Ảnh: Về thăm Khu lưu niệm nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Bác Tôn

VOV.VN - Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm trên Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Mỹ Hòa Hưng hay còn gọi là Cù lao Ông Hổ, chỉ cách TP Long Xuyên một nhánh sông.
Dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, cờ hoa rực rỡ trên bến phà Ô Môi chào mừng du khách đến thăm quê.
Xã nông thôn mới Mỹ Hòa Hưng tự hào, phấn khởi báo công lên Bác Tôn.
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng được bao bọc trong vườn cây xanh.
Ngày 17/7/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về dự lễ chào mừng kỷ niệm 124 năm ngày sinh của Bác Tôn (20/8/1888 - 20/8/2012) và trao bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Ngôi nhà di tích lưu niệm thời niên thiếu của Bác Tôn được xây dựng theo kiểu nhà sàn có chân táng, cột gỗ tràm, nền sàn lót ván, mái lợp ngói ống.
Bên trong ngôi nhà vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật như tủ thờ cẩn ốc xà cừ...
Bộ bàn ghế uống trà vào mỗi buổi sáng sớm vẫn còn lưu giữ.
Bộ ngựa gõ mà Bác thường nằm lúc nhỏ.
Ảnh Chủ tịch Tôn Đức Thắng đặt trang trọng ở giữa khu vực trưng bày hiện vật.
Tôn Đức Thắng làm việc trên chiến hạm France, xưởng Arsenal, quân cảng Toulon.
Cuối năm 1929, Tôn Đức Thắng bị thực dân Pháp bắt trong vụ án Barbier, bị kết án 20 năm khổ sai, đày ra Côn Đảo.
Những dụng cụ trong nhà tù Côn Đảo.
Những hình ảnh trong thời gian Tôn Đức Thắng bị đày ở Côn Đảo.
Dưới đây là một số hiện vật gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm trên Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang được xây dựng với nhiều hạng mục.
Trong đó chủ đạo có ngôi nhà thời niên thiếu, khu đền thờ và nhà trưng bày.
Khu di tích này rộng hơn 3.102m2, nằm trong một tổng thể không gian cảnh quan thoáng mát như bao nhiêu làng quê Nam Bộ.
Tại đây, các hiện vật trưng bày đã giúp du khách hiểu khá đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ thời niên thiếu ở quê nhà, cho đến lúc ra đi hoạt động cách mạng và những năm tháng cuối đời.
Từ bộ quần áo giản dị của Bác Tôn.
Chiếc xe của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Chiếc quạt giấy, một món quà tặng bác Tôn gái nhân đợt trao trả tù binh năm 1973.
Đôi hài tự tay Bác Tôn làm để tặng người em ruột của mình.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng thăm lại xưởng Ba Son năm 1975.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng đoàn công tác đến thăm Khu di tích đặc biệt Chủ tịch Tôn Đức Thắng dịp Xuân Đinh Dậu 2017 (Ảnh bảo tàng An Giang)./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Tôn Đức Thắng với giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam
Chủ tịch Tôn Đức Thắng với giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam

VOV.VN -Dù ở cương vị nào, Chủ tịch luôn là tấm gương mẫu mực về lòng yêu nước, tinh thần can trường, đức tính giản dị, liêm khiết để các thế hệ noi theo.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng với giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam

Chủ tịch Tôn Đức Thắng với giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam

VOV.VN -Dù ở cương vị nào, Chủ tịch luôn là tấm gương mẫu mực về lòng yêu nước, tinh thần can trường, đức tính giản dị, liêm khiết để các thế hệ noi theo.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng-Tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời
Chủ tịch Tôn Đức Thắng-Tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời

VOV.VN -Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng - nhà lãnh đạo mẫu mực, người cộng sản kiên cường, người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng-Tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời

Chủ tịch Tôn Đức Thắng-Tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời

VOV.VN -Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng - nhà lãnh đạo mẫu mực, người cộng sản kiên cường, người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.