vác đồ đạc, của cải, còn chủ nhà thì cứ ngáy khò khò… Điều  ấy đã từng xảy ra ở quê chú đấy.

Có một chuyện rất buồn cười thế này. Làng chú có một bác nông dân nuôi được một con lợn lai kinh tế. Con lợn béo lắm, trông to lù lù như một con bê. Tin ấy lọt vào tai một tên chuyên ăn trộm lợn ở làng bên. Tên này mừng lắm. Hắn quyết bắt trộm con lợn. Nửa đêm, hắn mang ête xịt vào chuồng lợn. Hắn xịt mạnh quá. Đến nỗi chính hắn cũng khoan khoái đê mê. Hắn lơ mơ thấy mình vác cả con lợn trên vai, phăm phăm chạy tắt qua cánh đồng. Con lợn hơn tạ mà cứ nhẹ bẫng như một quả bí đao. Hắn cho lợn vào rọ rồi ngả ra đống chăn đệm ấm sực. Chao ôi sướng!

Sáng hôm sau, bác chủ nhà mang cám ra chuồng lợn thì thấy có hai... con lợn đang thi nhau ngáy khồng khộc. Chúng nằm vắt lên nhau ở trong chuồng ngầu ngụa rác bẩn, chứ làm gì có chăn đệm. Một con lợn của bác, còn một... con lợn giả danh người. Tất nhiên, bác nông dân trói luôn con lợn giả là người rồi dong nó về đồn công an. Ngồi trước các chú công an rồi, con lợn giả người vẫn chưa tỉnh hẳn.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trần Đăng Khoa: Có nên hoả táng người chết?
Trần Đăng Khoa: Có nên hoả táng người chết?

VOV.VN - Trần Đăng Khoa: Một việc đại sự, rất nghiêm túc và linh thiêng, xem ra cũng rất giản dị thôi. 

Trần Đăng Khoa: Có nên hoả táng người chết?

Trần Đăng Khoa: Có nên hoả táng người chết?

VOV.VN - Trần Đăng Khoa: Một việc đại sự, rất nghiêm túc và linh thiêng, xem ra cũng rất giản dị thôi. 

Trần Đăng Khoa bàn về án oan
Trần Đăng Khoa bàn về án oan

VOV.VN -"Nói "Không có vấn đề gì" là vừa coi thường pháp luật, vừa thách thức cả dư luận"

Trần Đăng Khoa bàn về án oan

Trần Đăng Khoa bàn về án oan

VOV.VN -"Nói "Không có vấn đề gì" là vừa coi thường pháp luật, vừa thách thức cả dư luận"

Trần Đăng Khoa: Sự yếm thế của đàn ông
Trần Đăng Khoa: Sự yếm thế của đàn ông

VOV.VN -Báo điện tử VOV lại giới thiệu thêm với bạn đọc cuộc trò chuyện "gẫu" của Trần Đăng Khoa

Trần Đăng Khoa: Sự yếm thế của đàn ông

Trần Đăng Khoa: Sự yếm thế của đàn ông

VOV.VN -Báo điện tử VOV lại giới thiệu thêm với bạn đọc cuộc trò chuyện "gẫu" của Trần Đăng Khoa

Trần Đăng Khoa biết làm thơ từ bao giờ?
Trần Đăng Khoa biết làm thơ từ bao giờ?

VOV.VN -"Bây giờ tâm hồn nó trẻ con rất trong, nó nghĩ sao thì cứ để nó nói thế, đừng uốn nắn làm hỏng nó..."

Trần Đăng Khoa biết làm thơ từ bao giờ?

Trần Đăng Khoa biết làm thơ từ bao giờ?

VOV.VN -"Bây giờ tâm hồn nó trẻ con rất trong, nó nghĩ sao thì cứ để nó nói thế, đừng uốn nắn làm hỏng nó..."

Trần Đăng Khoa: Bao giờ mới hết những chuyện kỳ cục?
Trần Đăng Khoa: Bao giờ mới hết những chuyện kỳ cục?

VOV.VN -Việc ban hành những văn bản không hợp lòng dân, vi phạm luật pháp, rồi lại phải hủy bỏ, hoặc chấn chỉnh là một điều đáng tiếc

Trần Đăng Khoa: Bao giờ mới hết những chuyện kỳ cục?

Trần Đăng Khoa: Bao giờ mới hết những chuyện kỳ cục?

VOV.VN -Việc ban hành những văn bản không hợp lòng dân, vi phạm luật pháp, rồi lại phải hủy bỏ, hoặc chấn chỉnh là một điều đáng tiếc

Trần Đăng Khoa: Lương khủng hay là tham nhũng?
Trần Đăng Khoa: Lương khủng hay là tham nhũng?

VOV.VN -Làm việc không hiệu quả mà nhận đồng lương ở trên trời, đấy không chỉ là suy thoái đạo đức, mà còn là một tội ác!

Trần Đăng Khoa: Lương khủng hay là tham nhũng?

Trần Đăng Khoa: Lương khủng hay là tham nhũng?

VOV.VN -Làm việc không hiệu quả mà nhận đồng lương ở trên trời, đấy không chỉ là suy thoái đạo đức, mà còn là một tội ác!

Trần Đăng Khoa: Ngoại cảm lừa đảo, không thể không phẫn nộ
Trần Đăng Khoa: Ngoại cảm lừa đảo, không thể không phẫn nộ

VOV.VN - Liệu có lợi ích nhóm hay có gì khuất tất ở đây không?

Trần Đăng Khoa: Ngoại cảm lừa đảo, không thể không phẫn nộ

Trần Đăng Khoa: Ngoại cảm lừa đảo, không thể không phẫn nộ

VOV.VN - Liệu có lợi ích nhóm hay có gì khuất tất ở đây không?

Trần Đăng Khoa bàn chuyện người tiêu dùng và hàng hóa
Trần Đăng Khoa bàn chuyện người tiêu dùng và hàng hóa

VOV.VN -"Yêu nước là chuyện tình cảm, còn mua hàng là chuyện rất cụ thể, tuân theo quy luật của giá trị sử dụng hàng hoá"

Trần Đăng Khoa bàn chuyện người tiêu dùng và hàng hóa

Trần Đăng Khoa bàn chuyện người tiêu dùng và hàng hóa

VOV.VN -"Yêu nước là chuyện tình cảm, còn mua hàng là chuyện rất cụ thể, tuân theo quy luật của giá trị sử dụng hàng hoá"