Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT xây dựng gói hỗ trợ COVID-19 thứ 2

VOV.VN - Các giải pháp trực tiếp để hỗ trợ nền kinh tế cần phải được nghiên cứu chi tiết, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, phù hợp với các hoàn cảnh cụ thể của 2021.

Tại cuộc Họp báo sáng 4/1 của Văn phòng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương đã trả lời câu hỏi liên quan đến gói hỗ trợ kinh tế lần thứ hai. Theo đó, ông Phương cho biết, về mặt nhiệm vụ, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ KH&ĐT là cơ quan chủ quản phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đây là nhiệm vụ xây dựng giải pháp tốt nhất cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp, các đối tượng khi bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong năm 2021. Trong báo cáo đánh giá, Bộ KH&ĐT cũng báo cáo với Chính phủ lộ trình năm 2021, tình hình COVID-19 rất phức tạp, tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta và còn kéo dài thêm một số năm sau đó.

Các giải pháp trực tiếp để hỗ trợ nền kinh tế cần phải được nghiên cứu chi tiết, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, phù hợp với các hoàn cảnh cụ thể của 2021, đòi hỏi công tác theo dõi, giám sát, nắm bắt tình hình thường xuyên, liên tục, chặt chẽ, lúc đó mới đề ra được giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, phải căn cứ vào các điều kiện về mặt nguồn lực, cũng như cách thức triển khai các giải pháp đề ra.

“Tựu chung lại, gói hỗ trợ kinh tế lần thứ hai này, chúng tôi nhận nhiệm vụ triển khai do Thủ tướng Chính phủ giao. Chúng tôi sẽ kết hợp với các bộ, ngành trên cơ sở nắm bắt tình hình tác động của COVID-19 và các khó khăn của nền kinh tế, có thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất với các thông tin có tính khả thi cao. Thời điểm nào có gói hỗ trợ kinh tế lần thứ hai này, áp dụng ra sao, quy mô, phạm vi thế nào, tại thời điểm này chưa thể trả lời chi tiết được” - Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Liên quan tới câu hỏi về việc mở cửa nền kinh tế, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay, việc hàng hóa xuất, nhập khẩu vẫn đang được triển khai bình thường. Còn vấn đề mở cửa giao thương vận tải hành khách, con người có rất nhiều yếu tố trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn nhiều diễn biến phức tạp cần phải cân nhắc kỹ. Cùng với đó, cần phải đánh giá kỹ các thông tin về khả năng bao quát, bao phủ của việc vaccine phòng COVID-19.

“Do đó, việc mở lại giao thương vận tải hành khách, đặc biệt ngành du lịch còn phụ thuộc vào mức độ an toàn khi cho phép trở lại” - ông Phương nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, cuối năm 2020, Việt Nam đã mở lại một số đường bay nhưng sau đó có quyết định tạm dừng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có báo cáo lại Chính phủ để có những bước đi, tính toán phù hợp. Các Bộ, ngành, địa phương có liên quan cũng cân nhắc kỹ về việc này nhằm đảm bảo an toàn nhất cho người dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đạt tỷ lệ cao kỷ lục?
Vì sao giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đạt tỷ lệ cao kỷ lục?

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 cao kỷ lục là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, áp lực "chạy nước rút" khi Luật Đầu tư công 2019 có hiệu lực.

Vì sao giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đạt tỷ lệ cao kỷ lục?

Vì sao giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đạt tỷ lệ cao kỷ lục?

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 cao kỷ lục là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, áp lực "chạy nước rút" khi Luật Đầu tư công 2019 có hiệu lực.

Không thể lơ là, chủ quan với lạm phát trong năm 2021
Không thể lơ là, chủ quan với lạm phát trong năm 2021

VOV.VN - Mặc dù nhiều dự báo cho rằng, lạm phát trong năm 2021 vẫn sẽ trong tầm kiểm soát ở mức dưới 4%, tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế khuyến nghị, vẫn không thể lơ là, chủ quan trong kiểm soát lạm phát.

Không thể lơ là, chủ quan với lạm phát trong năm 2021

Không thể lơ là, chủ quan với lạm phát trong năm 2021

VOV.VN - Mặc dù nhiều dự báo cho rằng, lạm phát trong năm 2021 vẫn sẽ trong tầm kiểm soát ở mức dưới 4%, tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế khuyến nghị, vẫn không thể lơ là, chủ quan trong kiểm soát lạm phát.

Bà Rịa- Vũng Tàu: Nghịch lý “bến tàu du lịch” lại bị cấm “hoạt động du lịch”?
Bà Rịa- Vũng Tàu: Nghịch lý “bến tàu du lịch” lại bị cấm “hoạt động du lịch”?

VOV.VN - Ngày 4/01/2021, "Bến thuyền du lịch Marina" của Công ty cổ phần Vũng Tàu Marina (viết tắt: Công ty Marina) đã chính thức đóng cửa.

Bà Rịa- Vũng Tàu: Nghịch lý “bến tàu du lịch” lại bị cấm “hoạt động du lịch”?

Bà Rịa- Vũng Tàu: Nghịch lý “bến tàu du lịch” lại bị cấm “hoạt động du lịch”?

VOV.VN - Ngày 4/01/2021, "Bến thuyền du lịch Marina" của Công ty cổ phần Vũng Tàu Marina (viết tắt: Công ty Marina) đã chính thức đóng cửa.