Cần chú trọng công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc và đồng bào có đạo

VOV.VN - Bà Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh: Cần đặc biệt chú trọng công tác vận động, tuyên truyền và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và cốt cán trong tôn giáo.

Sáng nay (14/7), tại thành phố Đà Nẵng, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác dân vận 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương dự và chủ trì Hội nghị. 

Dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; lãnh đạo Ban Dân vận các Tỉnh ủy, Thành ủy; các vụ, đơn vị của Ban Dân vận Trung ương.

Công tác dân vận của hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm nay tiếp tục có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đối ngoại, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Hoạt động trong hệ thống Dân vận các cấp đã chủ động, phối hợp tốt với chính quyền, các cơ quan, ban, ngành tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành, tham gia tích cực chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

6 tháng đầu năm nay, cấp uỷ, tổ chức đảng cấp tỉnh, huyện toàn quốc đã tiến hành kiểm tra gần 2.500 cuộc đối với gần 3.500 tổ chức đảng, hơn 2700 đảng viên; giám sát hơn 2.900 cuộc với gần 3.700 tổ chức đảng và trên 10 nghìn đảng viên. Điểm mới trong công tác kiểm tra, giám sát 6 tháng đầu năm nay là nhiều cấp uỷ đã gắn với việc kiểm tra, giám sát tổ chức đảng với việc kiểm tra, giám sát đối với người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản về công tác dân vận. 6 tháng qua, hơn 55 nghìn luợt đơn, thư công dân gửi đến Ban Dân vận các cấp, trong số đó đã chỉ đạo giải quyết gần 80% số đơn thư này. Người đứng đầu cấp uỷ (cấp tỉnh, huyện) đã tổ chức hơn 16.600 buổi tiếp công dân để lắng nghe, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, công tác Dân vận của Đảng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của từng cấp ủy, tổ chức đảng, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thành phố Đà Nẵng đã ban hành Đề án về một số giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn thành phố đến năm 2030. Đây là điểm mới về công tác dân vận của thành phố. Đề án được xây dựng và ban hành nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của hơn 700 mô hình dân vận khéo đã triển khai trên địa bàn thành phố; đồng thời, tổ chức sàng lọc, đánh giá, lựa chọn 16 mô hình tiêu biểu, điển hình để nhân rộng với nội dung hướng đến hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội; cùng nhau phát triển kinh tế; di dời giải phóng mặt bằng; văn minh đô thị; an ninh trật tự; xây dựng thành phố thông minh, công nghệ số cộng đồng...

Ông Nguyễn Văn Quảng cho biết: “Trong thời gian đến, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo đối với công tác dân vận, công tác tôn giáo, dân tộc và phát huy dân chủ ở cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo động lực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, khơi thông các nguồn lực để phát triển thành phố; đặt mục tiêu “an dân” và “dựa vào dân” để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện hiệu quả mô hình chính quyền đô thị gắn phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”.

Tại Hội nghị, tham luận của các đại biểu đã nêu lên thực tiễn công tác của địa phương, đơn vị, chia sẻ kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện, đóng góp những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực hiện công tác dân vận thời gian tới. Ban Dân vận Trung ương cũng chỉ ra những hạn chế đó là việc thể chế hóa, cụ thể hóa một số chủ trương, Nghị quyết của Đảng liên quan công tác dân vận của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa kịp thời. Công tác xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, lực lượng cốt cán trong tôn giáo ở một số địa phương còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức viên chức còn có biểu hiện quan liêu, sách nhiễu, chưa làm tròn trách nhiệm phục vụ nhân dân. Việc xử lý những vấn đề nhân dân bức xúc ở một số nơi chưa kịp thời, hiệu quả.. 

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương cho biết: “Trong công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào theo tôn giáo ngoài việc tăng cường phối hợp công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách dân tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia ở vùng đồng bào dân tộc cần đặc biệt chú trọng công tác vận động, tuyên truyền và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và cốt cán trong tôn giáo. Rút kinh nghiệm sâu sắc trong công tác nắm, đánh gía dự báo tình hình nhân dân tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số sau sự việc phức tạp xảy ra vừa qua tại một tỉnh Tây Nguyên”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ làm công tác dân vận trong Quân đội
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ làm công tác dân vận trong Quân đội

VOV.VN - Sáng 7/6, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Dân vận (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ làm công tác dân vận trong Quân đội khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2023.

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ làm công tác dân vận trong Quân đội

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ làm công tác dân vận trong Quân đội

VOV.VN - Sáng 7/6, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Dân vận (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ làm công tác dân vận trong Quân đội khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2023.

“Xốc” lại công tác quảng bá, sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số
“Xốc” lại công tác quảng bá, sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số

VOV.VN - Việc đầu tư phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ vẫn còn bỏ ngỏ, chưa phát triển đúng tầm vì thiếu sức người sức của; các tác phẩm chưa được phổ biến rộng rãi vào đời sống đồng bào, nhất là lớp trẻ.

“Xốc” lại công tác quảng bá, sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số

“Xốc” lại công tác quảng bá, sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số

VOV.VN - Việc đầu tư phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ vẫn còn bỏ ngỏ, chưa phát triển đúng tầm vì thiếu sức người sức của; các tác phẩm chưa được phổ biến rộng rãi vào đời sống đồng bào, nhất là lớp trẻ.

"Công tác dân vận phải ngày càng thiết thực, gắn bó với nhân dân"
"Công tác dân vận phải ngày càng thiết thực, gắn bó với nhân dân"

VOV.VN - Ông Võ Văn Thưởng đề nghị đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của công tác dân vận, để công tác này ngày càng thiết thực, gắn bó mật thiết với nhân dân.

"Công tác dân vận phải ngày càng thiết thực, gắn bó với nhân dân"

"Công tác dân vận phải ngày càng thiết thực, gắn bó với nhân dân"

VOV.VN - Ông Võ Văn Thưởng đề nghị đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của công tác dân vận, để công tác này ngày càng thiết thực, gắn bó mật thiết với nhân dân.