“Cán bộ 'bảo kê” doanh nghiệp của người nhà thì phải xử lý nghiêm“

VOV.VN - Câu chuyện "sân sau" của cán bộ gây dư luận thời gian qua, nhất là qua xử lý kỷ luật cán bộ cấp cao. Do đó, hiện tượng này cần được chấn chỉnh.

Cho rằng có trường hợp doanh nghiệp và quan chức có mối liên quan về lợi ích, thậm chí bắt tay với nhau, TS Đinh Văn Minh - Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra nhấn mạnh, hiện tượng này không chỉ ở Việt Nam mà là câu chuyện của nhiều quốc gia.

Qua một số “đại án” được đưa ra xét xử thời gian gần đây có thể thấy điểm chung là những người trong cuộc đã dùng tiền để chi phối việc thực hiện chính sách nhằm trục lợi hoặc bị tiền bạc chi phối. 

TS Đinh Văn Minh - Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra (Thanh Tra Chính phủ).

Theo ông Minh, một người có được chức vụ, quyền hạn “mang ơn” doanh nghiệp thì có thể sẽ tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp đó. Ngoài ra, doanh nghiệp dễ trở thành “sân sau” để “anh gửi gắm, cổ phần, cổ phiếu hoặc các lợi ích khác găm ở doanh nghiệp nhằm hợp thức hóa nguồn tiền bạc, tài sản nào đấy. Đó là hiện tượng đang tồn tại trong thực tế hiện nay”.

Còn theo ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, hiện nay, dư luận nhân dân đang bức xúc về tình trạng đưa, nhận hối lộ, móc nối giữa tư nhân và cán bộ, công chức để dành lợi thế trong sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm đoạt tài sản của Nhà nước xảy ra ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau, trong đó có doanh nghiệp ngoài nhà nước, là “sân sau”, được sự đỡ đầu của người có chức vụ, quyền hạn. Một số cán bộ, công chức có chức vụ cao đã bị xử lý, kỷ luật vì các hành vi vi phạm này.

Tuy nhiên, theo vị đại biểu Quốc hội này, cần nhìn nhận khách quan là không phải tất cả các trường hợp doanh nghiệp có cán bộ, công chức góp vốn vào hay có người nhà làm doanh nghiệp thì đều là “sân sau” của quan chức.

Theo luật, một người “làm quan” không có nghĩa là người nhà của anh ta không được làm doanh nghiệp, cũng không có nghĩa là anh ta không được góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp. Điều quan trọng là phải xác định được có sự xung đột gì giữa lợi ích công và lợi ích tư không, lĩnh vực mà người đó được giao quản lý có liên quan trực tiếp gì tới lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp hay không? Nếu có thì thực sự anh ta đã vi phạm.

Ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, không thể nhìn qua một vài hiện tượng bên ngoài để đánh giá một vấn đề, “khi nói một vấn đề cụ thể, chúng ta phải có phân tích, đánh giá, có bằng chứng rõ ràng, nếu không rất dễ dẫn đến quy kết một cách cảm tính, không công bằng”.

Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành chỉ cấm cán bộ, công chức thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp khu vực tư; cấm người đứng đầu cơ quan và cấp phó không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. (Ảnh: Báo Quảng Bình).

Cán bộ, công chức giữ các chức danh quản lý trong doanh nghiệp nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; không được cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình.

Luật cũng nghiêm cấm bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

Như vậy, việc một quan chức không tham gia thành lập, điều hành, mà chỉ tham gia góp vốn, mua cổ phần vào một doanh nghiệp nào đó; hoặc người thân thích của quan chức (nhưng không phải là vợ, chồng, bố, mẹ, con) có thành lập, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực do quan chức đó quản lý thì không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, đây là vấn đề sẽ tiếp tục được xem xét khi sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng để bảo đảm kiểm soát tốt hơn về xung đột lợi ích, tránh lạm dụng để vụ lợi cá nhân.

Cho rằng việc có doanh nghiệp lobby, "bôi trơn" cho cá nhân cán bộ nào đó là có thực, ông Nguyễn Mạnh Cường khẳng định chúng ta có thể ngăn chặn được hiện tượng này. Theo đó, đối với quy trình bổ nhiệm, chúng ta cần có nhiều biện pháp chặt chẽ hơn. Đặc biệt, trong suốt quy trình bổ nhiệm một cán bộ lên vị trí nào đó, cần chú trọng nhất là sự minh bạch. Khi các cơ quan đưa sự minh bạch vào toàn bộ quy trình kiểm soát thì những ai không đủ điều kiện, ai có vấn đề, ai có vướng mắc, có điều còn mờ ám thì sẽ không thể bổ nhiệm được, tránh tình trạng “chạy chọt”.  

Còn theo TS Đinh Văn Minh, khi cán bộ “lén lút” bảo kê hoặc có lợi ích nào đó trong doanh nghiệp “người nhà” mà thiếu minh bạch hay vi phạm thì khi thanh tra phát hiện chắc chắn sẽ xử lý nghiêm. Tuy nhiên, ông Minh cũng thừa nhận đây là một trong những thách thức lớn của ngành thanh tra.

“Bản thân hoạt động của các doanh nghiệp phải rất minh bạch để không có chuyện quan chức có thể “gửi gắm” lợi ích vào trong đó. Doanh nghiệp là để phát triển đất nước, không thể là "sân sau" của ai đó"- ông Đinh Văn Minh mong muốn cũng như tin tưởng sự quyết liệt của Đảng trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua tiếp tục lan tỏa nhằm chỉnh đốn, làm trong sạch đội ngũ cán bộ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cử tri Hà Nội: Phải có biện pháp đặc biệt xử lý cán bộ sai phạm
Cử tri Hà Nội: Phải có biện pháp đặc biệt xử lý cán bộ sai phạm

VOV.VN - Với quyết tâm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cử tri tin tưởng, cán bộ, đảng viên làm ảnh hưởng uy tín của Đảng, làm xói mòn lòng tin sẽ bị xử lý.

Cử tri Hà Nội: Phải có biện pháp đặc biệt xử lý cán bộ sai phạm

Cử tri Hà Nội: Phải có biện pháp đặc biệt xử lý cán bộ sai phạm

VOV.VN - Với quyết tâm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cử tri tin tưởng, cán bộ, đảng viên làm ảnh hưởng uy tín của Đảng, làm xói mòn lòng tin sẽ bị xử lý.

“Xử lý cán bộ mắc sai phạm, đau xót cũng phải làm”
“Xử lý cán bộ mắc sai phạm, đau xót cũng phải làm”

VOV.VN -"Xử lý cán bộ, đồng chí của mình là việc làm đau xót. Nhưng đau xót cũng phải làm, nếu không thì không bao giờ xây dựng được Đảng trong sạch vững mạnh, không bao giờ có được niềm tin trong nhân dân"

“Xử lý cán bộ mắc sai phạm, đau xót cũng phải làm”

“Xử lý cán bộ mắc sai phạm, đau xót cũng phải làm”

VOV.VN -"Xử lý cán bộ, đồng chí của mình là việc làm đau xót. Nhưng đau xót cũng phải làm, nếu không thì không bao giờ xây dựng được Đảng trong sạch vững mạnh, không bao giờ có được niềm tin trong nhân dân"

“Xử lý cán bộ tới cấp Thứ trưởng đã củng cố thêm niềm tin của dân“
“Xử lý cán bộ tới cấp Thứ trưởng đã củng cố thêm niềm tin của dân“

VOV.VN - Dư luận cán bộ, Đảng viên đồng tình việc Chính phủ miễn nhiệm chức vụ Thứ trưởng đối với bà Hồ Thị Kim Thoa

“Xử lý cán bộ tới cấp Thứ trưởng đã củng cố thêm niềm tin của dân“

“Xử lý cán bộ tới cấp Thứ trưởng đã củng cố thêm niềm tin của dân“

VOV.VN - Dư luận cán bộ, Đảng viên đồng tình việc Chính phủ miễn nhiệm chức vụ Thứ trưởng đối với bà Hồ Thị Kim Thoa

“Những nghi ngờ của dư luận về lợi ích nhóm, sân sau là có căn cứ“
“Những nghi ngờ của dư luận về lợi ích nhóm, sân sau là có căn cứ“

VOV.VN - Theo Uỷ ban Tư pháp của QH, qua một số vụ án lớn và kết quả kiểm tra của UBKTTƯ cho thấy, những nghi ngờ của dư luận cử tri về lợi ích nhóm, sân sau là có căn cứ

“Những nghi ngờ của dư luận về lợi ích nhóm, sân sau là có căn cứ“

“Những nghi ngờ của dư luận về lợi ích nhóm, sân sau là có căn cứ“

VOV.VN - Theo Uỷ ban Tư pháp của QH, qua một số vụ án lớn và kết quả kiểm tra của UBKTTƯ cho thấy, những nghi ngờ của dư luận cử tri về lợi ích nhóm, sân sau là có căn cứ

Làm sao hết “Chạy chức, chạy quyền, chạy cả luân chuyển?“
Làm sao hết “Chạy chức, chạy quyền, chạy cả luân chuyển?“

VOV.VN - Đặt câu hỏi "chạy ai, ai chạy?", đại biểu Lê Như Tiến nói: "Cử tri mong muốn... chỉ đi là đến và không cần phải chạy"

Làm sao hết “Chạy chức, chạy quyền, chạy cả luân chuyển?“

Làm sao hết “Chạy chức, chạy quyền, chạy cả luân chuyển?“

VOV.VN - Đặt câu hỏi "chạy ai, ai chạy?", đại biểu Lê Như Tiến nói: "Cử tri mong muốn... chỉ đi là đến và không cần phải chạy"

Đẩy mạnh chống chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy luân chuyển
Đẩy mạnh chống chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy luân chuyển

VOV.VN -Cử tri kiến nghị việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tham nhũng và nạn chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy luân chuyển…

Đẩy mạnh chống chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy luân chuyển

Đẩy mạnh chống chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy luân chuyển

VOV.VN -Cử tri kiến nghị việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tham nhũng và nạn chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy luân chuyển…

“Cấm tặng quà Tết để chặn biến tướng chạy chức, chạy quyền“
“Cấm tặng quà Tết để chặn biến tướng chạy chức, chạy quyền“

Đây là nhấn mạnh của ông Phạm Trọng Đạt – Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ đã nói như vậy khi trao đổi với PV.

“Cấm tặng quà Tết để chặn biến tướng chạy chức, chạy quyền“

“Cấm tặng quà Tết để chặn biến tướng chạy chức, chạy quyền“

Đây là nhấn mạnh của ông Phạm Trọng Đạt – Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ đã nói như vậy khi trao đổi với PV.

“Cứ nói chạy chức, chạy quyền nhưng xử lý được mấy ai đâu”
“Cứ nói chạy chức, chạy quyền nhưng xử lý được mấy ai đâu”

VOV.VN - "Chạy chức, chạy quyền mình cứ nói suốt nhưng kỷ luật còn ít huống gì xử lý hình sự. Luật phải tăng cường cơ chế phát hiện và xử lý tham nhũng”.

“Cứ nói chạy chức, chạy quyền nhưng xử lý được mấy ai đâu”

“Cứ nói chạy chức, chạy quyền nhưng xử lý được mấy ai đâu”

VOV.VN - "Chạy chức, chạy quyền mình cứ nói suốt nhưng kỷ luật còn ít huống gì xử lý hình sự. Luật phải tăng cường cơ chế phát hiện và xử lý tham nhũng”.

“Sân sau” như cửa kinh doanh béo bở của một số quan chức
“Sân sau” như cửa kinh doanh béo bở của một số quan chức

VOV.VN - Theo TS Nguyễn Minh Phong, "sân sau" thể hiện cao nhất lợi ích của một số cán bộ coi việc tham gia hệ thống lãnh đạo như một cửa kinh doanh.

“Sân sau” như cửa kinh doanh béo bở của một số quan chức

“Sân sau” như cửa kinh doanh béo bở của một số quan chức

VOV.VN - Theo TS Nguyễn Minh Phong, "sân sau" thể hiện cao nhất lợi ích của một số cán bộ coi việc tham gia hệ thống lãnh đạo như một cửa kinh doanh.

Nghi ngờ “lợi ích nhóm”, “sân sau” là có căn cứ
Nghi ngờ “lợi ích nhóm”, “sân sau” là có căn cứ

VOV.VN - Qua một số vụ án lớn và kết quả kiểm tra của UBKTTW gần đây cho thấy những nghi ngờ về “lợi ích nhóm”, “sân sau” của dư luận cử tri là có căn cứ.

Nghi ngờ “lợi ích nhóm”, “sân sau” là có căn cứ

Nghi ngờ “lợi ích nhóm”, “sân sau” là có căn cứ

VOV.VN - Qua một số vụ án lớn và kết quả kiểm tra của UBKTTW gần đây cho thấy những nghi ngờ về “lợi ích nhóm”, “sân sau” của dư luận cử tri là có căn cứ.

Tổng Bí thư: "Chạy chức, chạy quyền còn diễn biến tinh vi, phức tạp"
Tổng Bí thư: "Chạy chức, chạy quyền còn diễn biến tinh vi, phức tạp"

VOV.VN - Thực tế hiện nay, cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao; hiện tượng chạy chức, chạy quyền còn diễn biến tinh vi, phức tạp.

Tổng Bí thư: "Chạy chức, chạy quyền còn diễn biến tinh vi, phức tạp"

Tổng Bí thư: "Chạy chức, chạy quyền còn diễn biến tinh vi, phức tạp"

VOV.VN - Thực tế hiện nay, cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao; hiện tượng chạy chức, chạy quyền còn diễn biến tinh vi, phức tạp.

Có một số cán bộ cấp cao còn tiếp tay cho “chạy chức, chạy quyền“
Có một số cán bộ cấp cao còn tiếp tay cho “chạy chức, chạy quyền“

VOV.VN - Một số cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó có cán bộ cấp cao còn tiếp tay, bao che, dung dưỡng cho “chạy chức, chạy quyền”.

Có một số cán bộ cấp cao còn tiếp tay cho “chạy chức, chạy quyền“

Có một số cán bộ cấp cao còn tiếp tay cho “chạy chức, chạy quyền“

VOV.VN - Một số cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó có cán bộ cấp cao còn tiếp tay, bao che, dung dưỡng cho “chạy chức, chạy quyền”.

Xử lý cán bộ giả chữ ký của Chủ tịch phường để hợp thức nhà trái phép
Xử lý cán bộ giả chữ ký của Chủ tịch phường để hợp thức nhà trái phép

VOV.VN - UBND phường Hoà Hiệp Nam,quận Liên Chiểu tiến hành kiểm tra việc xây dựng nhà của ông Thành và phát hiện có dấu hiệu gian dối.

Xử lý cán bộ giả chữ ký của Chủ tịch phường để hợp thức nhà trái phép

Xử lý cán bộ giả chữ ký của Chủ tịch phường để hợp thức nhà trái phép

VOV.VN - UBND phường Hoà Hiệp Nam,quận Liên Chiểu tiến hành kiểm tra việc xây dựng nhà của ông Thành và phát hiện có dấu hiệu gian dối.

Tổng Bí thư nói về xử lý cán bộ cấp cao sai phạm: Sẽ tiếp tục làm đúng pháp luật
Tổng Bí thư nói về xử lý cán bộ cấp cao sai phạm: Sẽ tiếp tục làm đúng pháp luật

VOV.VN - Đề cập đến việc xử lý kỷ luật cán bộ cấp cao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sắp tới sẽ tiếp tục làm, làm theo đúng pháp luật, đúng lương tâm.

Tổng Bí thư nói về xử lý cán bộ cấp cao sai phạm: Sẽ tiếp tục làm đúng pháp luật

Tổng Bí thư nói về xử lý cán bộ cấp cao sai phạm: Sẽ tiếp tục làm đúng pháp luật

VOV.VN - Đề cập đến việc xử lý kỷ luật cán bộ cấp cao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sắp tới sẽ tiếp tục làm, làm theo đúng pháp luật, đúng lương tâm.

Ông Phạm Thế Duyệt: “Xử lý cán bộ, phải tự thấy rằng hôm qua ai đã đưa họ lên”
Ông Phạm Thế Duyệt: “Xử lý cán bộ, phải tự thấy rằng hôm qua ai đã đưa họ lên”

VOV.VN - "Chúng ta mừng là vì đã quyết tâm xử lý, kể cả cán bộ cấp chiến lược. Nhưng lại phải tự thấy rằng, hôm qua chúng ta đã có khuyết điểm, đã đưa họ vào cương vị lãnh đạo"

Ông Phạm Thế Duyệt: “Xử lý cán bộ, phải tự thấy rằng hôm qua ai đã đưa họ lên”

Ông Phạm Thế Duyệt: “Xử lý cán bộ, phải tự thấy rằng hôm qua ai đã đưa họ lên”

VOV.VN - "Chúng ta mừng là vì đã quyết tâm xử lý, kể cả cán bộ cấp chiến lược. Nhưng lại phải tự thấy rằng, hôm qua chúng ta đã có khuyết điểm, đã đưa họ vào cương vị lãnh đạo"