Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Cố gắng hoàn thành sắp xếp huyện, xã trước 30/9

VOV.VN - “Tinh thần chung, mong muốn các địa phương tập trung để cố gắng hoàn thành sáp nhập huyện, xã trước 30/9 để đảm bảo tinh thần nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết điều này khi thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội,  tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, sáng 23/5.

“Mới có 10 địa phương đưa hồ sơ”

Bà Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm đến hết năm 2023, để chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng. Các địa phương cũng rất nỗ lực, quyết liệt để triển khai việc này.

Đến nay, cả nước có 54/63 đơn vị nằm trong diện phải sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Có 49 đơn vị cấp huyện phải sắp xếp, dự kiến giảm 12-13 đơn vị cấp huyện. Số cấp xã phải sắp xếp là 1.247, dự kiến giảm 624 đơn vị.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nhiều tỉnh, thành làm rất tích cực và hiện có 10 địa phương trình đề án lên Bộ Nội vụ tổ chức thẩm định và trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để thực hiện sắp xếp.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, với việc sắp xếp trong giai đoạn hiện nay có 4 địa phương có số lượng sắp xếp rất lớn là Hải Phòng, Hà Nội, TPHCM, Nghệ An.

Bên cạnh đó, bà cũng lưu ý, một số địa phương có dấu hiệu chần chừ, chậm chạp, chưa thực sự quyết tâm, quyết liệt trong vấn đề này.

"Tính thời gian chỉ còn mấy tháng nữa nhưng nhiều địa phương rất chậm, nếu không nhanh sẽ không kịp thời gian 30/9 phải xong. Đến thời điểm này mới có 10 địa phương đưa hồ sơ lên. Nếu như vậy sẽ rất khó khăn cho Chính phủ trình với Ủy ban Thường vụ Quốc hội", Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.

Bên cạnh đó, một số địa phương chỉ dựa trên cơ sở là các cơ chế, chính sách của Trung ương chứ không có nghị quyết riêng căn cứ vào thực tiễn của địa phương để giải quyết dôi dư và phương án sắp xếp các tài sản, tài chính dôi dư.

"Tinh thần chung cố gắng hoàn thành việc sắp xếp"

Liên quan tài sản dôi dư, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, đến thời điểm này, xử lý về tài sản dôi dư còn tồn đọng khoảng 50% của giai đoạn trước là rất lớn. Còn cán bộ, công chức dôi dư xử lý rất ổn, cơ bản giải quyết triệt để và còn lại khoảng 8% trên tổng số.

Về giai đoạn 2023 - 2025, dự kiến số lượng tài sản, tài chính, trụ sở dôi dư khoảng 2.700. Số cán bộ công chức, cán bộ không chuyên trách cấp xã dôi dư dự kiến 21.700 người.

Ban Chỉ đạo Trung ương, địa phương đang cố gắng để phối hợp chặt chẽ để chủ động phương án ngay từ khi xây dựng đề án để giải quyết vấn đề này. Nếu không sẽ khó và nếu để cứ thực hiện xong mới quay ra thực hiện sắp xếp, xử lý các vấn đề phát sinh không đồng bộ, không thực hiện được.

Bộ trưởng Nội vụ cho biết, hiện nay nhiều nơi đang vướng mắc về quy hoạch, đặc biệt quy hoạch đô thị. Bởi nhiều địa phương gắn việc sắp xếp với thành lập đơn vị hành chính đô thị nên vướng với quy hoạch đô thị theo các quy định. Vì vậy, Chính phủ đang đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tháo gỡ vấn đề này.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang đánh giá, phân loại đơn vị hành chính đô thị sau sắp xếp. Bởi nhiều đơn vị nông thôn sắp xếp với đô thị và nhiều đơn vị đô thị của thị xã sắp xếp với đơn vị thành phố. 

"Tóm lại tinh thần chung, mong muốn các địa phương tập trung để cố gắng hoàn thành trước 30/9 để đảm bảo tinh thần nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thông tin.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sáp nhập xã, huyện: Tránh yếu tố dòng họ, bè phái trong lựa chọn cán bộ
Sáp nhập xã, huyện: Tránh yếu tố dòng họ, bè phái trong lựa chọn cán bộ

VOV.VN - Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, trong sáp nhập xã, huyện, việc hết sức phải tránh là yếu tố về làng xã, dòng họ, bè phái. Nếu để những yếu tố này chi phối trong quá trình tổ chức thì rất dễ gây ra chuyện mất đoàn kết, dẫn tới cục bộ.

Sáp nhập xã, huyện: Tránh yếu tố dòng họ, bè phái trong lựa chọn cán bộ

Sáp nhập xã, huyện: Tránh yếu tố dòng họ, bè phái trong lựa chọn cán bộ

VOV.VN - Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, trong sáp nhập xã, huyện, việc hết sức phải tránh là yếu tố về làng xã, dòng họ, bè phái. Nếu để những yếu tố này chi phối trong quá trình tổ chức thì rất dễ gây ra chuyện mất đoàn kết, dẫn tới cục bộ.

Hơn 46.000 cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã, huyện: Giải quyết cách nào?
Hơn 46.000 cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã, huyện: Giải quyết cách nào?

VOV.VN - Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn đến năm 2025, sẽ có hơn 46.000 cán bộ sẽ dôi dư. Trong đó, giải quyết nhân sự dôi dư trong sáp nhập đơn vị hành chính là một việc khó. Bởi cán bộ phần lớn đã được chuẩn hóa, khung biên chế tại các đơn vị cơ bản đã ổn định. Hơn nữa, đây cũng là vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của cán bộ.

Hơn 46.000 cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã, huyện: Giải quyết cách nào?

Hơn 46.000 cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã, huyện: Giải quyết cách nào?

VOV.VN - Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn đến năm 2025, sẽ có hơn 46.000 cán bộ sẽ dôi dư. Trong đó, giải quyết nhân sự dôi dư trong sáp nhập đơn vị hành chính là một việc khó. Bởi cán bộ phần lớn đã được chuẩn hóa, khung biên chế tại các đơn vị cơ bản đã ổn định. Hơn nữa, đây cũng là vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của cán bộ.

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ còn tâm lý sợ sai, có những việc không dám quyết
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ còn tâm lý sợ sai, có những việc không dám quyết

VOV.VN - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, qua nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, doanh nghiệp vẫn phản ánh việc xử lý thủ tục hành chính còn trì trệ, người thực thi công vụ còn sợ sai, sợ trách nhiệm dẫn đến đùn đẩy.

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ còn tâm lý sợ sai, có những việc không dám quyết

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ còn tâm lý sợ sai, có những việc không dám quyết

VOV.VN - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, qua nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, doanh nghiệp vẫn phản ánh việc xử lý thủ tục hành chính còn trì trệ, người thực thi công vụ còn sợ sai, sợ trách nhiệm dẫn đến đùn đẩy.