Bí thư Thành ủy TP.HCM: Khó khăn của ngành y tế là thử thách không tên

VOV.VN - Sáng nay (5/8), tại Sở Y tế TP.HCM, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với cán bộ, nhân viên ngành y tế của thành phố, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại các bệnh viện, cơ sở y tế.

Tại buổi gặp gỡ, PGS.TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã trình bày với người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM về những khó khăn, thách thức và những nỗ lực của ngành y tế TP.HCM trong giai đoạn hiện nay.

PGS.TS Tăng Chí Thượng nhớ lại, đúng ngày này năm trước, tất cả cơ sở điều trị COVID-19 của thành phố đều quá tải, thiếu thuốc điều trị, toàn bộ hệ thống y tế rất căng thẳng. Khi đó, ngành y tế đã triển khai các hoạt động chưa từng có. Với sự tiếp sức, hỗ trợ của lực lượng quân y, y tế của các địa phương, thành phố đã thành lập 525 trạm y tế lưu động chăm sóc F0 tại nhà, hàng chục bệnh viện dã chiến, Trung tâm hồi sức COVID-19,…

Hiện nay, khi dịch bệnh COVID-19 đã tạm lắng xuống, ngành y tế TP lại gặp những thách thức, khó khăn mới. Đó là dịch chồng dịch; thiếu thuốc, vật tư y tế; biến động nguồn nhân lực y tế (do nhân viên y tế và một số cán bộ quản lý y tế xin nghỉ việc); sự lo lắng kéo dài trong một bộ phận nhân viên y tế.

Từ đầu năm 2022 đến nay, TP.HCM có 891 viên chức ở các cơ sở y tế công lập nghỉ việc. Tuy nhiên, bù lại cũng có nhiều nhân viên y tế được tuyển mới. Theo thống kê, số người làm việc ở cơ sở y tế công lập của TP.HCM ở thời điểm cuối năm 2021 và hiện nay chênh lệch khoảng 306 người. Dù biến động nguồn nhân lực y tế không quá lớn nhưng ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết khó khăn, hệ lụy từ sự biến động nhân sự trên không hề nhỏ.

Ông Tăng Chí Thượng cho biết: “Thật ra con số nhân lực y tế giảm chỉ có khoảng 306 người. Nhiều người nghe nói, với TP.HCM mà có 306 người nghỉ việc là ít. Về mặt con số thì ít thật nhưng thật sự nó gây khó khăn không nhỏ cho các đơn vị, đặc biệt là các cơ sở khám, chữa bệnh. Bởi vì những người nghỉ việc là những người có thâm niên, kinh nghiệm được đào tạo. Còn những người mới tuyển vào là những người mới vừa tốt nghiệp, cần phải hướng dẫn, huấn luyện trong một thời gian dài”.

Trong buổi làm việc với Bí thư Thành ủy TP.HCM, đại diện nhiều bệnh viện trăn trở, trình bày những khó khăn, bất cập mà đơn vị mình gặp phải trong quá trình tự chủ tài chính. Lãnh đạo Bệnh viện Nguyễn Trãi cho rằng bệnh viện chuyên khoa không thể cạnh tranh nổi với bệnh viện đa khoa, khi nguồn bệnh nhân ít dồi dào hơn.

Còn Bệnh viện Hùng Vương thì lại gặp khó khi thực hiện quy định của Bộ Y tế bắt buộc các bệnh viện hạng 1, từ năm 2023 phải xây dựng bệnh án điện tử. Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cho rằng quy định trên yêu cầu rất nhiều vốn để đầu tư cơ sở vật chất. Trong khi đó, nguồn vốn vay kích cầu của thành phố thì lại bị “đóng băng”, còn sử dụng vốn từ qũy phát triển sự nghiệp để đầu tư thì phải theo Luật đầu tư công có quá nhiều khó khăn, trắc trở.

Ngoài những vấn đề trên cán bộ nhân viên y tế TP.HCM cũng chia sẻ về áp lực công việc, thu nhập. Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương bật khóc khi chia sẻ về tâm tư của mình cũng như của nhân viên y tế nói chung: “Thật sự tôi cũng có hai đứa con và cũng đã là nhân viên của ngành y tế. Khi các con bước vào ngành y tế, một trong những điều đầu tiên mà tôi nói với các con là nếu con muốn làm giàu, nhiều tiền thì con chọn ngành khác. Nếu chọn ngành y thì con phải giàu tình thương và sự chia sẻ. Cho nên là đối với nhân viên y tế thì thật sự chúng tôi không mong giàu, nhưng mà có thực thì mới vực được đạo".

Không để ngành y tế đơn độc

Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM cho rằng đại dịch COVID-19 đã đi qua và để lại nhiều bài học quý giá về kiếp người, tình người, lòng trắc ẩn và là thử thách rất lớn đối với đội ngũ thầy thuốc. Đại dịch cũng để lại sự sang chấn nặng nề về tinh thần, tâm lý, tình cảm. Để có được như hôm nay, mọi người đã phải chiến đấu, đương đầu với thử thách sinh tử. Nhiều chiến sĩ áo trắng đã phải ngã xuống trong cuộc chiến chưa có tiền lệ này. Thay mặt lãnh đạo TP.HCM, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên gửi lời tri ân sâu sắc, cảm ơn chân thành đến đội ngũ chiến sĩ áo trắng. Đồng thời, ông Nên cũng chia sẻ với những thầy thuốc đang tiếp tục chiến đấu.

Trước những nguy cơ, thách thức mà ngành y tế TP.HCM đang gặp phải, người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM cho rằng những người làm chính sách phải suy nghĩ, tìm cách tháo gỡ. Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM dịch bệnh COVID-19 đã tạm yên, tình hình phát triển kinh tế có khởi sắc, nhưng dịch bệnh sốt xuất huyết lại đang hoành hành; bệnh đậu mua khỉ cũng đang “lăm le”. Do đó, nỗi lo của những người làm y tế luôn canh cánh, đè nặng và áp lực… Bên cạnh nỗi lo đó, ngành y tế còn có sứ mệnh lo cho 10 triệu dân. Ông Nguyễn Văn Nên cho rằng đây là vấn đề an ninh phi truyền thống và là thử thách không tên đối với TP.HCM.

Bí thư Thành ủy TP.HCM cam kết không để lực lượng y tế đơn độc trong cuộc chiến này: “Mong các đồng chí, các anh chị em trong ngành y tế đừng thấy mình đơn độc. Và sự thật là không có đơn độc. Những cách giải quyết chưa rõ thì chúng ta phải có trách nhiệm tham mưu. Lãnh đạo thành phố luôn sát cánh bên các đồng chí. Cái này tôi có thể thề với các đồng chí đó là sự thật. Còn ai mà nói đầu môi trót lưỡi thì không xứng đáng làm người".

Bên cạnh đó, người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM yêu cầu lãnh đạo UBND TP và Sở Y tế cần bám sát thực hiện đúng chiến lược y tế đã ban hành./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Cán bộ phải nâng cao "kháng thể" để kiểm soát mình
Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Cán bộ phải nâng cao "kháng thể" để kiểm soát mình

VOV.VN - "Một mặt phát động từ bên ngoài, kiểm tra giám sát cán bộ, nhưng phải tác động từ bên trong nội lực từng cán bộ, và từng chi bộ phải phát hiện những dấu hiệu, biểu hiện để xây dựng, đóng góp. Lâu nay, người ta nói phát hiện những tiêu cực từ bên ngoài nhiều hơn bên trong".

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Cán bộ phải nâng cao "kháng thể" để kiểm soát mình

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Cán bộ phải nâng cao "kháng thể" để kiểm soát mình

VOV.VN - "Một mặt phát động từ bên ngoài, kiểm tra giám sát cán bộ, nhưng phải tác động từ bên trong nội lực từng cán bộ, và từng chi bộ phải phát hiện những dấu hiệu, biểu hiện để xây dựng, đóng góp. Lâu nay, người ta nói phát hiện những tiêu cực từ bên ngoài nhiều hơn bên trong".

Ông Nguyễn Văn Nên được phân công chỉ đạo toàn diện công tác chống dịch ở TP.HCM
Ông Nguyễn Văn Nên được phân công chỉ đạo toàn diện công tác chống dịch ở TP.HCM

VOV.VN - Ban Thường vụ Thành uỷ TP.HCM vừa có Thông báo 525 về phân công các uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố trực tiếp phụ trách, theo dõi, chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Văn Nên được phân công chỉ đạo toàn diện công tác chống dịch ở TP.HCM

Ông Nguyễn Văn Nên được phân công chỉ đạo toàn diện công tác chống dịch ở TP.HCM

VOV.VN - Ban Thường vụ Thành uỷ TP.HCM vừa có Thông báo 525 về phân công các uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố trực tiếp phụ trách, theo dõi, chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Văn Nên: “Đây là thời điểm để TPHCM tháo gỡ tồn đọng từ lâu”
Ông Nguyễn Văn Nên: “Đây là thời điểm để TPHCM tháo gỡ tồn đọng từ lâu”

VOV.VN - "Đây là cơ hội để chúng ta giải quyết các vấn đề tồn đọng từ lâu, trong đó có những dự án dư luận quan tâm như Dự án chống ngập do triều cường, Khu đô thị mới Thủ Thiêm và một số dự án về hạ tầng..."

Ông Nguyễn Văn Nên: “Đây là thời điểm để TPHCM tháo gỡ tồn đọng từ lâu”

Ông Nguyễn Văn Nên: “Đây là thời điểm để TPHCM tháo gỡ tồn đọng từ lâu”

VOV.VN - "Đây là cơ hội để chúng ta giải quyết các vấn đề tồn đọng từ lâu, trong đó có những dự án dư luận quan tâm như Dự án chống ngập do triều cường, Khu đô thị mới Thủ Thiêm và một số dự án về hạ tầng..."