Chủ tịch nước đề nghị TPHCM tương trợ các địa phương trong vùng phòng, chống COVID-19

VOV.VN - Sáng nay, 9/10, từ Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh theo hình thức trực tuyến.

Cùng dự buổi tiếp xúc với Chủ tịch nước tại đầu cầu trực tuyến Hà Nội có lãnh đạo một số bộ, ngành. Tại đầu cầu TPHCM có Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, lãnh đạo Thành phố cùng các sở, ngành, cử tri ngành y tế. Phát biểu tại buổi tiếp xúc, Chủ tịch nước đánh giá cao mô hình điều trị của thành phố theo hướng đánh chặn từ xa và chăm sóc từ cộng đồng, là điểm sáng và đi trước cả nước. Do đó Thành phố cần cần tiếp tục cập nhật, điều chỉnh và hoàn thiện trong bối cảnh mới.

Phát biểu tại buổi tiếp xúc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao 21 cử tri đại diện cho cử tri ngành y tế Thành phố nêu nhiều vấn đề sâu sắc của ngành y tế, trong đó có vấn đề tổ chức, quản lý của ngành đối với một thành phố lớn như TP.HCM; vấn đề đào tạo nguồn nhân lực y tế; đầu tư cho lĩnh vực y tế sao cho xứng tầm; cơ chế chính sách quản lý đối với hệ thống y tế cơ sở; chi phí và hỗ trợ cho các bệnh viện trong quá trình điều trị COVID-19; vấn đề đào tạo và sử dụng cán bộ y tế…

Về việc cần sớm tiêm vaccine cho trẻ em, bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, mong muốn: “Chúng tôi rất vui mừng vì Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch nước đã phê chuẩn mua 10 triệu liều vaccine Abdala, chúng ta có điều kiện tiêm chủng cho trẻ em. 20-30 triệu liều vaccine Pfizer và những liều Pfizer sắp được chấp thuận khẩn cấp sử dụng cho trẻ em từ 5-7 tuổi. Như vậy, thay mặt cho tất cả các bậc cha mẹ phụ huynh, đặc biệt là nhân viên y tế làm trong chuyên ngành nhi, tôi tha thiết đề nghị đồng chí Chủ tịch nước và đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM kiến nghị với Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế sớm đưa chương trình tiêm chủng vaccine cho trẻ em vào chương trình tiêm chủng quốc gia”.

Cùng quan điểm này, bác sĩ Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất phương án: “Hiện nay Trung ương, Bộ Y tế quy định chỉ tiêu để tiêm ngừa cho người trên 50 tuổi là 80%. Chỉ tiêu này khá cao trong tình trạng thiếu vaccine. Trong khi đó chúng ta cần dồn tiêm cho trẻ em một phần. Vì vậy, tôi đề nghị giảm chỉ tiêu này xuống 70%. 10% đã giảm đó sẽ là nguồn cần thiết để tiêm ngừa cho trẻ em”.

Trao đổi về nội dung này với cử tri, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, dự kiến tháng 10 sẽ triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi và dần mở rộng ra các độ tuổi thấp hơn. Loại vaccine tiêm là Pfizer và Abdala.

Nhiều cử tri là lãnh đạo Bệnh viện băn khoăn về hướng dẫn cơ chế thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân mắc COVID-19. Bác sĩ Phạm Thanh Việt, Bệnh viện Chợ Rẫy, đề nghị: “Hiện nay có 2 văn bản đang chồng chéo nhau. Đó là văn bản 3100 của Bộ Y tế cho rằng chi phí điều trị COVID- chứ không phải là chi phí điều trị bệnh cho bệnh nhân- là ngân sách trả. Còn lại chi phí khác, bảo hiểm trả. Công văn 2259 của BHXH Việt Nam trích dẫn sát hơn “điều trị COVID19 do ngân sách trả”, điều trị bệnh nền bảo hiểm trả, không loại trừ các chi phí theo hướng dẫn của Bộ Y tế-bảo hiểm cũng không trả luôn. Mà trong đó, hướng dẫn của Bộ Y tế, có cả những bệnh không phải do COVID, ví dụ như điều trị bằng kháng sinh, không phải do COVID, kháng sinh điều trị nhiễm trùng- bảo hiểm cũng không trả. Như vậy với các bệnh viện, làm sao tính toán được những khoản này?  Những khoản giữa đó, ai sẽ trả? Bệnh viện trả hết bệnh viện chết. Từ thực tế đó, tôi đề nghị tất cả quy về một mối, ngân sách trà hết”.

Bộ Y tế sẽ làm việc với BHXH Việt Nam để thống nhất giải quyết các thắc mắc của các bệnh viện về chi phí điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, tri ân các lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhất là các chiến sĩ áo trắng đã dũng cảm, cống hiến, hy sinh, để cùng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thành phố, các cấp ngành, chăm sóc, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, sự bình yên của nhân dân Thành phố.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với đồng bào nhân dân, cử tri TP.HCM về những đau thương mất mát to lớn trong đợt dịch vừa qua, trên 15.000 người thiệt mạng; đồng thời bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với sự vất vả, khó khăn của lực lượng tuyến đầu chống dịch, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, bác sĩ, cán bộ ngành y tế đã ngày đêm hỗ trợ chăm sóc người bệnh. Nhiều cán bộ y tế đã hy sinh, nhiều tấm gương làm việc tận tụy quên mình, xả thân làm nhiệm vụ làm lay động lòng người, được xã hội trân trọng cảm ơn và tôn vinh. Chúng ta biểu dương đánh giá cao những nỗ lực không mệt mỏi của lực lượng y tế cả nước, trong đó có cán bộ nhân viên y tế của TPHCM.

Chủ tịch nước nêu rõ, các ý kiến này được tổng hợp và kiến nghị kịp thời đến Quốc hội trong phiên họp lần này.

"Chúng ta đã có tỉ lệ vaccine cần thiết để phủ 70% dân số trong thời gian tới, cho nên tôi đồng tình với điều chỉnh chiến lược của Chính phủ từ “zero Covid” sang thích ứng an toàn với Covid để vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế. Chúng ta phải có chương trình kiểm soát tốt hơn khi chúng ta thích ứng an toàn. Nhân đây có một bài báo của một Giáo sư người Anh lưu ý rằng Việt Nam sẽ dễ lây lan dịch trong mùa đông. Do đó phải có tinh thần cảnh giác cao, không được để khủng hoảng y tế xảy ra đối với nước ta và đặc biệt là TP.HCM. Chúng ta mở cửa nhưng có sự kiểm soát chặt chẽ, an toàn. Đó là nhiệm vụ rất lớn của y tế cả nước và đặc biệt TP.HCM", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Trên cơ sở kế hoạch phục hồi phục hồi và tái thiết kinh tế của Thành phố, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tán thành với nhiều đề xuất của các cử tri nêu ra là tiếp tục kiểm soát rủi ro ở quy mô rộng hơn khi các hoạt động mở cửa trở lại; tiếp tục đẩy mạnh tiêm phủ vacicne cho người dân, rút kinh nghiệm để có biện pháp hạn chế cao nhất số ca tử vong. Không chỉ chống dịch ở địa bàn Thành phố, Chủ tịch nước cũng đề nghị Thành phố phối hợp, hỗ trợ các địa phương lân cận. "Khả năng bùng dịch tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ tạo sức ép lớn về y tế cho cả vùng Nam Bộ dẫn đến các kịch bản lực lượng Trung ương rút ra thì thành phố cần chia lửa với các tỉnh miền Tây như thế nào, vì những cơ sở, những kinh nghiệm ở các tỉnh miền Tây so với TP.HCM vẫn còn yếu hơn. Trách nhiệm của TP.HCM với vai trò là trung tâm vùng lớn nhất không chỉ lo cho thành phố mà còn lo hỗ trợ cho các tỉnh miền Tây để khi lây nhiễm cộng đồng do nhân dân trở về về các tỉnh là một việc rất lớn. Mô hình điều trị của thành phố theo hướng đánh chặn từ xa và chăm sóc từ cộng đồng đang là điểm sáng và đi trước cả nước. Điểm này cũng xuất phát từ việc Thành phố bùng phát quá mạnh buộc chúng ta phải chăm sóc F0 tại nhà. Tôi đề nghị mô hình này cần tiếp tục cập nhật, điều chỉnh và hoàn thiện trong bối cảnh mới".

Chủ tịch nước cũng bày tỏ tán thành với các các cử tri về việc cần đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác phòng, chống dịch; huy động để tăng nguồn lực đầu tư cho y tế, qua đó tổ chức lại và nâng cao năng lực cho hệ thống y tế, đáp ứng các thách thức mới về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Cần tổng kết đánh giá, đề xuất những mô hình bác sĩ chuyên sâu, bác sĩ gia đình, trạm y tế lưu động, các hình thức huy động y tế trong trường hợp đại dịch, trường hợp khẩn cấp… để từ đó là bài học ứng phó với nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống khác ngoài dịch bệnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch nước: Cần tạo thuận lợi cho di chuyển hàng hóa, con người để khôi phục sản xuất 
Chủ tịch nước: Cần tạo thuận lợi cho di chuyển hàng hóa, con người để khôi phục sản xuất 

VOV.VN - Theo Chủ tịch nước, cần tạo điều kiện cho những người đã tiêm 2 mũi vaccine, có xét nghiệm âm tính di chuyển trên các loại hình phương tiện vận tải, có giám sát y tế an toàn.

Chủ tịch nước: Cần tạo thuận lợi cho di chuyển hàng hóa, con người để khôi phục sản xuất 

Chủ tịch nước: Cần tạo thuận lợi cho di chuyển hàng hóa, con người để khôi phục sản xuất 

VOV.VN - Theo Chủ tịch nước, cần tạo điều kiện cho những người đã tiêm 2 mũi vaccine, có xét nghiệm âm tính di chuyển trên các loại hình phương tiện vận tải, có giám sát y tế an toàn.

Chủ tịch nước tiếp xúc doanh nghiệp TP.HCM: Khó khăn lớn nhất đã nằm lại phía sau
Chủ tịch nước tiếp xúc doanh nghiệp TP.HCM: Khó khăn lớn nhất đã nằm lại phía sau

VOV.VN - Đây là cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề đầu tiên của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM với doanh nghiệp thành phố.

Chủ tịch nước tiếp xúc doanh nghiệp TP.HCM: Khó khăn lớn nhất đã nằm lại phía sau

Chủ tịch nước tiếp xúc doanh nghiệp TP.HCM: Khó khăn lớn nhất đã nằm lại phía sau

VOV.VN - Đây là cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề đầu tiên của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM với doanh nghiệp thành phố.

Chủ tịch nước: Nhiều người cao tuổi rất trách nhiệm trong phòng chống Covid-19
Chủ tịch nước: Nhiều người cao tuổi rất trách nhiệm trong phòng chống Covid-19

VOV.VN - Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và trân trọng nhiều người cao tuổi đã rất trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Chủ tịch nước: Nhiều người cao tuổi rất trách nhiệm trong phòng chống Covid-19

Chủ tịch nước: Nhiều người cao tuổi rất trách nhiệm trong phòng chống Covid-19

VOV.VN - Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và trân trọng nhiều người cao tuổi đã rất trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.