“100% kiến nghị được giải quyết trả lời, sao người dân vẫn giơ biểu ngữ trước trụ sở"

VOV.VN - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đặt vấn đề và đề nghị làm rõ những trường hợp này nằm ở đâu, trách nhiệm giải quyết của chính quyền địa phương thế nào.

Tiếp tục chương trình làm việc phiên họp 11, chiều 11/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV và Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 4.

Trình bày báo cáo, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, có 3.393 kiến nghị được tổng hợp chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền và đến nay 100% kiến nghị đã được giải quyết, trả lời cử tri.

Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, thực tế cho thấy nơi nào cấp uỷ, lãnh đạo bộ ngành, địa phương quan tâm, bàn thống nhất hướng giải quyết, trả lời thì rõ trách nhiệm. Nhiều nơi chỉ nêu vướng mắc quy định, còn trách nhiệm đến đâu, hướng giải quyết không rõ nên người dân lại tiếp tục kiến nghị.

“Tôi băn khoăn vì sao 100% kiến nghị cử tri đều được giải quyết trả lời mà hàng ngày còn nhiều người căng biểu ngữ trước trụ sở ở Trung ương và địa phương. Những trường hợp này nằm ở đâu, trách nhiệm giải quyết của chính quyền địa phương thế nào” – ông Trần Quang Phương đề nghị phân tích số liệu đơn thư vượt cấp, trách nhiệm của cơ quan Trung ương, địa phương cũng như số khiếu kiện không đúng để làm rõ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thì cho rằng, báo cáo còn “vắng bóng” vấn đề đất đai, giải toả đề bù, dù đây là vấn đề nhân dân có nhiều ý kiến, thậm chí thống kê cho thấy 70% số đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực này. Bên cạnh đó là tình hình giá cả xăng, dầu, nguyên vật liệu tăng cũng khiến người dân lo lắng nhưng chưa được đề cập. Đây là vấn đề lớn nên báo cáo cần tổng hợp.

Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN&MT Lê Quang Huy nêu tình hình động đất bất thường xảy ra liên tiếp tại khu vực H.Kon Plông (Kon Tum) từ tháng 3/2021 – 4/2022 ảnh hưởng tới hàng trăm hộ dân

“Động đất khu vực này tần suất ngày càng nhiều, cường độ ngày càng cao, người dân lo lắng và chính quyền cũng quan ngại. Qua theo dõi cho thấy 1 năm trở lại đây có khoảng 200 lần, tức gấp 5 lần của cả trăm năm trước. Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam) ban đầu nhận định là động đất kích thích gây ra do hồ chứa thủy điện” – ông Lê Quang Huy thông tin, đồng thời đề nghị Ban Dân nguyện quan tâm kiến nghị cơ quan chức năng liên quan nghiên cứu và nếu cần thiết phải báo cáo đại biểu Quốc hội.

Liên quan nội dung này, báo cáo tại phiên làm việc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết sau khi nhận được kiến nghị của Ủy ban KH-CN&MT của Quốc hội, Bộ đã thành lập đoàn công tác do một Thứ trưởng dẫn đầu vào Kon Tum khảo sát thực tế. Báo cáo đang được hoàn thiện có thể được chuyển tới cơ quan của Quốc hội ngay trong chiều nay.

Đề cập đến đề xuất về xây cầu Mã Đà và quy hoạch quốc lộ 13C đi qua Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai đang thu hút sự quan tâm của dư luận thời gian qua, Chủ nhiệm Ủy ban TC-NS Nguyễn Phú Cường đề nghị cân nhắc thận trọng, vì nhờ Đồng Nai đóng cửa rừng từ 1995 tới nay mới giữ được rừng tốt như hiện nay.

“Tôi nhận được nhiều ý kiến của lãnh đạo các thời kỳ ở địa phương kiến nghị xem xét vì nếu đường đi qua lõi sinh quyển thì nguy cơ phá rừng và cháy rừng là hiện hữu” – ông Nguyễn Phú Cường nói.

Liên quan đến một số vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục – đào tạo cần phân tích, đánh giá theo ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết thời điểm này không còn quá lo lắng về dịch nhưng quan trọng là tâm lý học đường và bù đắp kiến thức cho học sinh sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Theo kế hoạch thì 31/5 sẽ đồng loạt kết thúc năm học nhưng tùy từng lớp, địa phương có thể kết thúc muộn hơn để hỗ trợ thêm kiến thức và các hoạt động khác cho các em.

Bên cạnh đó, Bộ cũng phối hợp với các bộ ngành liên quan triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi và hiện có hơn 1,3 triệu em đã được tiêm.

Về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ, ông Phạm Ngọc Thưởng cho biết cũng sẽ được tính toán kỹ lưỡng, bởi thời gian qua bộ chỉ đạo điều tiết, cắt giảm chương trình vì dịch bệnh. Vấn đề đặt ra là làm sao đủ đánh giá và phân hóa học sinh để đảm bảo chất lượng tuyển sinh.

Liên quan sách giáo khoa, ông Thưởng thừa nhận cũng bộc lộ nhiều vấn đề cử tri quan tâm. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vừa qua cũng tổ chức toạ đàm về môn Lịch sử được triển khai như thế nào trong chương trình giáo dục phổ thông và đang có hướng xử lý phù hợp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Quốc hội: “Thị trường chứng khoán quá bất thường, sáng mưa chiều nắng”
Chủ tịch Quốc hội: “Thị trường chứng khoán quá bất thường, sáng mưa chiều nắng”

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ lo lắng khi thị trường chứng khoán hiện quá bất thường và đặt vấn đề "sự không ổn định như thế thì thấy có yên tâm không"?

Chủ tịch Quốc hội: “Thị trường chứng khoán quá bất thường, sáng mưa chiều nắng”

Chủ tịch Quốc hội: “Thị trường chứng khoán quá bất thường, sáng mưa chiều nắng”

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ lo lắng khi thị trường chứng khoán hiện quá bất thường và đặt vấn đề "sự không ổn định như thế thì thấy có yên tâm không"?

“Một số dự án trọng điểm chậm tiến độ, đề nghị chỉ rõ trách nhiệm cụ thể của cá nhân"
“Một số dự án trọng điểm chậm tiến độ, đề nghị chỉ rõ trách nhiệm cụ thể của cá nhân"

VOV.VN - Cơ quan của Quốc hội đề nghị báo cáo chi tiết về tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân, khả năng hoàn thành kế hoạch một số dự án trọng điểm, tình hình triển khai thực hiện các công trình quan trọng quốc gia, chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể của cá nhân, tập thể...

“Một số dự án trọng điểm chậm tiến độ, đề nghị chỉ rõ trách nhiệm cụ thể của cá nhân"

“Một số dự án trọng điểm chậm tiến độ, đề nghị chỉ rõ trách nhiệm cụ thể của cá nhân"

VOV.VN - Cơ quan của Quốc hội đề nghị báo cáo chi tiết về tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân, khả năng hoàn thành kế hoạch một số dự án trọng điểm, tình hình triển khai thực hiện các công trình quan trọng quốc gia, chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể của cá nhân, tập thể...

“Báo cáo cứ viết chung chung lại đẩy cái khó cho Quốc hội"
“Báo cáo cứ viết chung chung lại đẩy cái khó cho Quốc hội"

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị nâng cao chất lượng các báo cáo trình Quốc hội, khắc phục tình trạng chung chung kiểu “một số nơi”, “một số địa phương” hay giải pháp thì cứ “tiếp tục”, “nâng cao”.

“Báo cáo cứ viết chung chung lại đẩy cái khó cho Quốc hội"

“Báo cáo cứ viết chung chung lại đẩy cái khó cho Quốc hội"

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị nâng cao chất lượng các báo cáo trình Quốc hội, khắc phục tình trạng chung chung kiểu “một số nơi”, “một số địa phương” hay giải pháp thì cứ “tiếp tục”, “nâng cao”.