Bộ Ngoại giao bình luận về căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc ở Natuna

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, mọi hoạt động trên biển cần tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển, không làm phức tạp tình hình.

Đảo Natuna Lớn nhìn từ trên cao. (Ảnh: Flickr)

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 9/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam trước những diễn biến căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Indonesia xung quanh quần đảo Natuna, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói:

“Mọi hoạt động trên biển cần tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với các vùng biển được xác lập bởi UNCLOS 1982, không làm phức tạp tình hình, có đóng góp thiết thực, thúc đẩy việc duy trì hòa bình ổn định và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác tại khu vực”.

Căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc gia tăng sau khi hàng chục tàu đánh cá treo cờ Trung Quốc xuất hiện trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở khu vực ngoài khơi quần đảo Natuna trong tháng 12/2019. Ít nhất 3 tàu hải cảnh của Trung Quốc cũng xuất hiện tại khu vực. Bất chấp sự phản đối của Jakarta, Bắc Kinh tuyên bố khu vực quanh Natuna là vùng đánh cá truyền thống và từ chối rút tàu.

Indonesia đã gửi một bức thư phản đối tới Trung Quốc liên quan đến việc tàu bảo vệ bờ biển và tàu cá của nước này xâm nhập vùng biển Natuna, quần đảo Riau. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đã truyền đạt 4 quan điểm của Indonesia, trong đó khẳng định Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia ở vùng biển Natuna, quần đảo Riau. Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) công nhận. Là thành viên của UNCLOS, Indonesia yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các quy định này. Indonesia không công nhận tuyên bố "đơn phương" của Trung Quốc về "đường chín đoạn" và nhấn mạnh sẽ phối hợp với các bên liên quan để tăng cường bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình trên biển Natuna.

Quân đội Indonesia cũng đã huy động 600 binh sĩ, năm tàu chiến, máy bay trinh sát và máy bay đến vùng biển Natuna để bảo vệ chủ quyền./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Indonesia cứng rắn trước sự xâm lấn của Trung Quốc ở vùng biển Natuna
Indonesia cứng rắn trước sự xâm lấn của Trung Quốc ở vùng biển Natuna

VOV.VN -Ngày 3/1, Indonesia đã tổ chức Hội nghị toàn thể cấp Bộ nhằm mục đích củng cố vị thế của Indonesia và ứng phó với tình hình trên vùng biển Natuna.

Indonesia cứng rắn trước sự xâm lấn của Trung Quốc ở vùng biển Natuna

Indonesia cứng rắn trước sự xâm lấn của Trung Quốc ở vùng biển Natuna

VOV.VN -Ngày 3/1, Indonesia đã tổ chức Hội nghị toàn thể cấp Bộ nhằm mục đích củng cố vị thế của Indonesia và ứng phó với tình hình trên vùng biển Natuna.

Indonesia sẵn sàng huy động hàng trăm tàu cá đến vùng biển Natuna
Indonesia sẵn sàng huy động hàng trăm tàu cá đến vùng biển Natuna

VOV.VN - Indonesia đưa ra tuyên bố này trong bối cảnh các tàu đánh cá và tuần duyên của Trung Quốc xâm nhập vùng biển Natuna.

Indonesia sẵn sàng huy động hàng trăm tàu cá đến vùng biển Natuna

Indonesia sẵn sàng huy động hàng trăm tàu cá đến vùng biển Natuna

VOV.VN - Indonesia đưa ra tuyên bố này trong bối cảnh các tàu đánh cá và tuần duyên của Trung Quốc xâm nhập vùng biển Natuna.

Tổng thống Indonesia kiên quyết không thoả hiệp về vấn đề Natuna
Tổng thống Indonesia kiên quyết không thoả hiệp về vấn đề Natuna

VOV.VN - Tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định chính phủ nước này sẽ không thỏa hiệp trong việc duy trì chủ quyền của Indonesia.

Tổng thống Indonesia kiên quyết không thoả hiệp về vấn đề Natuna

Tổng thống Indonesia kiên quyết không thoả hiệp về vấn đề Natuna

VOV.VN - Tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định chính phủ nước này sẽ không thỏa hiệp trong việc duy trì chủ quyền của Indonesia.