Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Khai mạc Hội nghị MSEAP 3

VOV.VN - Hội nghị MSEAP 3 có chủ đề hợp tác kinh tế, môi trường và phát triển bền vững ở khu vực Á Âu.

Sáng nay (9/10 - theo giờ địa phương), tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3. Hội nghị có chủ đề: “Hợp tác kinh tế, môi trường và phát triển bền vững ở khu vực Á Âu”. Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee San và Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị thu hút 40 đoàn đại biểu nghị viện và 23 chủ tịch Quốc hội các nước tham gia. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự Lễ khai mạc.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim chào mừng tất cả các biểu tham dự hội nghị; bày tỏ hy vọng hội nghị sẽ thành công tốt đẹp. Hiện Nghị viện các nước có vai trò hết sức quan trọng trong bối cảnh thế giới đang đứng trước nhiều biến động, diễn biến khó lường, vì thế hội nghị sẽ là nơi chia sẻ, đóng góp của các nước để thúc đẩy sự phát triển chung trên toàn thế giới.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các Chủ tịch Quốc hội tại Hội nghị MSEAP 3.
Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn các đại biểu sẽ cùng trao đổi, thảo luận và tìm biện pháp ứng phó với các vấn đề toàn cầu, vấn đề khu vực trong khuôn khổ hợp tác giữa các Quốc hội và khuôn khổ ngoại giao nghị viện. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn nên rất cần đến sự chung tay của các nghị viện, trên cơ sở trách nhiệm, tôn trọng vai trò trung tâm của LHQ và sự hợp tác của các nghị viện thành viên theo hướng hiệu quả hơn. 

Những vấn đề liên quan đến môi trường, chiến tranh, nghèo đói, bệnh tật, khủng bố và những thảm họa thiên nhiên… đều là những thách thức mà các nước đang phải đối mặt và đòi hỏi phải có những nỗ lực giữa các quốc gia để giải quyết.

Về vấn đề hợp tác kinh tế, Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, chủ nghĩa bảo hộ đang là mối đe dọa của thế giới, nên không chấp nhận việc bảo hộ, chi phối luồng thương mại nhằm thao túng nền thương mại toàn cầu.

“Chúng ta cần tạo ra các điều kiện bình đẳng để bảo đảm thực hiện tự do thương mại giữa các quốc gia. Đây cũng là chủ đề quan trọng cần thảo luận, củng cố hơn nữa các liên kết kinh tế, giao thông, thương mại… thu hẹp và xóa bỏ những khác biệt giữa các quốc gia. Các Nghị viện cần đề ra những giải pháp để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, tìm kiếm giải pháp tốt hơn để thúc đẩy hợp tác Nghị viện Á Âu, thể chế hóa và tăng cường sự kết nối trên cơ sở hợp tác giữa các Nghị viện, các Ban Thư ký, các nhóm công tác về kinh tế, thương mại, môi trường”, Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh.  

Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee Sang đã nêu vấn đề đáng quan ngại, con người đang sống trong một thế giới bất ổn và phải đối mặt với những nhiệm vụ, thách thức khó khăn, đó là làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang lên cao, đã xé bỏ những rào cản giữa các ngành và hướng tới sự hội tụ, siêu kết nối, siêu thông minh. Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo và hội tụ công nghệ sẽ đem lại lợi ích về kinh tế xã hội, tăng năng suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, sẽ có những tác động phụ như tình trạng thất nghiệp và bất bình đẳng gia tăng. Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường cũng đã chạm đến mọi ngõ ngách trên thế giới, gây ra tổn thất sâu rộng về kinh tế xã hội tại nhiều quốc gia.

Để chuẩn bị cho những thay đổi đó, cần phải thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững mà LHQ đã thông qua năm 2015; xem xét vai trò của MSEAP - đó là việc lập pháp; các Nghị viện cần chia sẻ kinh nghiệp và chủ động trao đổi thông tin, kiến thức ở cấp Quốc hội vì sự thịnh vượng chung ở khu vực Á Âu.

“Các Nghị viện cần chủ động trao đổi thông tin giữa các Hội, Quốc hội sẽ giúp tìm ra các biện phát hiệu quả, nhanh chóng hướng tới hợp tác quốc tế, đóng góp quan trọng và đáp ứng hiệu quả trước các vấn đề phải đối mặt. Từ Hội nghị MSEAP lần 4 trở đi, sẽ có 2 - 3 phiên thảo luận riêng rẽ ngoài phiên toàn thể, coi đây là nền tảng cho các nhà lập pháp của các quốc gia thành viên để thảo luận các vấn đề còn tồn đọng, các vấn đề cụ thể liên quan đến hợp tác khu vực Á ÂU. Chúng ta có thể đưa ra quy chế và quy định cho MSSEAP để củng cố nền tảng thế chể và thúc đẩy sự phát triển, để MSEAP có thể có những đóng góp mang tính hệ thống hơn vào thịnh vượng và sự phát triển của cộng đồng khu vực Á ÂU”, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc mong muốn.

Lấy ví dụ về câu nói nổi tiếng rằng, muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc mong muốn được đồng hành cùng các nghị viện trong chuyến đi hướng tới tương lai của khu vực Á Âu.

Đồng phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga V.Volodin lại mong muốn được cùng trao đổi các vấn đề về phát triển kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề nhân đạo, tiến trình trong khu vực và trên thế giới, dựa trên tinh thần tôn trọng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng chủ quyền cũng như luật lệ của các Quốc gia thành viên.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Khai mạc Hội nghị MSEAP 3.
Trách nhiệm của các Nghị viện thành viên là đảm bảo thực hiện tầm nhìn đó thông qua quy trình lập pháp của từng Nghị viện. Nga cam kết sẽ hướng tới hợp tác vì lợi ích chung của các Quốc gia, từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương dựa trên cơ sở các biện pháp và các giải pháp chung, hướng tới sự phát triển chung cho các dự án hợp tác về kinh tế và thương mại của khu vực Á Âu.

“Hội nghị lần này đã có sự tập trung vào đối thoại và thể hiện sự hội nhập cùng sự tham gia tích cực của các Nghị viện, điều đó đã cho thấy cách tiếp cận toàn diện đối với các vấn đề mà các nước đang đối mặt, từ đó thúc đẩy và tăng cường lòng tin giữa các quốc gia và các Nghị viện. Đây chính là thời điểm MSEAP cần trao đổi hơn nữa giữa các thành viên Nghị viện, Nga sẽ hỗ trợ mạnh mẽ các nỗ lực đó và tin rằng, MSEAP đang đi đúng hướng trong thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên”, Chủ tịch Duma quốc gia Nga nêu rõ.

Trong bài phát biểu của các đồng sáng lập MSEAP, dù bài phát biểu dài hay ngắn cũng đều nhắc đến việc các quốc gia cần tạo điều kiện bảo đảm để người dân có thể sống, làm việc và được hưởng trái ngọt để tồn tại, phát triển. Đó cũng chính là sự tồn tại của mỗi quốc gia.

Sau Lễ khai mạc, Hội nghị đã tiến hành 3 Phiên thảo luận về các vấn đề hiện nay trong hợp tác khu vực Á Âu, trong đó, tập trung ưu tiên lĩnh vực kinh tế, môi trường vì sự phát triển bền vững của các nước Á Âu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khai mạc Đại hội đồng Liên nghị viện Đông Nam Á lần thứ 39
Khai mạc Đại hội đồng Liên nghị viện Đông Nam Á lần thứ 39

VOV.VN-Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự AIPA 39, nơi các nghị sỹ thảo luận về hình thành mạng lưới thành phố thông minh của ASEAN.

Khai mạc Đại hội đồng Liên nghị viện Đông Nam Á lần thứ 39

Khai mạc Đại hội đồng Liên nghị viện Đông Nam Á lần thứ 39

VOV.VN-Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự AIPA 39, nơi các nghị sỹ thảo luận về hình thành mạng lưới thành phố thông minh của ASEAN.

Chủ tịch Quốc hội tiếp Đại biểu mạng lưới nghị viện thành viên WB, IMF
Chủ tịch Quốc hội tiếp Đại biểu mạng lưới nghị viện thành viên WB, IMF

VOV.VN - Chiều 7/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Đoàn đại biểu của mạng lưới nghị viện các quốc gia thành viên WB và IMF.

Chủ tịch Quốc hội tiếp Đại biểu mạng lưới nghị viện thành viên WB, IMF

Chủ tịch Quốc hội tiếp Đại biểu mạng lưới nghị viện thành viên WB, IMF

VOV.VN - Chiều 7/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Đoàn đại biểu của mạng lưới nghị viện các quốc gia thành viên WB và IMF.

Chủ tịch Quốc hội gặp Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới
Chủ tịch Quốc hội gặp Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới

VOV.VN -Chủ tịch IPU cho rằng, tầm nhìn của IPU có nhiều tương đồng với quan điểm, tầm nhìn của Quốc hội Việt Nam, đặc biệt là trong hành động cụ thể.

Chủ tịch Quốc hội gặp Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới

Chủ tịch Quốc hội gặp Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới

VOV.VN -Chủ tịch IPU cho rằng, tầm nhìn của IPU có nhiều tương đồng với quan điểm, tầm nhìn của Quốc hội Việt Nam, đặc biệt là trong hành động cụ thể.

Chủ tịch Quốc hội đến Thổ Nhĩ Kỳ tham dự Hội nghị MSEAP 3
Chủ tịch Quốc hội đến Thổ Nhĩ Kỳ tham dự Hội nghị MSEAP 3

VOV.VN -Chuyến thăm là một dấu mốc mới trong việc tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ.

Chủ tịch Quốc hội đến Thổ Nhĩ Kỳ tham dự Hội nghị MSEAP 3

Chủ tịch Quốc hội đến Thổ Nhĩ Kỳ tham dự Hội nghị MSEAP 3

VOV.VN -Chuyến thăm là một dấu mốc mới trong việc tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ.