Chủ tịch nước làm việc với Bộ Tư pháp

VOV.VN -8 năm triển khai Nghị quyết 49, các chương trình, kế hoạch công tác cải cách tư pháp, ngành tư pháp đã triển khai nghiêm túc.

Chiều 31/7, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương đã làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về tổng kết thực hiện Nghị quyết 49 -NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp.

Cùng dự có đại diện lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và đại diện một số ban ngành Trung ương.       

Đoàn cán bộ ngành tư pháp đón tiếp Chủ tịch nước

Theo báo cáo tổng kết của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, sau 8 năm triển khai Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị và các chương trình, kế hoạch trọng tâm công tác cải cách tư pháp, ngành tư pháp đã triển khai nghiêm túc, chỉ đạo sát sao các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện các nhiệm vụ được phân công, đồng thời có nhiều biện pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Đến nay, sau 8 năm thực hiện đã đạt một số kết quả tích cực như: Trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp, theo thống kê ban đầu, trong tổng số 178 luật, pháp lệnh được ban hành trong thời gian từ tháng 6/2005 đến tháng 6/2013 có tới 63 văn bản (chiếm 35%) trực tiếp liên quan đến cải cách tư pháp.

Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo 22/23 dự án luật, pháp lệnh, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng thể chế về tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp; đồng thời tham gia hầu hết các dự án luật, pháp lệnh trong lĩnh vực tư pháp, qua đó thể chế hóa các quan điểm, định hướng trong Nghị quyết số 49 về chính sách hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp, tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp...

Ngành đã hoàn thành nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ tổ chức tổng kết thi hành và nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 với nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến cải cách tư pháp.

Đặc biệt, chủ trương “xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp” theo Nghị quyết số 49 được Bộ Tư pháp hết sức chú trọng, nhiều chính sách lớn, quy hoạch tổng thể trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp đã được ban hành tạo định hướng cho sự phát triển của lĩnh vực hoạt động bổ trợ tư pháp...

Chủ tịch nước phát biểu tại buổi làm việc

Tính đến tháng 6/2013, cả nước đã thành lập 62 đoàn luật sư/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương với khoảng 8.500 luật sư và khoảng 3.500 người tập sự hành nghề luật sư, hoạt động trong 3.165 tổ chức hành nghề luật sư; 47/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm giám định pháp y thuộc Sở Y tế.

Tổ chức bộ máy của ngành tư pháp cũng được kiện toàn mạnh mẽ theo hướng Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, hoạt động năng động, hiệu quả và có trách nhiệm với dân. Đặc biệt các cơ quan thi hành án dân sự đã được nâng tầm thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương với 3 cấp: Tổng Cục, Cục và Chi cục với cơ chế điều hành tập trung, thống nhất bảo đảm hiệu lực, hiệu quả... Đội ngũ cán bộ ngành tư pháp ngày càng chuẩn hóa về số lượng và chất lượng.

Tập trung hơn vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Bên cạnh những kết quả đạt được thì báo cáo và thảo luận tại hội nghị các đại biểu cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém nhất định. Đó là: Việc xây dựng dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm chưa toàn diện, đồng bộ; thiếu dự báo mang tính chiến lược và sự ưu tiên trong việc giải quyết những vấn đề bức thiết của đời sống xã hội; tiến độ xây dựng một số văn bản, đề án tuy có cố gắng nhưng còn chậm so với kế hoạch... Tư duy, kỹ thuật lập pháp trong lĩnh vực hình sự, năng lực dự báo tình hình tội phạm chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.

Việc phát triển các dịch vụ công, dịch vụ pháp lý...còn chậm. Tổ chức hoạt động của luật sư, công chứng, giám định, trợ giúp pháp lý còn bộc lộ nhiều hạn chế bất cập cần phải khắc phục.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận những kết quả mà ngành tư pháp đã đạt được sau 8 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 49.

Chủ tịch nước cho rằng qua thực tiễn đã nổi lên những vấn đề mới. Chính vì thế những ý kiến trao đổi từ hội nghị tổng kết sẽ là cơ sở quan trọng để Bộ Chính trị tổng kết cân nhắc có các quyết định tiếp theo.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của Nghị quyết 49 trong chiến lược cải cách tư pháp, Chủ tịch nước đề nghị ngành tư pháp cần làm rõ những gì chưa được, những gì không còn phù hợp; đồng thời phối hợp với các cấp, các ngành khác đưa ra được những kiến nghị và giải pháp để khắc phục nhằm xây dựng báo cáo tổng kết có chất lượng sát thực tiễn cuộc sống góp phần xây dưng nên tư pháp trong sạch vững mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Tư pháp vào cuộc vụ cụ bà tự thiêu trước sân tòa án
Bộ Tư pháp vào cuộc vụ cụ bà tự thiêu trước sân tòa án

Bộ Tư pháp chỉ đạo kiểm tra, rà soát lại toàn bộ quá trình tổ chức thi hành án liên quan đến cụ bà Nguyễn Thị Bương.

Bộ Tư pháp vào cuộc vụ cụ bà tự thiêu trước sân tòa án

Bộ Tư pháp vào cuộc vụ cụ bà tự thiêu trước sân tòa án

Bộ Tư pháp chỉ đạo kiểm tra, rà soát lại toàn bộ quá trình tổ chức thi hành án liên quan đến cụ bà Nguyễn Thị Bương.

Bộ Tư pháp bác bỏ công văn truy thu thuế xăng dầu
Bộ Tư pháp bác bỏ công văn truy thu thuế xăng dầu

Trước đó, có tranh luận xung quanh việc truy thu 345 tỷ đồng thuế xăng dầu của 7 doanh nghiệp đầu mối do vênh nhau trong văn bản.

Bộ Tư pháp bác bỏ công văn truy thu thuế xăng dầu

Bộ Tư pháp bác bỏ công văn truy thu thuế xăng dầu

Trước đó, có tranh luận xung quanh việc truy thu 345 tỷ đồng thuế xăng dầu của 7 doanh nghiệp đầu mối do vênh nhau trong văn bản.

Bộ Tư pháp thông tin vụ bà cụ tự thiêu trước sân tòa
Bộ Tư pháp thông tin vụ bà cụ tự thiêu trước sân tòa

VOV.VN -Tổng cục Thi hành án Dân sự đề nghị tổ chức, rà soát lại vụ án liên quan đến vụ bà Bương tự thiêu trước tòa.

Bộ Tư pháp thông tin vụ bà cụ tự thiêu trước sân tòa

Bộ Tư pháp thông tin vụ bà cụ tự thiêu trước sân tòa

VOV.VN -Tổng cục Thi hành án Dân sự đề nghị tổ chức, rà soát lại vụ án liên quan đến vụ bà Bương tự thiêu trước tòa.