“Bao giờ cũng thế, ở đâu khó khăn, ở đó có quân đội”

VOV.VN - “Bao giờ cũng thế, ở đâu khó khăn ở đó có quân đội. Sự hy sinh của họ càng chứng tỏ truyền thống không bao giờ thay đổi của Quân đội nhân dân Việt Nam: Quân đội của Bác Hồ, quân đội của nhân dân..."

Trận mưa lũ lịch sử vừa qua, hơn 30 cán bộ, chiến sĩ đã nằm xuống ở thủy điện Rào Trăng 3 (tỉnh Thừa Thiên Huế) và  Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337, Quân khu 4 thuộc xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tiếp tục là minh chứng sống động cho hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” không ngại gian khổ, hy sinh, có mặt kịp thời ở những nơi người dân cần đến các anh để thực hiện sứ mệnh “vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân mà hy sinh”.

Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam bày tỏ, trong trận lũ bão vừa rồi ở miền Trung, nhân dân bị thiên tai đe dọa, việc quân đội giúp dân là nghĩa vụ, trách nhiệm, nghĩa tình đã thấm vào máu thịt của mỗi người lính. Vì thế, mỗi người lính xả thân quên mình vì dân cũng là bình thường. 

“Cả một đời hoạt động quân ngũ, tôi và những đồng đội của tôi hiểu rằng, những người lính không bao giờ, không thể nghĩ ngợi hay so đo, tính toán gì khi dấn thân vào những nơi khó khăn, nguy hiểm, thậm chí có thể hy sinh tính mạng vì dân. Đó là truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong suốt 76 năm qua”, Thượng tướng Võ Văn Tuấn chia sẻ.

Những ngày qua, nhiều cán bộ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam vì dân mà hy sinh đã khiến gia đình, người thân, nhân dân, và cả những đồng đội của các anh không khỏi xúc động, tự hào. Bởi người lính hy sinh trong chiến tranh là cái lẽ chấp nhận được nhưng hy sinh trong thời bình là một tổn thất vô cùng lớn.

“Nhưng tôi nghĩ đó là cuộc sống, mọi việc đều có thể xảy ra, những người lính với lời thề “vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”, chúng tôi không nề hà với khó khăn, với hy sinh”, Thượng tướng Võ Văn Tuấn bày tỏ.

Cũng từng là một người lính, nhà văn Nguyễn Văn Thọ (phố Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội) chứng kiến hình ảnh những người lính ngã xuống trên đường vào cứu trợ người dân gặp nạn ở miền Trung đã không kiềm chế được sự xúc động. Giọng ông như nghẹn lại khi chia sẻ: “Bao giờ cũng thế, ở đâu khó khăn ở đó có quân đội. Và sự hy sinh của họ càng chứng tỏ truyền thống không bao giờ thay đổi của Quân đội nhân dân Việt Nam: Quân đội của Bác Hồ, quân đội của nhân dân và từ nhân dân mà ra. Sự hy sinh của họ đã kế tục xuất sắc trang sử anh dũng, bất khuất, hy sinh của những đồng đội đi trước, cũng đã từng xả thân vì trách nhiệm với nhân dân, với đất nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong khó khăn, gian khổ, mất mát càng khắc ghi hình ảnh cao đẹp của người lính cụ Hồ, danh dự của bộ đội cụ Hồ trước quyền lợi của dân tộc, của nhân dân".

Không bỏ qua một bản tin nào về công tác cứu trợ người dân trong vùng lũ dữ ở miền Trung, ông Trần Quang Tuấn (phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội) không khỏi xúc động khi chứng kiến lễ truy điệu của các cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam hy sinh trong trận lũ vừa qua. Ông quả quyết, tất cả họ đều biết trước mức độ nguy hiểm của lũ lụt, lở đất nhưng vẫn dấn thân để ứng cứu đồng bào. Điều đó khiến ông xúc động và hiểu thấu hơn truyền thống “vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh” của Quân đội nhân dân Việt Nam. 

“Truyền thống đó được các anh bằng xương máu của mình đã tô đậm thêm truyền thống của “Bộ đội Cụ Hồ”, khơi dậy lòng tự hào về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mỗi người dân của đất nước. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Quân đội luôn là lực lượng tin cậy, lực lượng đi đầu. Sự hy sinh của họ khiến chúng ta, những người đang may mắn được sống ở khu vực tương đối bình yên này, càng phải sống có trách nhiệm hơn, bớt so đo, tính toán, thiệt hơn khi mà ở miền Trung, người dân đang trong cảnh màn trời chiếu đất, những người lính không quản ngại vất vả, hy sinh, xả thân hỗ trợ người dân”, ông Tuấn bày tỏ.

Chia sẻ những suy nghĩ của mình, Thiếu tá Trần Hữu Huy - Chính trị viên phó Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 141, Sư đoàn 3, Quân khu 1 (Lạng Sơn) cho biết, dù thời chiến hay thời bình thì người lính luôn luôn sẵn sàng hy sinh bản thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì sự bình yên cuộc sống của nhân dân. Điều này tiếp tục được thể hiện khi đất nước đối diện với đại dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp. Những người lính Bộ đội Cụ Hồ luôn vững vàng nơi biên cương, đường mòn, lối mở, phục vụ hết lòng, hết sức trong những khu cách ly… 

“Đặc biệt trong đợt bão lũ vừa qua, khi nghe tin những đồng đội của mình ngã xuống, chúng tôi cũng rất buồn nhưng thực sự, nhân dân đang cần đến mình. Những đồng đội của chúng tôi hy sinh đã viết tiếp truyền thống vẻ vang, hào hùng của một Quân đội Anh hùng, chưa bao giờ đầu hàng trước những khó khăn, thử thách”, Thiếu tá Trần Hữu Huy bày tỏ.

Thiên tai khó định, nguy hiểm khó lường, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình của quân đội; phía trước là nhân dân đang gặp gian nguy, những người lính Cụ Hồ đã không ngần ngại hy sinh. Hành động “phía trước là nhân dân” với mệnh lệnh từ trái tim, luôn sẵn sàng có mặt ở nơi hiểm nguy để cứu giúp nhân dân là hành động cao đẹp, thể hiện sâu sắc phẩm chất sáng ngời và bản lĩnh của “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thượng tướng Lê Chiêm: “Tôi nói để cảnh báo, hàng cứu trợ phải đến người cần”
Thượng tướng Lê Chiêm: “Tôi nói để cảnh báo, hàng cứu trợ phải đến người cần”

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm cho rằng, bên cạnh sự phối hợp tốt thì cũng còn có những bất cập, do đó cần “cảnh tỉnh để tránh bớt xén, sử dụng sai mục đích và hàng phải đến với người cần hỗ trợ”.

Thượng tướng Lê Chiêm: “Tôi nói để cảnh báo, hàng cứu trợ phải đến người cần”

Thượng tướng Lê Chiêm: “Tôi nói để cảnh báo, hàng cứu trợ phải đến người cần”

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm cho rằng, bên cạnh sự phối hợp tốt thì cũng còn có những bất cập, do đó cần “cảnh tỉnh để tránh bớt xén, sử dụng sai mục đích và hàng phải đến với người cần hỗ trợ”.

Sạt lở ở Rào Trăng 3 và Đoàn 337 là “không ngờ đến”
Sạt lở ở Rào Trăng 3 và Đoàn 337 là “không ngờ đến”

VOV.VN - Trạm Kiểm lâm 67 là một vùng rất rộng, cách xa núi khoảng 300-400m; còn vị trí Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 đã đóng quân gần 30 năm, tương đối ổn định nên không ngờ đến những vụ sạt lở vừa qua.

Sạt lở ở Rào Trăng 3 và Đoàn 337 là “không ngờ đến”

Sạt lở ở Rào Trăng 3 và Đoàn 337 là “không ngờ đến”

VOV.VN - Trạm Kiểm lâm 67 là một vùng rất rộng, cách xa núi khoảng 300-400m; còn vị trí Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 đã đóng quân gần 30 năm, tương đối ổn định nên không ngờ đến những vụ sạt lở vừa qua.

Quốc hội mặc niệm tướng Nguyễn Văn Man và chiến sĩ, đồng bào hy sinh
Quốc hội mặc niệm tướng Nguyễn Văn Man và chiến sĩ, đồng bào hy sinh

VOV.VN - Quốc hội dành phút mặc niệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Man và cán bộ, chiến sĩ, đồng bào hy sinh trong đợt mưa lũ vừa qua ở miền Trung.

Quốc hội mặc niệm tướng Nguyễn Văn Man và chiến sĩ, đồng bào hy sinh

Quốc hội mặc niệm tướng Nguyễn Văn Man và chiến sĩ, đồng bào hy sinh

VOV.VN - Quốc hội dành phút mặc niệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Man và cán bộ, chiến sĩ, đồng bào hy sinh trong đợt mưa lũ vừa qua ở miền Trung.

Thủ tướng chỉ đạo tích cực triển khai cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân miền Trung
Thủ tướng chỉ đạo tích cực triển khai cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân miền Trung

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 363/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình mưa lũ và xử lý khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung (ngày 19/10/2020).

Thủ tướng chỉ đạo tích cực triển khai cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân miền Trung

Thủ tướng chỉ đạo tích cực triển khai cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân miền Trung

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 363/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình mưa lũ và xử lý khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung (ngày 19/10/2020).