Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Làm mà cứ vướng mắc thì... hết giờ!

VOV.VN - “Việc hoàn thiện thể chế phải căn cơ, đồng bộ, thống nhất. Làm cái này vướng chỗ kia thì không bao giờ xong được, liên tục kéo dài, liên tục gặp hết trường hợp này đến trường hợp khác”.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn nhấn mạnh điều này khi phát biểu giải trình về một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, tại phiên thảo luận hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”, chiều 25/5.

Yêu cầu cao, thời gian gấp

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, bộ được giao chủ trì xây dựng chương trình và theo dõi thực hiện chương trình, nhưng không phải là cơ quan trực tiếp thực hiện chương trình. Ông cũng bày tỏ đồng tình với báo cáo của đoàn giám sát đầy đủ, toàn diện, sát thực tiễn cũng như các ý kiến tâm huyết và xác đáng của đại biểu Quốc hội, nhiều bài học quý sẽ được tiếp thu để xây dựng các chính sách sau này.

Theo ông Nguyễn Chí Dũng, Nghị quyết 43 được xây dựng trong bối cảnh tình hình kinh tế vô cùng khó khăn, doanh nghiệp rút lui, giải thể rất lớn, đời sống, lao động của người dân ảnh hưởng nghiêm trọng, đứt gãy các chuỗi sản xuất, cung ứng.

Thực tế để lại hệ quả rất lớn, đòi hỏi phải cấp bách có một gói chính sách đủ lớn với quy mô đủ lớn để hỗ trợ cho nền kinh tế, hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân, chống đứt gãy các chuỗi và dần dần giữ được ổn định và phục hồi, tăng trưởng trở lại. Đây là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình xây dựng Nghị quyết 43, trong bối cảnh chưa có tiền lệ.

Việc thực hiện đòi hỏi phải cấp bách, nhanh, đảm bảo hiệu quả và đạt được các mục tiêu; phải đúng pháp luật và không để lợi dụng, trục lợi, thất thoát, lãng phí.

Yêu cầu đặt ra rất cao, thời gian xây dựng và thực hiện chương trình ngắn, lại lần đầu tiên thực hiện với quy mô lớn, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng và thủ tục còn phức tạp; kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế và sự phối hợp giữa các cơ quan cũng còn bất cập.

“Bên cạnh đó, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm trong thời gian gần đây cũng là nguyên nhân làm cho kết quả thực hiện một số chính sách chưa hiệu quả” – ông Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn chỉ rõ.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT cũng khẳng định, chương trình là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ giải quyết ngay những vấn đề cấp thiết của nền kinh tế và của đất nước đặt ra. Về tổng thể, qua hai năm thực hiện chương trình đạt được yêu cầu, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng trưởng, kiềm chế lạm phát và các cân đối lớn được đảm bảo.

“Cứ làm thông thường thì hết giờ”

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đồng tình và đánh giá cao nhiều bài học kinh nghiệm được các đại biểu Quốc hội nêu ra tại phiên thảo luận. Như phương thức hỗ trợ sau này cũng phải xem lại. Các nước hỗ trợ ngay bằng tiền mặt, chuyển thẳng cho người dân  1.500 - 2.000 USD nên kích cầu tiêu dùng và đẩy ngay vào nền kinh tế. Chúng ta lại tiếp cận qua chính sách mà chính sách thì phải có văn bản hướng dẫn rồi giám sát, quy trình, thủ tục “thì hết giờ, không còn hiệu quả”.

Cạnh đó, nếu giữ thời gian như của chương trình thì không nên đưa dự án lớn vào, còn nếu đưa dự án lớn vào chương trình thì phải cho kéo dài thời gian thực hiện. Các chính sách phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thống nhất, dễ làm, thực hiện và giám sát.

“Việc hoàn thiện thể chế phải căn cơ, đồng bộ, thống nhất, chứ không phải để một rừng các vướng mắc hiện nay. Chúng ta làm cái này vướng chỗ kia, làm cái này lại làm thủ tục kia thì không bao giờ xong được, liên tục kéo dài, liên tục gặp hết trường hợp này đến trường hợp khác. Nhiều đại biểu nói rất thấm thía: Đã là đặc biệt phải có chính sách đặc biệt, thủ tục đặc biệt, quy trình đặc biệt. Nó phải thế mới là đặc biệt. Chúng ta cứ làm thông thường thì hết giờ. Cái gì cũng phải xin cơ chế” – ông Nguyễn Chí Dũng nói.

Đặc biệt, việc phân cấp, phân quyền phải triệt để, kể cả giữa Trung ương và địa phương, giữa Quốc hội và Chính phủ. Ông Nguyễn Chi Dũng lấy ví dụ, danh mục trong chương trình phục hồi mỗi một lần xong thủ tục lại phải trình lại Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa hai kỳ họp. Như thế mất rất nhiều thời gian và ông cho rằng không cần thiết.

“Quốc hội tập trung làm những vấn đề lớn, quyết sách, làm thể chế, giám sát. Những vấn đề chi tiết trong điều hành nên giao lại cho Chính phủ thì vấn đề sẽ nhanh mà Quốc hội vẫn quản lý được mục tiêu, thời gian sẽ rút đi rất nhiều”, theo ông Nguyễn Chí Dũng.

Một điểm nữa, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, là trách nhiệm của cơ quan, người đứng đầu trong tổ chức xây dựng, thực hiện chương trình và phối hợp với nhau. Bộ KH-ĐT đang nghiên cứu tham mưu sửa Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật PPP để đáp ứng yêu cầu làm sao rút ngắn thời gian thực hiện.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội kiến nghị xem xét thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh
Đại biểu Quốc hội kiến nghị xem xét thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh

VOV.VN - Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh kiến nghị xem xét chính sách thuế về thu nhập cá nhân để kích thích thị trường tiêu dùng, xem xét mức giảm trừ gia cảnh. 

Đại biểu Quốc hội kiến nghị xem xét thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh

Đại biểu Quốc hội kiến nghị xem xét thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh

VOV.VN - Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh kiến nghị xem xét chính sách thuế về thu nhập cá nhân để kích thích thị trường tiêu dùng, xem xét mức giảm trừ gia cảnh. 

Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế: “Trân trọng kết quả, nhưng có những điều nuối tiếc”
Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế: “Trân trọng kết quả, nhưng có những điều nuối tiếc”

VOV.VN - “Chúng ta trân trọng kết quả đạt được, nhưng cũng có những điều nuối tiếc cho những điểm chưa trọn vẹn” – Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai bày tỏ tại phiên giám sát về thực hiện gói hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.

Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế: “Trân trọng kết quả, nhưng có những điều nuối tiếc”

Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế: “Trân trọng kết quả, nhưng có những điều nuối tiếc”

VOV.VN - “Chúng ta trân trọng kết quả đạt được, nhưng cũng có những điều nuối tiếc cho những điểm chưa trọn vẹn” – Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai bày tỏ tại phiên giám sát về thực hiện gói hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.

Đại biểu Quốc hội “hiến kế” giúp cán bộ dám làm, không sợ sai
Đại biểu Quốc hội “hiến kế” giúp cán bộ dám làm, không sợ sai

VOV.VN - Đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị Quốc hội có một nghị quyết cho phép khi thực thi công vụ, được phép vận dụng quy định của pháp luật, hoặc lựa chọn các quy định của pháp luật phù hợp nhất. Điều này sẽ khắc phục tình trạng cán bộ "xơ cứng", đùn đẩy, sợ trách nhiệm.

Đại biểu Quốc hội “hiến kế” giúp cán bộ dám làm, không sợ sai

Đại biểu Quốc hội “hiến kế” giúp cán bộ dám làm, không sợ sai

VOV.VN - Đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị Quốc hội có một nghị quyết cho phép khi thực thi công vụ, được phép vận dụng quy định của pháp luật, hoặc lựa chọn các quy định của pháp luật phù hợp nhất. Điều này sẽ khắc phục tình trạng cán bộ "xơ cứng", đùn đẩy, sợ trách nhiệm.