Bí thư Tỉnh ủy Bình Định: Đào tạo nước ngoài không ưu tiên “con ông cháu cha”

VOV.VN - "Đưa anh em đi đào tạo bồi dưỡng để tạo một ê-kíp làm việc thật nhịp nhàng, do vậy, phải chọn những cán bộ đã qua thực tiễn, có năng lực để đưa đi đào tạo", Bí thư Tỉnh ủy Bình Định khẳng định.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX nêu rõ, giai đoạn 2020-2025, phấn đấu xây dựng Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu của khu vực miền Trung và tự chủ ngân sách.

Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Bình Định chú trọng công tác xây dựng Đảng, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn Đảng bộ, tạo đồng thuận trong nhân dân. Để Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, tỉnh Bình Định xác định tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Phóng viên VOV thường trú khu vực miền Trung phỏng vấn ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định về nội dung này.

PV: Thưa ông, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX vừa xác định, giai đoạn 2020-2025, tỉnh Bình Định phấn đấu trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu của khu vực miền Trung và tự chủ ngân sách. Vậy để hiện thực hóa mục tiêu này, Bình Định cần thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm gì?

Ông Hồ Quốc Dũng: Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, chúng tôi xây dựng 7 chương trình hành động. Từ nông nghiệp, công nghiệp, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, du lịch, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng. 7 chương trình hành động để phát triển 5 trụ cột chính và 3 nhiệm vụ đột phá mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã nêu.

Trụ cột thứ nhất là phát triển công nghiệp, đưa Bình Định trở thành một trong những trung tâm công nghiệp. Lợi thế của Bình Định là cảng biển, hệ thống giao thông đồng bộ với sân bay Phù Cát, cảng nước sâu Quy Nhơn, nhanh chóng lắp đầy Khu Công nghiệp dịch vụ đô thị Becamex 3280 ha. Cùng với đó, phát triển lĩnh vực mới là công nghiệp công nghệ thông tin, đi sâu vào trí tuệ nhân tạo. Tỉnh Bình Định phát triển theo hướng công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường chứ không thu hút đầu tư bằng mọi giá. Trụ cột thứ hai là kinh tế du lịch, đây là một điểm nhấn trong quá trình phát triển vừa qua. Từ một tỉnh không ai biết đến, Bình Định trở thành điểm đến mới hấp dẫn trong và ngoài nước, tạo sức hút để các nhà đầu tư đến với tỉnh. Tỉnh sẽ phát huy và khai thác những dự án sản phẩm mới. Trụ cột thứ ba là dịch vụ logistic, phát huy cảng Quy Nhơn, đưa công suất lên 20 triệu tấn năm nạo vét luồng lạch, phát triển cảng cạn, logistic kết nối với Tây nguyên, nam Lào, Campuchia về đây rất nhanh. Trụ cột thứ tư là nông nghiệp, chúng tôi cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường, định hình lại mô hình trồng trọt, chăn nuôi thủy sản, gắn người nông dân với các nhà doanh nghiệp, mô hình gà, nuôi tôm, về đánh bắt xa bờ với đội tàu nhiều nhất. Trụ cột thứ 5 là mở rộng không gian đô thị gắn với phát triển đô thị với kinh tế đô thị.  

PV: Như ông vừa cho biết, trong thời gian tới, Bình Định tập trung phát triển 5 trụ cột chính và thực hiện 3 nhiệm vụ đột phá. Vậy  Tỉnh ủy Bình Định chọn những khâu đột phá nào?

Ông Hồ Quốc Dũng: Chúng tôi đề ra 3 khâu đột phá. Một là cải thiện môi trường đầu tư, tiếp tục rà soát thủ tục hành chính, đẩy nhanh chuyển đổi số, tạo điều kiện cho nhà đầu tư. Thứ hai là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, kể cả đào tạo nghề cho công nhân.

Tỉnh lựa chọn một số con em xuất sắc đưa đi đào tạo ở nước ngoài. Mỗi nhiệm kỳ lựa chọn vài chục em trên từng lĩnh vực. Sau này, những em đó sẽ về làm nòng cốt trên các lĩnh vực. Như lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực Logisctic, du lịch. Những con em này sau này về sẽ là trụ cột cho các ngành. Cuối cùng là đột phá mạnh hơn nữa, quyết tâm hơn nữa lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông.

Trong đó, một là đường ven biển từ Quy Nhơn ra đến Tam Quan hơn 130 km, trong nhiệm kỳ này phải xây dựng xong, nhằm phát triển toàn bộ không gian biển, bởi đô thị, dịch vụ công nghiệp đều nằm ven biển hết. Mở được mặt biển sẽ mở ra quỹ đất mênh mông. Thứ hai trong khâu đột phá giao thông là làm cho xong đường xung quanh đầm Thị Nại, đưa trung tâm thành phố Quy Nhơn ra đầm Thị Nại chứ không phải chỉ ở khu vực thành phố cũ hiện hữu, dịch chuyển dân cư ra phía Bắc thành phố.

Tất cả đường từ tây sang đông, từ núi xuống biển chúng tôi mở hết, mỗi huyện mở một đường. Huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước đều mở đường cao tốc, đại lộ hết. Tất cả dự án này đều do nội lực của tỉnh thực hiện.

PV: Để thực hiện những mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, địa phương có những cơ chế, chính sách gì, nhất là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thưa ông?

Ông Hồ Quốc Dũng: Để Nghị quyết thực hiện được, ngoài chủ trương thì trên cơ sở Nghị quyết đó ban hành cơ chế chính sách trên từng lĩnh vực cho thật hấp dẫn để tìm được nguồn lực. Vấn đề nữa là con người thực hiện. Đưa anh em đi đào tạo bồi dưỡng để tạo một ê-kíp làm việc thật nhịp nhàng, do đó, phải chọn những cán bộ đã qua thực tiễn, có năng lực để đưa đi đào tạo để về làm việc.

Những  em đó mình đã phát hiện trong thực tế, có năng lực, có triển vọng để đưa đi, rồi sắp xếp anh em vào vị trí một cách phù hợp, nhịp nhàng chứ không phải thần tốc hay là gì. Những anh em đó đều thành đạt qua thử thách chứ không “con em cháu cha”, mà nếu là con cháu cán bộ thực sự có năng lực được đào tạo bài bản, mọi người tín nhiệm thì cũng tốt thôi chứ không sao.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

13 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữ chức vụ mới từ sau Đại hội XIII
13 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữ chức vụ mới từ sau Đại hội XIII

VOV.VN - Từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, 13/23 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã được điều động, phân công, bầu và phê chuẩn giữ chức vụ mới.

13 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữ chức vụ mới từ sau Đại hội XIII

13 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữ chức vụ mới từ sau Đại hội XIII

VOV.VN - Từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, 13/23 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã được điều động, phân công, bầu và phê chuẩn giữ chức vụ mới.

Trao kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Đại sứ Mỹ
Trao kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Đại sứ Mỹ

VOV.VN - Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” là phần thưởng cao quý nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam dành cho Đại sứ Daniel Kritenbrink với những đóng góp tích cực trong việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác hiệu quả giữa nhân dân hai nước.

Trao kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Đại sứ Mỹ

Trao kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Đại sứ Mỹ

VOV.VN - Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” là phần thưởng cao quý nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam dành cho Đại sứ Daniel Kritenbrink với những đóng góp tích cực trong việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác hiệu quả giữa nhân dân hai nước.

Bế mạc Hội nghị trực tuyến học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII
Bế mạc Hội nghị trực tuyến học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII

VOV.VN - Chiều 28/3, Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Bế mạc Hội nghị trực tuyến học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII

Bế mạc Hội nghị trực tuyến học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII

VOV.VN - Chiều 28/3, Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Nghị quyết Đại hội XIII: Ngăn chặn tha hóa quyền lực, lộng quyền, lạm quyền
Nghị quyết Đại hội XIII: Ngăn chặn tha hóa quyền lực, lộng quyền, lạm quyền

VOV.VN - Việc kiểm soát quyền lực nếu bị buông lỏng sẽ làm quyền lực bị tha hóa, gia tăng lộng quyền, lạm quyền.

Nghị quyết Đại hội XIII: Ngăn chặn tha hóa quyền lực, lộng quyền, lạm quyền

Nghị quyết Đại hội XIII: Ngăn chặn tha hóa quyền lực, lộng quyền, lạm quyền

VOV.VN - Việc kiểm soát quyền lực nếu bị buông lỏng sẽ làm quyền lực bị tha hóa, gia tăng lộng quyền, lạm quyền.