Đến với Hoa Tiến mộc mạc và nên thơ

VOV.VN - Cách Hà Nội chừng 300km, điểm du lịch cộng đồng Hoa Tiến ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An là một điểm đến hấp dẫn khách du lịch khi đến với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An.

Là khu dự trữ sinh quyển thứ 6 của Việt Nam, khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An vừa kỷ niệm 16 năm được UNESCO ghi danh. Nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, như hệ sinh thái, hệ động thực vật đa dạng; có nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo như thác nước, hang động, hệ thống khe suối, các quần thể cây cổ thụ và rừng nguyên sinh... Đặc trưng lớn nhất ở đây là sự đa dạng và đậm đà về bản sắc văn hoá của các nhóm dân tộc thiểu số: Thái, Thổ, Khơ Mú, Ơ Đu và Mông. 

Bản Hoa Tiến ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu là một trong những nơi còn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Đây là nơi tập trung rất nhiều người Thái sinh sống, tạo nên nét đặc trưng hấp dẫn khách du lịch. Người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, lại gần dòng suối chảy nên du khách có thể bắt gặp nhiều cọn nước để dẫn nước tưới ruộng như trên vùng Tây Bắc. Người dân cũng rất yêu thiên nhiên, nên xung quanh cọn nước họ cũng trồng hoa, vừa đẹp mắt, vừa làm điểm check-in cho khách. Cũng trên con suối này, du khách có thể tham gia chèo thuyền, bắt cá dưới suối.

Đến với Hoa Tiến, điều hấp dẫn du khách là được tìm hiểu về hoạt động sản xuất vải thổ cẩm của người dân tộc. Nghề thêu và dệt ở đây được coi là một trong những cái nôi của thổ cẩm nổi tiếng của người Thái. Vải được sản xuất 100% từ các nguyên liệu thiên nhiên, qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ đã tạo nên các sản phẩm thổ cẩm đặc sắc với những hoa văn, họa tiết, hình thù đa dạng, tinh tế mang tính bản sắc dân tộc cùng với sự sáng tạo độc đáo. Nếu dành nhiều thời gian tại bản Hoa Tiến, du khách có thể tham gia vào các công đoạn từ thu hoạch bông, se chỉ, dệt vải trên khung cửi, nhuộm vải cùng người dân bản địa.

Trên từng khuông vải, màu xanh của cây rừng, màu hồng, màu đỏ của những cánh hoa rừng, màu vàng tươi sáng của ánh nắng mặt trời kết hợp hài hòa đến lạ thường. Chính những điều này đã phần nào tạo nên nét đặc trưng cho văn hóa lâu đời tại vùng đất Hoa Tiến. 

Nằm trong tour du lịch dành cho khách quốc tế và khách nội địa, các trải nghiệm buộc chỉ cổ tay, uống rượu cần, nhảy sạp, khắc luống, tham gia vào điệu múa của người dân cũng được tổ chức tại những ngôi nhà sàn cổ ở bản Hoa Tiến. Đến đây khách du lịch không chỉ say đắm chén rượu cần cay nồng mà còn mê mẩn với ẩm thực đặc trưng của người Thái: xôi ngũ sắc, gà bản, cá suối, các món ăn khác nhau từ măng rừng. 

Về điểm tham quan tự nhiên gần Hoa Tiến, hấp dẫn nhất là các thác nước như thác Tạt Niên, thác Bảy Tầng, thác Xao Va. Hoạt động vui chơi ở thác vẫn còn khá hoang sơ, không bị ô nhiễm, không có rác thải nên du khách tha hồ tắm mình dưới dòng nước mát lạnh. Du khách cũng có thể đặt ăn trưa tại những nhà chòi bằng tre, nứa ngay bên cạnh con thác, với đầy đủ đặc sản như xôi, gà, cá suối, lợn mẹt.

Mặc dù tiếp đón lượng khách còn khá khiêm tốn, người dân ở Hoa Tiến đã chủ động phát triển du lịch theo hướng bền vững. Đường đi xuống thác Tạt Niên, người dân treo rất nhiều thùng rác được đan từ tre hai bên đường. Đồ đạc từ ống đũa, ghế ngồi, đĩa, mâm, chụp đèn, cột đèn đều được làm từ mây tre, những vật liệu gần gũi với thiên nhiên. Các loại khăn trải là những sản phẩm thổ cẩm của địa phương. Hiếm khi bắt gặp các vật dụng từ nhựa dùng một lần ở đây. 

Thời gian qua, chính quyền địa phương đã có chủ trương phát triển du lịch cộng đồng tại bản Hoa Tiến, đưa một số gia đình đi tham quan học tập tại các bản làng du lịch cộng đồng nhằm học hỏi các kỹ năng phục vụ du khách. Địa phương tổ chức tập huấn, trợ giúp, hướng dẫn về du lịch cho người dân thông qua các lớp dạy về kỹ năng và kinh nghiệm kinh doanh du lịch, tìm hiểu các hoạt động và thái độ của khách du lịch. 

Tới đây, bản Hoa Tiến nói riêng và khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An nói chung sẽ là một điểm đến tuyệt vời cả về trải nghiệm thiên nhiên lẫn văn hóa. Với những ai muốn tận hưởng không khí trong lành, hòa mình với thiên nhiên, tái tạo năng lượng cho bản thân, tìm hiểu về hệ sinh thái và cộng đồng dân tộc thiểu số thì nhất định nên khám phá nơi này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắc Kạn tìm hướng đi cho du lịch cộng đồng
Bắc Kạn tìm hướng đi cho du lịch cộng đồng

VOV.VN - Tỉnh Bắc Kạn có nhiều lợi thế phát triển du lịch cộng đồng như cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa bản địa đặc sắc. Để tạo bước đột phá phát triển loại hình này, HĐND tỉnh Bắc Kạn thông qua nghị quyết thí điểm đầu tư những mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên.

Bắc Kạn tìm hướng đi cho du lịch cộng đồng

Bắc Kạn tìm hướng đi cho du lịch cộng đồng

VOV.VN - Tỉnh Bắc Kạn có nhiều lợi thế phát triển du lịch cộng đồng như cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa bản địa đặc sắc. Để tạo bước đột phá phát triển loại hình này, HĐND tỉnh Bắc Kạn thông qua nghị quyết thí điểm đầu tư những mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên.

Du lịch cần được coi là ngành công nghiệp đóng góp lớn cho nền kinh tế
Du lịch cần được coi là ngành công nghiệp đóng góp lớn cho nền kinh tế

VOV.VN - Lần đầu tiên được tổ chức, Đại hội Công nghiệp du lịch quốc gia cho thấy góc nhìn mới về du lịch không chỉ là ngành dịch vụ, mà là một ngành công nghiệp và là một ngành kinh tế tổng hợp có những đóng góp đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

Du lịch cần được coi là ngành công nghiệp đóng góp lớn cho nền kinh tế

Du lịch cần được coi là ngành công nghiệp đóng góp lớn cho nền kinh tế

VOV.VN - Lần đầu tiên được tổ chức, Đại hội Công nghiệp du lịch quốc gia cho thấy góc nhìn mới về du lịch không chỉ là ngành dịch vụ, mà là một ngành công nghiệp và là một ngành kinh tế tổng hợp có những đóng góp đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

Trà Vinh đẩy mạnh du lịch sinh thái cộng đồng
Trà Vinh đẩy mạnh du lịch sinh thái cộng đồng

VOV.VN - Là một tỉnh vùng sông nước, có nhiều cồn nổi, vườn cây ăn trái chuyên canh đã tạo cho Trà Vinh lợi thế để phát triển loại hình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và du lịch nghỉ dưỡng. Từ những tiềm năng, thế mạnh này, Trà Vinh đang hướng đến phát triển mạnh ngành du lịch, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Trà Vinh đẩy mạnh du lịch sinh thái cộng đồng

Trà Vinh đẩy mạnh du lịch sinh thái cộng đồng

VOV.VN - Là một tỉnh vùng sông nước, có nhiều cồn nổi, vườn cây ăn trái chuyên canh đã tạo cho Trà Vinh lợi thế để phát triển loại hình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và du lịch nghỉ dưỡng. Từ những tiềm năng, thế mạnh này, Trà Vinh đang hướng đến phát triển mạnh ngành du lịch, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng tại 4 làng dân tộc thiểu số
Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng tại 4 làng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Tỉnh Quảng Ninh sẽ thí điểm xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa 4 làng dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng khu vực miền núi, giai đoạn 2023 - 2025.

Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng tại 4 làng dân tộc thiểu số

Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng tại 4 làng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Tỉnh Quảng Ninh sẽ thí điểm xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa 4 làng dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng khu vực miền núi, giai đoạn 2023 - 2025.

Lạng Sơn phát triển du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo bền vững
Lạng Sơn phát triển du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo bền vững

VOV.VN - Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, ẩm thực đặc sắc và nét văn hóa đậm đà bản sắc là những lợi thế để ngày càng có nhiều mô hình du lịch cộng đồng ở Lạng Sơn. Đây là hướng phát triển góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đem lại thu nhập ổn định cho bà con, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Lạng Sơn phát triển du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn phát triển du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo bền vững

VOV.VN - Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, ẩm thực đặc sắc và nét văn hóa đậm đà bản sắc là những lợi thế để ngày càng có nhiều mô hình du lịch cộng đồng ở Lạng Sơn. Đây là hướng phát triển góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đem lại thu nhập ổn định cho bà con, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.