Cảnh sát cơ động được ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái?

VOV.VN - Đây là một trong những nội dung quy định tại dự thảo Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ) vừa được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, chiều nay 21/10.

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh việc xây dựng và ban hành Luật CSCĐ trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết, Đại tướng Tô Lâm cho biết, đây là lực lượng có tính chất đặc thù trong Công an nhân dân,với chức năng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang; tổ chức theo mô hình đơn vị vũ trang chiến đấu tập trung, được trang bị nhiều loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đặc chủng, hiện đại; đối tượng đấu tranh đa dạng, phức tạp; lĩnh vực, địa bàn hoạt động rộng.

“Với tính chất đặc thù và yêu cầu nhiệm vụ ngày càng phức tạp trong tình hình mới đặt ra yêu cầu phải xây dựng các quy định ở tầm luật để điều chỉnh về hoạt động, tổ chức, trang bị, chế độ, chính sách đối với CSCĐ” – tờ trình nhấn mạnh.

Dự thảo Luật Cảnh sát cơ động gồm 5 chương, 31 điều, trong đó quy định cụ thể 7 quyền hạn của CSCĐ. 2 quyền hạn mới được bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của CSCĐ, gồm: Được mang theo người vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không và lên tàu bay dân sự trong các trường hợp chống khủng bố, giải cứu con tin, trấn áp đối tượng có hành vi phạm tội nguy hiểm có sử dụng vũ khí; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và trường hợp sử dụng tàu bay riêng do cấp có thẩm quyền huy động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.

Ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái và các phương tiện khác trực tiếp tấn công, xâm phạm hoặc đe dọa tấn công, xâm phạm mục tiêu bảo vệ của CSCĐ.

Về hệ thống tổ chức của CSCĐ, Chính phủ xây dựng 2 phương án trình Quốc hội xem xét cho ý kiến. Phương án 1, Chính phủ đề nghị tại dự thảo Luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc về hệ thống tổ chức của CSCĐ gồm Bộ Tư lệnh CSCĐ và CSCĐ công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về hệ thống tổ chức để đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018.

Phương án 2 bổ sung quy định về cơ cấu các lực lượng thuộc CSCĐ gồm 6 lực lượng. Trong đó, 4 lực lượng (lực lượng tác chiến đặc biệt, lực lượng đặc nhiệm, lực lượng bảo vệ mục tiêu, lực lượng huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ) được kế thừa quy định tại Điều 8 Pháp lệnh CSCĐ năm 2013; bổ sung 2 lực lượng (lực lượng sử dụng tàu bay, tàu thủy và lực lượng CSCĐ dự bị chiến đấu) hiện nay đã được thành lập theo chủ trương của Bộ Chính trị, các Đề án, dự án của Chính phủ và Bộ Công an nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới. Đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của CSCĐ để đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Công an nhân năm 2018.

Đề nghị bổ sung nhiệm vụ phối hợp với lực lượng quân đội

Trình bày báo cáo thẩm tra, Thiếu tướng Lê Tấn Tới - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) cho biết cơ quan này tán thành sự cần thiết ban hành Luật CSCĐ với những lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, “ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng”, trong đó có lực lượng CSCĐ.

Đa số ý kiến nhất trí với nhiệm vụ của cảnh sát cơ động thể hiện trong dự thảo. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị chỉ quy định những nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến việc thực hiện biện pháp vũ trang do CSCĐ chủ trì khi có tình huống phức tạp về an ninh, trật tự đang diễn ra để làm nổi bật tính chất đặc thù của CSCĐ; hạn chế sử dụng CSCĐ thực hiện một số nhiệm vụ của lực lượng, đơn vị khác trong công an nhân dân đang đảm nhiệm.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, phòng, chống khủng bố đã có lực lượng chuyên trách đảm nhiệm, CSCĐ chỉ tham gia huấn luyện quân sự, võ thuật cho lực lượng này và lực lượng bảo vệ các bộ, ngành, địa phương, bảo đảm thống nhất trong hệ thống pháp luật, không chồng chéo về nhiệm vụ với các lực lượng khác, đồng thời không phát sinh thủ tục hành chính (các loại giấy phép con...). Bên cạnh đó đề nghị bổ sung nhiệm vụ phối hợp giữa CSCĐ với các lực lượng thuộc quân đội trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.

Về hệ thống tổ chức của CSCĐ, đa số ý kiến UBQPAN cơ bản nhất trí với Phương án 1 của dự thảo Luật vì cơ bản thống nhất với pháp luật hiện hành, đồng thời bảo đảm linh hoạt trong quá trình tổ chức lực lượng theo yêu cầu thực tế đặt ra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển hướng từ “zero Covid” sang thích ứng an toàn là bước ngoặt
Chuyển hướng từ “zero Covid” sang thích ứng an toàn là bước ngoặt

VOV.VN - Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo theo tinh thần của Trung ương rất nhanh, chuyển hướng rất kịp thời. Nếu vẫn theo tư duy trước đây thì chắc chắn khó khăn hơn nhiều.

Chuyển hướng từ “zero Covid” sang thích ứng an toàn là bước ngoặt

Chuyển hướng từ “zero Covid” sang thích ứng an toàn là bước ngoặt

VOV.VN - Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo theo tinh thần của Trung ương rất nhanh, chuyển hướng rất kịp thời. Nếu vẫn theo tư duy trước đây thì chắc chắn khó khăn hơn nhiều.

"Cử tri ghi nhận những quyết định đúng đắn vào thời khắc cam go"
"Cử tri ghi nhận những quyết định đúng đắn vào thời khắc cam go"

VOV.VN - “Đồng bào, cử tri cả nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trân trọng ghi nhận và đánh giá cao các đồng chí lãnh đạo đã đưa ra các quyết định rất sáng suốt, đúng đắn, kịp thời vào thời khắc cam go, khốc liệt, "sinh-tử" của cuộc chiến chống dịch COVID-19”.

"Cử tri ghi nhận những quyết định đúng đắn vào thời khắc cam go"

"Cử tri ghi nhận những quyết định đúng đắn vào thời khắc cam go"

VOV.VN - “Đồng bào, cử tri cả nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trân trọng ghi nhận và đánh giá cao các đồng chí lãnh đạo đã đưa ra các quyết định rất sáng suốt, đúng đắn, kịp thời vào thời khắc cam go, khốc liệt, "sinh-tử" của cuộc chiến chống dịch COVID-19”.

"Phục hồi kinh tế phải gắn với thị trường lao động một cách đồng bộ"
"Phục hồi kinh tế phải gắn với thị trường lao động một cách đồng bộ"

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu phục hồi kinh tế mà không gắn với thị trường lao động một cách đồng bộ, thì lao động cũng không thể quay trở lại làm việc.

"Phục hồi kinh tế phải gắn với thị trường lao động một cách đồng bộ"

"Phục hồi kinh tế phải gắn với thị trường lao động một cách đồng bộ"

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu phục hồi kinh tế mà không gắn với thị trường lao động một cách đồng bộ, thì lao động cũng không thể quay trở lại làm việc.

Chủ tịch nước: “Cầu thị, lo cho dân thì chúng ta sẽ tiến bộ”
Chủ tịch nước: “Cầu thị, lo cho dân thì chúng ta sẽ tiến bộ”

VOV.VN - “Chúng ta cố gắng giữ một thể chế tốt, điều hành tốt, thu hút mạnh mẽ, cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn nữa thì nhất định kinh tế Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn thời gian tới”.

Chủ tịch nước: “Cầu thị, lo cho dân thì chúng ta sẽ tiến bộ”

Chủ tịch nước: “Cầu thị, lo cho dân thì chúng ta sẽ tiến bộ”

VOV.VN - “Chúng ta cố gắng giữ một thể chế tốt, điều hành tốt, thu hút mạnh mẽ, cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn nữa thì nhất định kinh tế Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn thời gian tới”.