Vì sao người dân dung túng bao che cho vi phạm giao thông?

VOV.VN -Ở ta hiện nay, hễ có CSGT đứng ở đoạn đường phía trước là tài xế đi chiều ngược lại có thể ra ám hiệu để xe của bạn có đủ thời gian đối phó.

Bảo vệ, che chở, giúp nhau vượt qua hoạn nạn, chống lại cái ác cái xấu, là chuyện hiển nhiên trong cuộc sống. Thế nhưng cùng nhau bao che cho tội lỗi, giấu diếm vi phạm để qua mặt cảnh sát giao thông (CSGT) thì không biết trên thế giới có nơi đâu như Việt Nam không?

Ở ta hiện nay, hễ có CSGT đứng ở đoạn đường phía trước là tài xế đi chiều ngược lại có thể ra ám hiệu để xe của bạn có đủ thời gian đối phó. Lại có những nơi người dân dựng cả biển ghi rõ “có công an” để các phương tiện lưu ý.

Nhiều lúc tôi tự hỏi vì sao người dân lại vào hùa bảo vệ nhau một cách tiêu cực trước những hành vi kiểm soát, kiểm tra của công an giao thông. Vì đâu những người dưng, chẳng liên quan gì lại chấp nhận làm tòng phạm?

Rõ ràng có một bộ phận người dân đang ngày càng dịch chuyển về phía đối lập với CSGT. Để thể hiện và khẳng định mạnh mẽ tính đối lập này, họ giúp nhau che đậy vi phạm, qua mặt công an; xem đó như một trò chơi để giễu cợt, để trả đũa một cách gián tiếp lực lượng này và hả hê trước hành động ấy.

Nguyên nhân ư? Rất có thể đó là hành động của một cá nhân sau một lần bị CSGT ách lại kiểm tra, rồi bị phạt nhưng họ chưa tâm phục khẩu phục.

Cũng rất có thể “số tiền phạt” ấy không được nộp về kho bạc theo đúng trình tự mà rơi vào túi của một vài CSGT hư hỏng nên bây giờ họ quyết không để việc ấy tái diễn với chính mình và với tất cả “đồng nghiệp” tham gia giao thông.

Với những cách đối phó rất đa dạng, ở mọi lúc, mọi nơi, họ ngầm tuyên chiến với lực lượng CSGT rằng không bao giờ để mất tiền vào tay những cá nhân thoái hoá biến chất. Bắt đầu từ đây, hành vi dung túng cái xấu, hùa theo cái sai của người dân bỗng dưng chuyển màu từ tối sang hồng vì hành vi ấy đã được nguỵ trang bằng một việc làm nhân nghĩa, được khoác lên mình chiếc áo đạo đức-giúp nhau, thậm chí bản chất của hành vi từ tiêu cực giờ chuyển hẳn thành tích cực. Vì theo giải thích của nhiều người, làm thế cũng là để hạn chế tiêu cực, ngăn chặn tình trạng ăn đút lót của một vài CSGT, giúp người lao động dễ thở hơn trước cuộc sống khó khăn.

Sẽ có nhiều nguyên nhân lý giải cho việc người dân hùa nhau che đậy vi phạm giao thông nhưng sự việc diễn ra ngày một phổ biến và quyết liệt hơn, đông đảo hơn khiến người ta dễ nghĩ tới và đi đến đồng thuận với lý do phân tích ở trên.

Nếu CSGT thực hiện phận sự của mình đúng đắn, đàng hoàng khiến người dân tâm phục khẩu phục; hệ thống giao thông khoa học, hợp lý, CSGT chủ yếu giúp người dân đi đúng luật chứ không chỉ chăm chăm rình mò bắt bớ thì không bao giờ có tình trạng người dân ra mặt bênh nhau, giúp nhau che giấu, lẩn trốn vi phạm, chỉ cho nhau cách đối phó với CSGT bất kể đúng sai.

Khi CSGT hướng dẫn người tham gia giao thông CHẤP HÀNH, họ sẽ CHẤP HÀNH, còn khi cứ mải miết dồn họ vào tình thế phải ĐỐI PHÓ thì họ sẽ nghĩ ra trăm phương ngàn kế để ĐỐI PHÓ./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gia truyền là “cái quái” gì thế?
Gia truyền là “cái quái” gì thế?

VOV.VN -Với cá nhân tôi, gia truyền là một từ hàm chứa trọn vẹn trong đó tính vị kỷ, thủ cựu và gia trưởng, đầy màu sắc trọc phú.

Gia truyền là “cái quái” gì thế?

Gia truyền là “cái quái” gì thế?

VOV.VN -Với cá nhân tôi, gia truyền là một từ hàm chứa trọn vẹn trong đó tính vị kỷ, thủ cựu và gia trưởng, đầy màu sắc trọc phú.

Nhân Hà Nội khai trương phố “kiểu mẫu”: Lẽ nào "kiểu mẫu" sống lại?
Nhân Hà Nội khai trương phố “kiểu mẫu”: Lẽ nào "kiểu mẫu" sống lại?

VOV.VN -Thời bao cấp có các “cửa hàng kiểu mẫu” và phong cách “phục vụ kiểu mẫu”. Nó “kiểu mẫu” như thế nào hẳn mọi người đều biết.

Nhân Hà Nội khai trương phố “kiểu mẫu”: Lẽ nào "kiểu mẫu" sống lại?

Nhân Hà Nội khai trương phố “kiểu mẫu”: Lẽ nào "kiểu mẫu" sống lại?

VOV.VN -Thời bao cấp có các “cửa hàng kiểu mẫu” và phong cách “phục vụ kiểu mẫu”. Nó “kiểu mẫu” như thế nào hẳn mọi người đều biết.

Tuyến đường “kiểu mẫu“: Đẹp hơn hay tư duy thụt lùi?
Tuyến đường “kiểu mẫu“: Đẹp hơn hay tư duy thụt lùi?

VOV.VN -Việc treo biển hiệu ở một tuyến đường ở Hà Nội tưởng là nhỏ nhưng đã thu hút sự chú ý của xã hội trên nhiều phương diện với nhiều luồng ý kiến.

Tuyến đường “kiểu mẫu“: Đẹp hơn hay tư duy thụt lùi?

Tuyến đường “kiểu mẫu“: Đẹp hơn hay tư duy thụt lùi?

VOV.VN -Việc treo biển hiệu ở một tuyến đường ở Hà Nội tưởng là nhỏ nhưng đã thu hút sự chú ý của xã hội trên nhiều phương diện với nhiều luồng ý kiến.

“Binh chủng đặc biệt” nào góp phần làm nên chiến thắng 30/4?
“Binh chủng đặc biệt” nào góp phần làm nên chiến thắng 30/4?

VOV.VN -Văn học nghệ thuật, một lực lượng được ví như “Binh chủng đặc biệt” trong chiến dịch với nhiều thành tích mang ý nghĩa quan trọng.

“Binh chủng đặc biệt” nào góp phần làm nên chiến thắng 30/4?

“Binh chủng đặc biệt” nào góp phần làm nên chiến thắng 30/4?

VOV.VN -Văn học nghệ thuật, một lực lượng được ví như “Binh chủng đặc biệt” trong chiến dịch với nhiều thành tích mang ý nghĩa quan trọng.

Số phận thăng trầm của cầu Long Biên, cầu Trường Tiền và cầu Ghềnh
Số phận thăng trầm của cầu Long Biên, cầu Trường Tiền và cầu Ghềnh

VOV.VN - Cầu Long Biên, cầu Trường Tiền và cầu Ghềnh ở ba miền, nhưng có nhiều điểm tương đồng và đặc biệt là số phận cũng giống nhau.

Số phận thăng trầm của cầu Long Biên, cầu Trường Tiền và cầu Ghềnh

Số phận thăng trầm của cầu Long Biên, cầu Trường Tiền và cầu Ghềnh

VOV.VN - Cầu Long Biên, cầu Trường Tiền và cầu Ghềnh ở ba miền, nhưng có nhiều điểm tương đồng và đặc biệt là số phận cũng giống nhau.

Xúc động tìm về nơi hy sinh của các liệt sĩ Trung đoàn 207
Xúc động tìm về nơi hy sinh của các liệt sĩ Trung đoàn 207

VOV.VN -Gần 200 chiến sĩ Trung đoàn 207 quân khu 8, phần lớn là sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội đã anh dũng hy sinh ở Đồng Tháp.

Xúc động tìm về nơi hy sinh của các liệt sĩ Trung đoàn 207

Xúc động tìm về nơi hy sinh của các liệt sĩ Trung đoàn 207

VOV.VN -Gần 200 chiến sĩ Trung đoàn 207 quân khu 8, phần lớn là sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội đã anh dũng hy sinh ở Đồng Tháp.

Nỗi buồn hạn mặn
Nỗi buồn hạn mặn

VOV.VN - Hạn mặn đang để lại những di chứng nặng nề, đánh mạnh vào những âu lo về sinh kế của người dân vùng ĐBSCL.

Nỗi buồn hạn mặn

Nỗi buồn hạn mặn

VOV.VN - Hạn mặn đang để lại những di chứng nặng nề, đánh mạnh vào những âu lo về sinh kế của người dân vùng ĐBSCL.