Chủ tịch nước Tô Lâm: Phải đưa dao vào quản lý để tránh lợi dụng

VOV.VN - Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, báo cáo đã cho thấy, đa số các vụ án thanh toán nghiêm trọng đều dùng dao, trong khi dao lại chưa được đưa vào những thiết chế quản lý theo luật, nên việc xử lý rất khó. 

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 24/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ. Nêu ý kiến thảo luận, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, dự thảo luật này có những sửa đổi bổ sung cần thiết, để Quốc hội cho ý kiến và có thể thông qua tại kỳ họp này để đưa vào thực tiễn. 

Chủ tịch nước khẳng định, xã hội Việt Nam an toàn và không có súng, vũ khí hay những công cụ đe dọa nào gây mất an toàn, an ninh cho người dân. Nhiều lãnh đạo nước ngoài, khách du lịch khi đến Việt Nam đều cảm nhận được an toàn và có thể đi đến bất cứ đâu.

“Đây là tiến bộ rất lớn của chúng ta”, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định.

Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, báo cáo đã cho thấy, đa số các vụ án thanh toán nghiêm trọng đều dùng dao, trong khi dao lại chưa được đưa vào những thiết chế quản lý theo luật, nên việc xử lý rất khó. 

“Nhiều ý kiến cho rằng, dao phục vụ đời sống dân sinh, phục vụ cuộc sống bình thường. Nhưng có trường hợp tập trung hàng chục người sử dụng dao, dao được hàn cán dài...thì không thể nói đây là phục vụ cho sản xuất hay hoạt động bình thường. Việc này là hoàn toàn nghiêm cấm, kể cả lưu trữ cũng không được”, Chủ tịch nước nhấn mạnh việc hướng tới một xã hội an toàn.

Chủ tịch nước Tô Lâm cũng khẳng định, cần phải có ranh giới và cách thức quản lý. Xuất phát từ nguyên lý “mọi người dân không thể bị đe dọa bởi bất kể một áp lực nào, sức mạnh nào”, Chủ tịch nước phân tích, trước đây, có tập tục muốn thể hiện sức mạnh là phải có súng, cung tên, giáo mác… nhưng hiện nay, khi xã hội hòa bình thì cần xử lý dần những chuyện đó.

“Dao cũng có sát thương lớn. Kể cả dao Thái Lan, dao ăn…cũng có thể làm chết người. Nhưng chúng ta không thể nhầm lẫn chuyện đó được. Phải có nề nếp quản lý, phải đưa dao vào quản lý để tránh lợi dụng, sử dụng dao không đúng mục tiêu, mục đích”, Chủ tịch nước nói.

Theo Chủ tịch nước, khi quản lý dao được quy định trong luật pháp và được công khai, thì tất cả mọi người đều đồng tình và phải tuân thủ: “Đây chỉ là một số ít những người lợi dụng việc này thôi còn đại đa số người dân mong muốn như vậy, xây dựng một xã hội lành mạnh, không có những thứ đe dọa thế. Tôi nghĩ là rất hay”.

Tại phiên thảo luận, nhiều ĐBQH đề nghị làm rõ khái niệm vũ khí thô sơ, trong đó có việc quy định dao dài 20cm trở lên được coi là vũ khí loại này. Các đại biểu cho rằng, nếu liệt kê dao, kể cả với các tiêu chí như dài 20cm, có tính sát thương cao…cũng có thể gây khó khăn cho người dân vì dao là công cụ sinh hoạt hàng ngày. 

Trao đổi lại ý kiến của các ĐBQH, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết: “Chúng ta sẽ hoàn thiện vấn đề này. Các đóng góp của đại biểu sẽ được cơ quan của Quốc hội tiếp thu, hoàn chỉnh từng bước một, để luật pháp sát dần thực tiễn. Quá trình làm chúng ta sẽ tiếp tục tổng kết. Cái gì vấn đề gì sơ hở, chưa đáp ứng được sẽ tiếp tục hoàn thiện. Chúng tôi nghĩ đây là bước hoàn thiện rất tốt”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ĐBQH đề xuất làm "gắt" với nhà trọ cho thuê sau vụ cháy ở Trung Kính
ĐBQH đề xuất làm "gắt" với nhà trọ cho thuê sau vụ cháy ở Trung Kính

VOV.VN - Trước thông tin về vụ cháy xảy ra tại Trung Kính, Hà Nội, làm 14 người chết, các ĐBQH nêu thực tế rất nhiều vụ cháy xảy ra mà khi kiểm tra đều không có cửa thoát hiểm, thang thoát nạn, hệ thống chữa cháy yếu, hệ thống điện không đảm bảo an toàn... Đây là một vấn đề cần phải kiểm điểm, lại phải có nghiên cứu để khắc phục.

ĐBQH đề xuất làm "gắt" với nhà trọ cho thuê sau vụ cháy ở Trung Kính

ĐBQH đề xuất làm "gắt" với nhà trọ cho thuê sau vụ cháy ở Trung Kính

VOV.VN - Trước thông tin về vụ cháy xảy ra tại Trung Kính, Hà Nội, làm 14 người chết, các ĐBQH nêu thực tế rất nhiều vụ cháy xảy ra mà khi kiểm tra đều không có cửa thoát hiểm, thang thoát nạn, hệ thống chữa cháy yếu, hệ thống điện không đảm bảo an toàn... Đây là một vấn đề cần phải kiểm điểm, lại phải có nghiên cứu để khắc phục.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Nguồn nhân lực ngành lưu trữ sẽ theo hướng “ít nhưng tinh thông”
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Nguồn nhân lực ngành lưu trữ sẽ theo hướng “ít nhưng tinh thông”

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, nguồn nhân lực, những chính sách đãi ngộ cho ngành lưu trữ vẫn phải theo quy định của Chính phủ, nhưng sẽ theo phương châm, “ít nhưng tinh thông”, đáp ứng được nhu cầu phát triển...

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Nguồn nhân lực ngành lưu trữ sẽ theo hướng “ít nhưng tinh thông”

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Nguồn nhân lực ngành lưu trữ sẽ theo hướng “ít nhưng tinh thông”

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, nguồn nhân lực, những chính sách đãi ngộ cho ngành lưu trữ vẫn phải theo quy định của Chính phủ, nhưng sẽ theo phương châm, “ít nhưng tinh thông”, đáp ứng được nhu cầu phát triển...

Bất cập quản lý khiến vé máy bay nội địa tăng cao?
Bất cập quản lý khiến vé máy bay nội địa tăng cao?

VOV.VN - Đa số ý kiến các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần tạo cơ chế cạnh tranh minh bạch, kiểm soát hạn chế tối đa sự chồng chéo của thuế, phí trên mỗi chiếc vé máy bay bán ra, có như vậy vé máy bay nội địa mới có sự cạnh tranh, hạ giá.

Bất cập quản lý khiến vé máy bay nội địa tăng cao?

Bất cập quản lý khiến vé máy bay nội địa tăng cao?

VOV.VN - Đa số ý kiến các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần tạo cơ chế cạnh tranh minh bạch, kiểm soát hạn chế tối đa sự chồng chéo của thuế, phí trên mỗi chiếc vé máy bay bán ra, có như vậy vé máy bay nội địa mới có sự cạnh tranh, hạ giá.