Bộ trưởng LĐ-TBXH nói về tình trạng phân biệt lao động vùng, miền

VOV.VN -Theo Bộ trưởng LĐTBXH, bà hoàn toàn phản đối việc làm này; đồng thời nhấn mạnh, đó là việc làm hoàn toàn trái với quy định hiện hành về việc tuyển, tiếp nhận người lao động

Đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) nêu tình trạng phân biệt đia phương trong tuyển dụng lao động tại một số doanh nghiệp gây bất bình trong nhân dân và dư luận. Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nêu rõ, đứng ở góc độ người làm quản lý, bà hoàn toàn phản đối việc làm này đồng thời nhấn mạnh đó là việc làm hoàn toàn trái với quy định hiện hành về việc tuyển, tiếp nhận người lao động. “Người lao động Việt Nam được quyền lao động ở các nơi trên cả nước khi nghề nghiệp đó phù hợp với họ. Chúng tôi sẽ yêu cầu đơn vị có tình trạng này phải ngừng ngay việc phân biệt lao động. Đó cũng là trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc sử dụng lao động và cũng là việc bảo vệ quyền của người lao động”, bà Chuyền nói.

Đại biểu Trương Minh Hoàng (đoàn Cà Mau) - Ảnh: Quang Trung
Về vấn đề hàng vạn lao động, trong đó có sinh viên ra trường không có việc làm, cụ thể quý 3 năm 2014 có 174.000 lao động đã tốt nghiệp đại học chưa có việc làm. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, nguyên nhân và trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong dự báo cung cầu và định hướng chất lượng lao động được đào tạo.

Trả lời đại biểu Trương Minh Hoàng, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, trong một năm tuyển sinh đào tạo dạy nghề từ 220.000-230.000 sinh viên; tuyển sinh hệ cao đẳng trở lên khoảng trên 500.000-600.000 sinh viên, một năm khoảng trên 800.000 sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp ra trường và những thanh niên này họ rất cần việc làm. Bà Chuyền cũng chia sẻ với bạn trẻ trong vấn đề này vì học xong ra trường ai cũng muốn có việc, nhất là những gia đình phải vay mượn tiền ăn học.

Tuy nhiên, hiện nay tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn dẫn đến doanh nghiệp phá sản, giải thể nên việc tiếp nhận lao động hạn chế. Ngoài ra việc đào tạo còn có những hạn chế nhất định, đặc biệt là kỹ năng nghề, những nghề trình độ cao đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài còn hạn chế. Đặc biệt, giữa đào tạo với thị trường lao động cũng chưa gắn kết, chính vì vậy lao động ra trường chưa có việc làm.

Cần khuyến khích thanh niên, sinh viên chủ động tìm kiếm việc làm

Ở góc độ quản lý Nhà nước không có nghĩa 174.000 học sinh, sinh viên này ra trường đang ngồi chơi, tất nhiên họ phải có việc làm. Trong số này khoảng 60% tập trung ở nông thôn, trong khi chưa có việc làm bắt buộc họ phải về nông thôn giúp gia đình những công việc của gia đình họ vẫn làm hàng ngày để sinh sống. Vấn đề đáng nói ở đây là sự lãng phí, các sinh viên được đào tạo đại học nhưng không có chỗ làm theo ngành nghề được đào tạo. Cũng có sinh viên trong lúc đợi việc làm rất nhiều người năng động chủ động tìm việc làm phù hợp khả năng; cũng có người cùng góp vốn về nông thôn làm việc; số không có việc làm tiếp tục đi làm ở các doanh nghiệp của địa phương. Trong lúc chưa có việc làm, theo bộ trưởng cần khuyến khích thanh niên, sinh viên chủ động tìm kiếm việc làm phù hợp, làm bất cứ việc gì không cần phải giấu nghề, bởi bất cứ nghề gì, công việc gì giúp họ có thu nhập chính đáng đều là rất vinh dự. Về phía Nhà nước cũng có trách nhiệm xem xét sớm tạo điều kiện, cơ hội để sinh viên, thanh niên phát huy việc học hành của họ để được làm đúng nghề, phát huy được trí tuệ của họ.

 Trả lời chất vấn của đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) về giải pháp cho tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm, gây lãng phí nguồn nhân lực, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, công tác đào tạo nguồn nhân lực trong từng thời kỳ, quy hoạch và chiến lược phải phù hợp với điều kiện kinh tế, khả năng phát triển kinh tế.

Để làm tốt công tác này, tới đây việc nắm bắt nhu cầu của thị trường lao động là việc làm rất quan trọng, cần thiết. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch-Đầu tư, cơ quan quản lý nguồn nhân lực cố gắng để giải quyết vấn đề định hướng trong công tác tuyển sinh. Bên cạnh đó, từng ngành cũng phải có quy hoạch nguồn nhân lực của ngành, trên cơ sở đó mới có được quy hoạch chung của cả nước. Đặc biệt, chương trình đào tạo phải sát với yêu cầu của thị trường.

Trước mắt, với số sinh viên ra trường chưa có việc làm, Bộ chỉ đạo các trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện tốt việc thông tin giữa nhà tuyển dụng và người lao động. Bên cạnh đó, nếu cần thiết, có thể tiến hành đào tạo lại để anh em có một nghề. Bên cạnh đó, cần có các chính sách ưu tiên về công tác ở vùng sâu vùng xa mà sức thanh niên chắc anh chị em sẽ sẵn sàng về đó phục vụ. Tương tự như Chương trình đưa 600 thanh niên về làm cán bộ ở cơ sở cũng đã có hiệu quả; nếu có cơ chế để thu hút sinh viên ra trường về làm công chức ở cơ sở cũng là một hướng đi tốt giúp anh em phát huy được sức trẻ và kinh nghiệm của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Tiền lương mới đáp ứng 60% mức sống tối thiểu“
“Tiền lương mới đáp ứng 60% mức sống tối thiểu“

VOV.VN - Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội thừa nhận các giải pháp về nâng lương thời gian qua chưa giải quyết được căn cơ vấn đề tiền lương.

“Tiền lương mới đáp ứng 60% mức sống tối thiểu“

“Tiền lương mới đáp ứng 60% mức sống tối thiểu“

VOV.VN - Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội thừa nhận các giải pháp về nâng lương thời gian qua chưa giải quyết được căn cơ vấn đề tiền lương.

Còn “nghẽn” trong thực thi tiền lương trong DNNN và DNNN cổ phần hóa
Còn “nghẽn” trong thực thi tiền lương trong DNNN và DNNN cổ phần hóa

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, điểm tắc này nằm ở chỗ chưa xác định được "thu nhập khác" của người lao động để đưa vào đóng BHXH

Còn “nghẽn” trong thực thi tiền lương trong DNNN và DNNN cổ phần hóa

Còn “nghẽn” trong thực thi tiền lương trong DNNN và DNNN cổ phần hóa

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, điểm tắc này nằm ở chỗ chưa xác định được "thu nhập khác" của người lao động để đưa vào đóng BHXH

Đề xuất giao cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh tra về thu bảo hiểm
Đề xuất giao cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh tra về thu bảo hiểm

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,  đây mới là đề xuất nằm trong dự thảo luật, còn phải chờ Quốc hội thông qua

Đề xuất giao cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh tra về thu bảo hiểm

Đề xuất giao cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh tra về thu bảo hiểm

VOV.VN -Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,  đây mới là đề xuất nằm trong dự thảo luật, còn phải chờ Quốc hội thông qua

Bộ trưởng LĐ-TBXH: “Khó chấm dứt hẳn tình trạng nợ BHXH”
Bộ trưởng LĐ-TBXH: “Khó chấm dứt hẳn tình trạng nợ BHXH”

VOV.VN -"Khi dự thảo Luật BHXH được thông qua, tình trạng nợ BHXH sẽ cơ bản được chấm dứt, còn những DN khó khăn thì phải chấp nhận để dần từng bước khắc phục"

Bộ trưởng LĐ-TBXH: “Khó chấm dứt hẳn tình trạng nợ BHXH”

Bộ trưởng LĐ-TBXH: “Khó chấm dứt hẳn tình trạng nợ BHXH”

VOV.VN -"Khi dự thảo Luật BHXH được thông qua, tình trạng nợ BHXH sẽ cơ bản được chấm dứt, còn những DN khó khăn thì phải chấp nhận để dần từng bước khắc phục"