Bộ Tư pháp và Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính 2023

VOV.VN - Theo kết quả đánh giá, Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính; Bộ Công Thương và tỉnh An Giang đứng cuối bảng.

Sáng 17/4, Bộ Nội vụ - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX 2023) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Để triển khai, đánh giá xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2023, Bộ Nội vụ đã tiến hành khảo sát hơn 89.000 phiếu, trong đó, có 39.765 phiếu của người dân; 49.458 phiếu điện tử khảo sát nhóm đối tượng là công chức, lãnh đạo, quản lý tại các bộ, địa phương và lãnh đạo các hội, hiệp hội.

"Đây là một cuộc điều tra xã hội học có quy mô lớn, có tính toàn diện, đa dạng, đa chiều, tiếp cận đánh giá từ dưới lên trên, đánh giá cả bên trong và bên ngoài cơ quan, tổ chức", Bộ Nội vụ cho biết.

Kết quả xếp hạng cho thấy, có 14 bộ, cơ quan ngang bộ đạt Chỉ số cải cách hành chính trên 80%, gồm: Bộ Tư pháp; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Nội vụ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Có 3 đơn vị là các Bộ: Y tế, Ngoại giao và Công thương đạt dưới 80%.

Giá trị trung bình Chỉ số cải cách hành chính của 17 bộ, cơ quan ngang bộ năm 2023 là 84,38%, tăng 0,33% so với năm 2022.

Có 10/17 bộ có Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 trên mức giá trị trung bình. Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng và Bộ Công Thương đứng cuối bảng xếp hạng.

Có 10/17 đơn vị có Chỉ số cải cách hành chính tăng cao hơn so với năm 2022, tăng cao nhất là Bộ Ngoại giao (5,83%).

Trong 7 bộ có kết quả Chỉ số cải cách hành chính giảm hơn so với năm 2022, giảm nhiều nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (5,31%). Một số đơn vị khác có giá trị Chỉ số cải cách hành chính giảm dưới 1%, như: Bộ Tài chính (0,58%); Bộ Xây dựng (0,01%).

Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng

Đối với Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng với kết quả đạt 92,18%. Từ năm 2012 đến nay, Quảng Ninh có 6 lần đứng đầu bảng xếp hạng. 

Xếp vị trí thứ 2 là Hải Phòng, đạt 91,87% và là năm thứ 4 liên tiếp, Hải Phòng đạt kết quả Chỉ số >90%.

Theo Bộ Nội vụ, một số địa phương khác đã thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính, như: Hà Nội (91,43%, xếp thứ 3); Bắc Giang (91,16%, xếp thứ 4) và Bà Rịa - Vũng Tàu (91,03%, xếp thứ 5). Đứng cuối bảng xếp hạng là tỉnh An Giang, đạt 81,32%.

Theo Bộ Nội vụ, qua đánh giá, năm 2023 tỉnh An Giang đã có nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, một số nội dung cho kết quả khá tích cực như cải cách thể chế, sắp xếp tổ chức bộ máy. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số nội dung cải cách còn bộc lộ nhiều hạn chế, như: Chậm công bố, công khai thủ tục hành chính; kỷ luật, kỷ cương hành chính một số nơi chưa nghiêm; còn khá nhiều nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2023 nhưng tỉnh An Giang chưa hoàn thành hoặc hoàn thành muộn so với quy định...

Ngoài ra, một số địa phương khác cũng có kết quả khá thấp là Sóc Trăng, đạt 81,70%, Bình Thuận, đạt 81,87%.

Theo đánh giá, kết quả cải cách hành chính trong năm 2023 mà các địa phương đạt được là khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Chỉ số cải cách hành chính của các tỉnh, thành phố đã trở lại quỹ đạo tăng trưởng tích cực, giá trị trung bình năm 2023 đạt 86.98%, cao hơn 2.19% so với năm 2022. Đây là lần thứ 5 liên tiếp có Chỉ số cải cách hành chính của các địa phương đạt giá trị trung bình trên 80%.

Chỉ số cải cách hành chính là công cụ quản lý hiệu quả đã được Bộ Nội vụ ban hành và triển khai áp dụng đến nay là năm thứ 12 để giúp Chính phủ theo dõi, đánh giá, xếp hạng kết quả cải cách hành chính hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố; đồng thời, giúp cho các bộ, cơ quan, địa phương phân tích, so sánh và xác định rõ những kết quả được, những tồn tại hạn chế trong từng nội dung, nhiệm vụ cải cách hành chính để có giải pháp cải thiện, nâng chất lượng, hiệu quả công tác này tại cơ quan, đơn vị mình.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cải cách hành chính tại TP.HCM, kết quả từ những con số
Cải cách hành chính tại TP.HCM, kết quả từ những con số

VOV.VN - Năm 2023 TP.HCM đã hoàn thành 88/88 nhiệm vụ về cải cách hành chính (CCHC), tỷ lệ 100%. Kết quả này là minh chứng cho nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong thời gian qua. Tuy nhiên, TP.HCM không tự mãn mà đã nhanh chóng bắt tay ngay vào thực hiện các nhiệm vụ CCHC trong năm 2024 với những mục tiêu cao hơn bởi, nếu đứng im sẽ bị tụt lại.

Cải cách hành chính tại TP.HCM, kết quả từ những con số

Cải cách hành chính tại TP.HCM, kết quả từ những con số

VOV.VN - Năm 2023 TP.HCM đã hoàn thành 88/88 nhiệm vụ về cải cách hành chính (CCHC), tỷ lệ 100%. Kết quả này là minh chứng cho nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong thời gian qua. Tuy nhiên, TP.HCM không tự mãn mà đã nhanh chóng bắt tay ngay vào thực hiện các nhiệm vụ CCHC trong năm 2024 với những mục tiêu cao hơn bởi, nếu đứng im sẽ bị tụt lại.

Danh sách thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
Danh sách thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 220/QĐ-TTg ngày 4/3/2024 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.

Danh sách thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Danh sách thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 220/QĐ-TTg ngày 4/3/2024 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.

Cải cách thủ tục hành chính: "Chìa khóa" đánh giá mức độ hài lòng.
Cải cách thủ tục hành chính: "Chìa khóa" đánh giá mức độ hài lòng.

VOV.VN - Người dân được trao quyền để đo lường sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước không phải việc làm mới. Qua mỗi năm, việc đánh giá này càng trở nên thực chất và hiệu quả hơn. Kết quả đánh giá không chỉ là chỉ số để mỗi cán bộ trong các cơ quan hành chính dựa vào đó điều chỉnh hành vi thái độ mà còn là cơ sở để cơ quan quản lý kịp thời chấn chỉnh, xử lý các cá nhân.

Cải cách thủ tục hành chính: "Chìa khóa" đánh giá mức độ hài lòng.

Cải cách thủ tục hành chính: "Chìa khóa" đánh giá mức độ hài lòng.

VOV.VN - Người dân được trao quyền để đo lường sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước không phải việc làm mới. Qua mỗi năm, việc đánh giá này càng trở nên thực chất và hiệu quả hơn. Kết quả đánh giá không chỉ là chỉ số để mỗi cán bộ trong các cơ quan hành chính dựa vào đó điều chỉnh hành vi thái độ mà còn là cơ sở để cơ quan quản lý kịp thời chấn chỉnh, xử lý các cá nhân.