Bộ trưởng Công Thương: “Vương quốc” nắng và gió nhưng truyền tải điện lại bất hợp lý"

VOV.VN - “Cả nước này là “vương quốc” của nắng và gió, nhưng điểm bất hợp lý là nơi có tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo như điện gió, mặt trời thì truyền tải lại rất kém. Khu vực Nam Trung Bộ phụ tải tại chỗ chỉ khoảng 4-6%".

Tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khoá XV đang xem xét thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Liên quan đến lĩnh vực điện, Chính phủ cho biết, để thể chế hoá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về thu hút, xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Điều 5 dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực.

Hướng quy định Nhà nước độc quyền trong vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng.

Nhà nước thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải trừ các dự án lưới điện do nhà nước đầu tư được xác định trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia theo từng thời kỳ.

Các tổ chức hoạt động điện lực và sử dụng điện đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật được quyền đấu nối vào lưới điện do thành phần kinh tế đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải thực hiện theo đúng quy hoạch phát triển điện lực.

Phát biểu làm rõ thêm vấn đề đại biểu quan tâm liên quan tâm tại phiên thảo luận tổ chiều 6/1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian qua công tác xã hội hoá trong ngành điện là rất mạnh, nhất là về đầu tư nhà máy điện, năng lượng tái tạo (chiếm 51-52%). Tuy nhiên đầu tư về phụ tải truyền tải điện lại đang có nhiều bất cập.

“Cả nước này là “vương quốc” của nắng và gió, nhưng điểm bất hợp lý là nơi có tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo như điện gió, mặt trời thì truyền tải lại rất kém. Khu vực Nam Trung Bộ phụ tải tại chỗ chỉ khoảng 4-6%, đại đa số còn lại phải truyền tải điện đi nơi khác” – ông Nguyễn Hồng Diên thông tin.

Nhấn mạnh tại sao lần này Chính phủ chỉ trình Quốc hội sửa điểm 2 điều 4 của Luật điện lực, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết là cho cơ chế xã hội hoá ở lĩnh vực truyền tải điện, giải quyết bài toán về nguồn lực phát triển điện. Quy định mới nhằm giải toả được công suất nhà máy đã và đang được đầu tư, hạn chế lãng phí nguồn lực xã hội, phát huy tiềm năng lợi thế của các địa phương cũng như đảm bảo nguồn năng lượng phục vụ phát triển.

Ông Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh sự cần thiết tạo cơ chế để phát triển năng lượng tái tạo, vì điện than chắc chắn phải thu hẹp và tiến tới chấm dứt, thuỷ điện lớn cũng hết dư địa, thuỷ điện nhỏ thì rất nhiều hệ luỵ về môi trường, trong khi giá điện khí “nhảy múa” theo thị trường thế giới nên khó đảm bảo ổn định cho an sinh”.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh thêm, khi sửa luật này, Nhà nước cho phép đầu tư thì tư nhân đầu tư, quản lý vận hành hoặc thuê quản lý vận hành theo quy định.

Ở góc độ khác, GS Nguyễn Chu Hồi (đoàn Hải Phòng) nhấn mạnh điện đóng vai trò rất quan trọng và cần đi trước một bước nếu muốn đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là xu hướng thông minh (smarth).

Dẫn ví dụ về phát triển năng lượng biển là xu hướng thời đại, tiềm năng lớn và liên quan “lợi ích kép” cả về quốc phòng và kinh tế, đại biểu Nguyễn Chu Hồi cho rằng “nếu quy định chung chung như cũ thì vẫn là lỗ hổng trong phát triển, không có tác động để đón đầu yếu tố mới.

Ông cũng đề xuất giao Bộ TN-MT linh hoạt thẩm quyền có những hướng dẫn mang tính đặc thù khi xuất hiện cái mới (như điện gió ngoài khơi) để có quy định dưới luật kịp thời. Đó chính là tạo cơ chế để đón đầu các yếu tố phát triển.

“Như điện gió biển rất khác, đòi hỏi tiền đầu tư rất lớn trong khi hệ thống truyền tải ì ạch thế này thì rất khó. Độ mở cơ chế mở ra môi trường đầu tư mới, kích thích làm chính là tiền” – đại biểu Nguyễn Chu Hồi nhấn mạnh, đồng thời lưu ý đánh giá tác động môi trường cần chú trọng, tránh giáo điều thực hiện một vài quy định mà không thay đổi, trong khi thực tiễn thay đổi hàng ngày.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhất trí việc sửa đổi nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát huy vai trò của khu vực tư nhân và các nguồn lực xã hội trong đầu tư xây dựng lưới điện và truyền tải điện.

Thực tế đã có kinh nghiệm thực tiễn trong huy động đầu tư tư nhân nâng cấp hệ thống truyền tải điện để giải tỏa công suất do sự phát triển nóng của các nhà máy điện năng lượng tái tạo vừa qua. Thực tế chứng minh đây là hướng đi đúng, đồng thời cũng phù hợp tinh thần của Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định và chế định cụ thể để xác định vận hành lưới điện do tư nhân đầu tư với vận hành lưới điện quốc gia do nhà nước quản lý.

Đại biểu Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, phải có khái niệm và các quy định bảo đảm an ninh hệ thống của lưới điện quốc gia. Vai trò độc quyền của Nhà nước trong vận hành hệ thống phải bao trùm để đảm bảo nền tảng quan trọng nhất của mạng lưới điện./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội: “Vì sao thu phí cao tốc cứ né công nghệ, thích thu tay?”
Đại biểu Quốc hội: “Vì sao thu phí cao tốc cứ né công nghệ, thích thu tay?”

VOV.VN - “Cần tính thu phí trong bao nhiêu năm, mức thu thế nào và hệ thống công nghệ thu phí ra sao. Cao tốc vừa qua toàn thích thu tay, nói thu phí tự động không dừng thì quay ngoảnh đi. Chắc có gì đó mới vậy”.

Đại biểu Quốc hội: “Vì sao thu phí cao tốc cứ né công nghệ, thích thu tay?”

Đại biểu Quốc hội: “Vì sao thu phí cao tốc cứ né công nghệ, thích thu tay?”

VOV.VN - “Cần tính thu phí trong bao nhiêu năm, mức thu thế nào và hệ thống công nghệ thu phí ra sao. Cao tốc vừa qua toàn thích thu tay, nói thu phí tự động không dừng thì quay ngoảnh đi. Chắc có gì đó mới vậy”.

"Sẽ không có chuyện công ty cổ phần được hưởng chính sách của DN quốc phòng an ninh"
"Sẽ không có chuyện công ty cổ phần được hưởng chính sách của DN quốc phòng an ninh"

VOV.VN - Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cũng khẳng định việc xác định DN được hưởng chính sách của doanh nghiệp QPAN sẽ làm theo luật, ai làm sai phải chịu trách nhiệm.

"Sẽ không có chuyện công ty cổ phần được hưởng chính sách của DN quốc phòng an ninh"

"Sẽ không có chuyện công ty cổ phần được hưởng chính sách của DN quốc phòng an ninh"

VOV.VN - Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cũng khẳng định việc xác định DN được hưởng chính sách của doanh nghiệp QPAN sẽ làm theo luật, ai làm sai phải chịu trách nhiệm.

Thiếu hành lang pháp lý khiến lọt lộ nhiều tài liệu mật trên không gian mạng
Thiếu hành lang pháp lý khiến lọt lộ nhiều tài liệu mật trên không gian mạng

VOV.VN - "Chỉ trong vòng 3 năm qua, có hơn 150 vụ lọt lộ tài liệu mật trên không gian mạng, trong đó có cả những tài liệu tuyệt mật và tối mật"- ĐBQH Nguyễn Minh Đức cho biết tại thảo luận tổ sáng 6/1.

Thiếu hành lang pháp lý khiến lọt lộ nhiều tài liệu mật trên không gian mạng

Thiếu hành lang pháp lý khiến lọt lộ nhiều tài liệu mật trên không gian mạng

VOV.VN - "Chỉ trong vòng 3 năm qua, có hơn 150 vụ lọt lộ tài liệu mật trên không gian mạng, trong đó có cả những tài liệu tuyệt mật và tối mật"- ĐBQH Nguyễn Minh Đức cho biết tại thảo luận tổ sáng 6/1.

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Điều 23 Luật Nhà ở: Có lo ngại gom đất chờ thời?
Quốc hội thảo luận về sửa đổi Điều 23 Luật Nhà ở: Có lo ngại gom đất chờ thời?

VOV.VN - Đánh giá việc sửa quy định là cần thiết để gỡ vướng mắc cho hàng trăm dự án, song nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cần phải đảm bảo nguyên tắc hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Điều 23 Luật Nhà ở: Có lo ngại gom đất chờ thời?

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Điều 23 Luật Nhà ở: Có lo ngại gom đất chờ thời?

VOV.VN - Đánh giá việc sửa quy định là cần thiết để gỡ vướng mắc cho hàng trăm dự án, song nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cần phải đảm bảo nguyên tắc hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.