“Kiện toàn lực lượng Kiểm ngư và thành lập Kiểm ngư địa phương theo quy định”

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh việc kiện toàn lực lượng Kiểm ngư và thành lập Kiểm ngư địa phương theo quy định của Luật Thủy sản; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật trong khai thác bất hợp pháp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội ký ban hành Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, trong đó nhấn mạnh nhiều vấn đề liên quan lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Có giải pháp xử lý sụt, lún tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị khẩn trương hoàn thiện chính sách, pháp luật phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản chủ lực. Cập nhật, phân tích đánh giá thông tin, diễn biến thị trường một cách toàn diện để dự báo sát tình hình, thận trọng, kịp thời phổ biến, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội thị trường. Củng cố các thị trường hiện có, mở rộng các thị trường mới cho nông sản Việt Nam. Đổi mới, nâng cao hiệu quả việc tổ chức truyền thông quảng bá chất lượng đặc thù, vượt trội của nông sản Việt tại thị trường trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó là tổ chức sản xuất nông nghiệp bền vững theo mục tiêu, định hướng tại Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Đẩy nhanh việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Đề án “Phát triển hệ thống logistic nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2050”. Cùng với đó có giải pháp xử lý tình trạng sụt, lún tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nghị quyết cũng nêu rõ, theo dõi sát diễn biến thị trường và giá lương thực trên thế giới, có kế hoạch vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng cao.

Ngoài ra, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp. Xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng nhà, công trình trái phép, kịp thời phát hiện, áp dụng các biện pháp để ngăn chặn và xử lý triệt để các trường hợp xây dựng công trình nhà ở, hạ tầng hình thành các khu dân cư mới trái phép trên đất nông nghiệp.

Kiện toàn lực lượng Kiểm ngư

Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của thủy sản định kỳ theo quy định của Luật Thủy sản để có giải pháp nuôi trồng, khai thác phù hợp; điều chỉnh số lượng, cơ cấu tàu thuyền đối với một số nghề ở vùng biển phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 2023 - 2030; khẩn trương phê duyệt và triển khai Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản giai đoạn 2021 - 2030. Rà soát, điều chỉnh, thành lập mới các khu bảo tồn biển cấp quốc gia, cấp tỉnh, nhằm đạt mục tiêu tối thiểu 6% diện tích vùng biển cần bảo tồn.

Quản lý tốt hạn ngạch khai thác hải sản; xây dựng chính sách chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho cộng đồng ngư dân sang các nghề khác, bảo đảm đời sống của ngư dân khi thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ ngư dân trong thời gian tạm ngừng khai thác thủy sản; xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ các khu bảo tồn biển phát triển bền vững.

“Kiện toàn lực lượng Kiểm ngư và thành lập Kiểm ngư địa phương theo quy định của Luật Thủy sản; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật trong khai thác bất hợp pháp, giảm nhanh và tiến đến chấm dứt tình trạng này, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cạn kiệt, suy thoái tài nguyên biển” – nghị quyết nêu rõ.

Một nội dung khác được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh là đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án “Phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định đến năm 2025”. Tiếp tục đàm phán, ký kết, phân định vùng biển chồng lấn, vùng chưa phân định giữa Việt Nam với các nước; xác định ranh giới được phép khai thác hải sản trên các vùng biển nhằm tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá của ngư dân nước ta bị lực lượng chức năng nước ngoài xua đuổi, bắt giữ, xử lý trên vùng biển tiếp giáp với các nước trong khu vực.

Hoàn thành lắp đặt thiết bị hành trình, xử lý dứt điểm những tàu cá khi khai thác hải sản không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, có giải pháp xử lý triệt để đối với tàu cá cố tình không bật thiết bị giám sát hành trình và tự ý ngắt kết nối. Kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến qua các đồn, trạm biên phòng tuyến biển, bảo đảm đủ các điều kiện tham gia hoạt động khai thác hải sản.

Điều tra, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, nhất là điều tra, xử lý, truy tố hình sự các tổ chức, cá nhân có hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

“Tập trung cao điểm xử lý các hành vi vi phạm quy định về các hoạt động đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); tiếp tục thông tin, truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, vận động cộng đồng ngư dân ven biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan tuân thủ các quy định pháp luật về IUU, phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan kịp thời phát hiện, tố giác, xử lý các hành vi khai thác IUU và vận động Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” về hải sản đối với Việt Nam” - Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Gỡ thẻ vàng IUU phải đi liền với đảm bảo tính bền vững
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Gỡ thẻ vàng IUU phải đi liền với đảm bảo tính bền vững

VOV.VN - Trả lời chất vấn của ĐBQH liệu Việt Nam có thể gỡ "thẻ vàng" IUU trong tháng 10 tới, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định “mục tiêu cuối cùng là giữ gìn trữ lượng và tính đa dạng sinh học trên vùng biển. Nếu gỡ thẻ vàng nhưng tính bền vững không được đảm bảo thì sẽ bị áp dụng thẻ vàng khác”.  

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Gỡ thẻ vàng IUU phải đi liền với đảm bảo tính bền vững

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Gỡ thẻ vàng IUU phải đi liền với đảm bảo tính bền vững

VOV.VN - Trả lời chất vấn của ĐBQH liệu Việt Nam có thể gỡ "thẻ vàng" IUU trong tháng 10 tới, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định “mục tiêu cuối cùng là giữ gìn trữ lượng và tính đa dạng sinh học trên vùng biển. Nếu gỡ thẻ vàng nhưng tính bền vững không được đảm bảo thì sẽ bị áp dụng thẻ vàng khác”.  

Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Lê Minh Hoan về giá lúa gạo bị đẩy cao bất thường
Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Lê Minh Hoan về giá lúa gạo bị đẩy cao bất thường

VOV.VN - Ông Lê Minh Hoan khẳng định, trong điều kiện hiện nay, nếu không có thiên tai, với tình hình biến đổi khí hậu ổn định như mấy năm qua, chúng ta hoàn toàn có thể đảm bảo tiêu dùng trong nước cũng như sản lượng xuất khẩu.

Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Lê Minh Hoan về giá lúa gạo bị đẩy cao bất thường

Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Lê Minh Hoan về giá lúa gạo bị đẩy cao bất thường

VOV.VN - Ông Lê Minh Hoan khẳng định, trong điều kiện hiện nay, nếu không có thiên tai, với tình hình biến đổi khí hậu ổn định như mấy năm qua, chúng ta hoàn toàn có thể đảm bảo tiêu dùng trong nước cũng như sản lượng xuất khẩu.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan trả lời chất vấn
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan trả lời chất vấn

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành cả ngày 15/8 để tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp 25. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan là hai thành viên Chính phủ trả lời chính.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan trả lời chất vấn

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành cả ngày 15/8 để tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp 25. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan là hai thành viên Chính phủ trả lời chính.