3 bức thư “định mệnh” giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và 2 Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Nếu Harry Truman phúc đáp thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ngày 18/1/1946, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ có lẽ đã rẽ sang một hướng mới.

Trong hơn 100 tài liệu quý mà Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng ba cơ quan Lưu trữ Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp và Hoa Kỳ công bố tại triển lãm “Hồ Chí Minh: Cuộc đời và sự nghiệp từ tài liệu lưu trữ Việt Nam và quốc tế” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 28/8-7/9 đáng chú ý có 3 bức thư được đánh giá là có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định đến quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong suốt giai đoạn 1946-1975 và sau này.

Đó là bức thư mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman ngày 18/1/1946, thư của Tổng thống Richard Nixon gửi tới Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 15/7/1969 và thư phúc đáp của Người đúng 1 tháng 10 ngày sau đó.

Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman ngày 18/1/1946. Tư liệu: Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ

Sự im lặng từ Harry Truman

Trong thư gửi Tổng thống Harry Truman ngày 18/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo về “những hệ lụy đối với an ninh thế giới từ sự xâm lược của Pháp [vào Việt Nam- ND]”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Pháp đã tấn công vào Sài Gòn ngày 23/9/1945 khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang nỗ lực tái thiết thành phố… Mỗi ngày lại có thêm báo cáo mới về những hành động cướp bóc, bạo lực, sát hại dân thường và máy bay quân sự dội bom vào những vị trí không chiến lược trong thành phố. Rõ ràng Pháp có ý định xâm lược và thiết lập lại sự thống trị của họ đối với Việt Nam”.

Cũng trong bức thư nói trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Việt Nam nồng nhiệt hoan nghênh bài phát biểu của Tổng thống Truman ngày 28/10/1945, trong đó nêu rõ các nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết được nêu ra trong các Hiến chương Đại Tây Dương và San Francisco”.

Cuối thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ hy vọng “Hoa Kỳ sẽ giúp nhân dân Việt Nam đạt được độc lập và ủng hộ nhân dân Việt Nam trong quá trình tái thiết đất nước” và cam kết nếu nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ đóng góp công sức vào việc xây dựng hòa bình và thịnh vượng trên thế giới.

Tuy nhiên, sau khi cân nhắc giữa mối quan hệ với “đồng minh chiến lược” khi đó là Pháp với việc ủng hộ một Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập và đang phải đối mặt với “muôn vàn gian khó” cùng tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” và có thể bị “bóp chết từ trong trứng nước”, không khó hiểu khi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman chọn im lặng.

Sự im lặng của ông Truman cũng đồng nghĩa với một “khoảng lặng đáng sợ” trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trước “cơn bão lớn” của việc Hoa Kỳ nhảy vào thế chân Pháp xâm lược Việt Nam buộc Chủ tịch Hồ Chí Minh phải lãnh đạo toàn dân, toàn quân đứng lên kháng chiến chống Hoa Kỳ.

Thư của Tổng thống Richard Nixon gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 15/7/1969. Tư liệu: Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ

Thư phúc đáp 8 ngày trước khi Người qua đời

Mãi đến năm 1969, khi Hoa Kỳ liên tiếp phải hứng chịu những thất bại nặng nề trước ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn thể nhân dân Việt Nam và chính quyền Hoa Kỳ cũng phải đối mặt với làn sóng phản chiến dâng cao ngay trong lòng đất nước, Tổng thống Richard Nixon mới chịu “xuống thang” viết thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 15/7/1969.

Trong bức thư này, ông Nixon thừa nhận: “Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, cuộc chiến tại Việt Nam đã kéo dài quá lâu và sự trì hoãn kết thúc cuộc chiến sẽ chẳng mang lại lợi ích cho bên nào- ít nhất là đối với toàn thể nhân dân Việt Nam”.

Tổng thống Nixon cũng cho rằng: “Giờ là lúc cần tiến tới bàn đàm phán để thảo luận về một giải pháp sớm cho cuộc chiến tranh tàn khốc này. Các ngài sẽ thấy chúng tôi rất thẳng thắn và cởi mở vì mục đích chung là đem lại hòa bình như mong muốn của những người Việt Nam can trường. Hãy để lịch sử ghi lại thời khắc quan trong này khi hai bên cùng nhìn về hòa bình thay vì xung đột và chiến tranh”.

Thư phúc đáp Tổng thống Nixon của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, trái với nội dung trong bức thư của Tổng thống Nixon, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục leo thang đánh phá miền Bắc. Điều này khiến Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 25/8/1969 phải viết thư phúc đáp Tổng thống Nixon. Đáng chú ý, bức thư được viết chỉ 8 ngày trước khi Người qua đời. Dù vậy, trong thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thể hiện sự cương quyết trong việc đòi Hoa Kỳ phải chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Lên án những hành động sai trái của Hoa Kỳ trong quá trình xâm lược Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Hoa Kỳ vẫn đẩy mạnh các cuộc hành quân càn quét, tăng cường các cuộc đánh phá bằng máy bay B-52 và chất độc hóa học, gây thêm nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ, để bảo vệ Tổ quốc và các quyền dân tộc thiêng liêng của mình. Giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là cơ sở hợp tình hợp lý để giải quyết vấn đề Việt Nam”.

Dù vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn để ngỏ cho Tổng thống Nixon một con đường “rút lui trong danh dự”: “Trong thư, ngài bày tỏ lòng mong muốn hành động cho một nền hòa bình công bằng. Muốn vậy, Hoa Kỳ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam và của dân tộc Việt Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài. Đó là cách đúng đắn để giải quyết vấn đề Việt Nam, phù hợp với quyền dân tộc của nhân dân Việt Nam, với lợi ích của nước Hoa Kỳ và nguyện vọng hòa bình của nhân dân thế giới”- bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết.

Tuy nhiên, yêu cầu này không được chấp thuận và mãi sau khi hứng chịu thất bại nặng nề trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, Hoa Kỳ mới chịu rút quân khỏi Việt Nam vào tháng 3/1973 nhưng vẫn tiếp tục ủng hộ cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cho đến tận ngày 30/4/1975.

Có thể nói, 3 bức thư nói trên là những tài liệu có giá trị hết sức đặc biệt ghi dấu những bước chuyển lớn trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ ở vào những thời điểm then chốt. Những bức thư này cũng cho thấy sự linh hoạt trong cách xử lý vấn đề trong những hoàn cảnh khác nhau của Chủ tịch Hồ Chí Minh dù Người vẫn luôn kiên định với quyết tâm giải phóng dân tộc của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hồ Chí Minh - Một chính khách nổi bật trên truyền thông quốc tế
Hồ Chí Minh - Một chính khách nổi bật trên truyền thông quốc tế

VOV.VN - Theo thống kê chưa đầy đủ đã có trên 200 tác phẩm và các công trình nghiên cứu, hàng trăm tạp chí, hàng ngàn bài báo viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh - Một chính khách nổi bật trên truyền thông quốc tế

Hồ Chí Minh - Một chính khách nổi bật trên truyền thông quốc tế

VOV.VN - Theo thống kê chưa đầy đủ đã có trên 200 tác phẩm và các công trình nghiên cứu, hàng trăm tạp chí, hàng ngàn bài báo viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thiên tài Hồ Chí Minh qua những tài liệu quý từ Pháp, Mỹ
Thiên tài Hồ Chí Minh qua những tài liệu quý từ Pháp, Mỹ

VOV.VN - Những tư liệu quý mà Pháp và Mỹ dày công sưu tầm đã cho thấy tầm vóc thiên tài của Người đối với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc.

Thiên tài Hồ Chí Minh qua những tài liệu quý từ Pháp, Mỹ

Thiên tài Hồ Chí Minh qua những tài liệu quý từ Pháp, Mỹ

VOV.VN - Những tư liệu quý mà Pháp và Mỹ dày công sưu tầm đã cho thấy tầm vóc thiên tài của Người đối với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc.

GS Carl Thayer: “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một di sản“
GS Carl Thayer: “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một di sản“

VOV.VN - 50 năm đã trôi qua nhưng đến nay, bản Di chúc của Bác Hồ vẫn còn nguyên giá trị thời đại.

GS Carl Thayer: “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một di sản“

GS Carl Thayer: “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một di sản“

VOV.VN - 50 năm đã trôi qua nhưng đến nay, bản Di chúc của Bác Hồ vẫn còn nguyên giá trị thời đại.