Chắt nội vua Hiệp Hòa và ký ức về Cách mạng Tháng Tám ở Huế

VOV.VN -74 năm đã qua nhưng dấu ấn của những ngày quật khởi, Cách mạng tháng Tám 1945 ở Huế, mãi không phai mờ trong hồi ức của những người con xứ Huế.

Ngày 30/8/1945, Vua Bảo Đại thoái vị, trở thành công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện Bảo Đại thoái vị đặt dấu chấm hết cho vương triều Nguyễn, vương triều cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

74 năm đã qua nhưng dấu ấn của những ngày quật khởi, Cách mạng tháng Tám 1945 ở Huế, mãi không phai mờ trong hồi ức của những người con xứ Huế. 

Xuất thân từ Hoàng tộc, là chắt nội của vua Hiệp Hòa, ông Vĩnh Mẫn, năm nay đã 91 tuổi, vẫn còn nhớ như in những ngày trung tuần tháng Tám năm 1945. Không khí chờ đợi khởi nghĩa giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy. Nơi này may cờ, băng rôn, nơi khác chuẩn bị giáo mác, vũ khí...
Ông Vĩnh Mẫn, chắt nội của vua Hiệp Hòa, sớm giác ngộ tham gia làm liên lạc giải phóng quân.
Ông Vĩnh Mẫn là con cụ Bửu Trác, cháu nội vua Hiệp Hòa, cha ông từng giữ chức thống chế nhất phẩm triều đình, nhân vật thứ hai sau vua, quyền lực ngất trời. Sớm giác ngộ, những ngày Cách mạng Tháng 8, ông Mẫn tham gia làm liên lạc giải phóng quân.
"Tôi trực tiếp tham gia làm liên lạc cho các anh thì mình thấy không có cách nào hơn là phải khởi nghĩa thôi. Khởi nghĩa của mình là dưới sự lãnh đạo của Cụ Hồ, từ chỗ nô lệ đứng lên cầm súng phải đánh Tây, rất nhanh. Phải vùng lên và từ vùng lên đó, nếu không có cuộc Cách mạng Tháng 8 thì làm sao vượt qua được chống Pháp, rồi chống Mỹ."

 Ngày 15/8/1945, lệnh khởi nghĩa ban ra. Nhân dân trong tỉnh, từ nông thôn đến thành thị, nô nức xuống đường khí thế hừng hực. Khởi nghĩa giành thắng lợi liên tiếp, từ các huyện lỵ Phong Điền, Phú Lộc, huyện lỵ Hương Thủy… Chiều ngày 23/8/1945, hàng vạn người dân Thừa Thiên Huế và các đội cứu quốc quân tiến về sân vận động Huế dưới rừng cờ đỏ sao vàng, hô vang khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Nước Việt Nam của người Việt Nam”...

Khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân biến cuộc mít tinh của Chính phủ Trần Trọng Kim, mừng việc Nhật trao trả quyền cai trị Nam Kỳ cho triều đình nhà Nguyễn ở sân vận động Huế, thành cuộc mit tinh biểu dương lực lượng, giành chính quyền của ta. Tại đây, ông Tố Hữu, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa đọc diễn văn và tuyên bố, từ nay chính quyền về tay nhân dân, đồng thời, giới thiệu ra mắt Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông Tôn Quang Phiệt, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời kêu gọi toàn dân đoàn kết xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng: "Ông Bảo Đại trong chiếu thoái vị, ông viết câu mà có lẽ lịch sử thế giới cũng hiếm có, "thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ". Điều đó ông thấy rằng, Cách mạng Tháng 8 có thể đưa dân tộc đi tới độc lập. Thứ hai, là ông biết thân phận ông làm Vua một nước nô lệ. Một nhận thức rất đúng, thế rồi ông thoái vị, thoái vị một cách rất đàng hoàng. Khi đọc chiếu thoái vị, kéo cờ Quả ly xuống, đưa cờ đỏ sao vàng lên. Ông trao ấn kiếm rồi chọn làm dân một nước độc lập".

Ngày 30/8/1945, trước Quảng trường Ngọ Môn, nhân dân Thừa Thiên Huế chứng kiến giờ phút lịch sử trọng đại khi Bảo Đại- vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến đọc “Chiếu thoái vị” và trao Ấn kiếm, biểu tượng của vương quyền nhà Nguyễn cho đại diện của Chính phủ lâm thời, xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm. Chính quyền chính thức về tay nhân dân. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Huế, góp phần quyết định vào thắng lợi trọn vẹn của Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám trong cả nước.

Tái hiện cảnh Bảo Đại trao Ấn kiếm, cho đại diện của Chính phủ lâm thời.

Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng lịch sử cách mạng Thừa Thiên Huế cho biết: Sự thoái vị của Bảo Đại cũng đã góp phần làm nên giá trị nhân văn sâu sắc của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: "Bảo Đại trao Ấn kiếm cho cách mạng, có nghĩa rằng Bảo Đại đã thừa nhận chính quyền mới, chính quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tránh những cuộc chống đối không cần thiết. Thứ hai, coi như sự nghiệp Cách mạng Tháng 8 về vấn đề dân tộc đã giải quyết được một cách triệt để, không cần phải đổ máu một cách vô ích. Nếu như trong các cuộc cách mạng, phải tấn công vào thủ phủ của chế độ, để lật đổ, buộc đầu hàng vô điều kiện thì Cách mạng Tháng 8 không cần làm cuộc tấn công như vậy. Đối tượng cuộc cách mạng thấy rằng cần phải làm một việc để tránh đổ máu. Xét vào thời khắc đó, thì Bảo Đại đã làm được một việc có ích cho dân tộc"./.

 

     
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách mạng Tháng Tám và người dân Việt Bắc
Cách mạng Tháng Tám và người dân Việt Bắc

VOV.VN - Những nhân chứng hiếm hoi kể lại những câu chuyện về thời khắc không thể quên mùa Thu năm ấy.

Cách mạng Tháng Tám và người dân Việt Bắc

Cách mạng Tháng Tám và người dân Việt Bắc

VOV.VN - Những nhân chứng hiếm hoi kể lại những câu chuyện về thời khắc không thể quên mùa Thu năm ấy.

Hải Phòng triển lãm ảnh 73 năm hào khí Cách mạng Tháng Tám
Hải Phòng triển lãm ảnh 73 năm hào khí Cách mạng Tháng Tám

VOV.VN -Triển lãm trưng bày 160 ảnh, tư liệu, với 2 nội dung: Cách mạng tháng Tám năm 1945 – sự kiện vĩ đại của dân tộc Việt Nam và Xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước 

Hải Phòng triển lãm ảnh 73 năm hào khí Cách mạng Tháng Tám

Hải Phòng triển lãm ảnh 73 năm hào khí Cách mạng Tháng Tám

VOV.VN -Triển lãm trưng bày 160 ảnh, tư liệu, với 2 nội dung: Cách mạng tháng Tám năm 1945 – sự kiện vĩ đại của dân tộc Việt Nam và Xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước 

Giao lưu hữu nghị Việt–Lào nhân dịp kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám
Giao lưu hữu nghị Việt–Lào nhân dịp kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám

VOV.VN - Đại sứ Lào tại Trung Quốc đánh giá cao ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám 1945 đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Giao lưu hữu nghị Việt–Lào nhân dịp kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám

Giao lưu hữu nghị Việt–Lào nhân dịp kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám

VOV.VN - Đại sứ Lào tại Trung Quốc đánh giá cao ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám 1945 đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.