Chủ tịch Quốc hội: Xem xét sửa quy định lấy phiếu tín nhiệm

VOV.VN - UBTVQH sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vào kỳ họp cuối năm.

Sáng 9/5, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khai mạc Phiên họp thứ 23 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Cho ý kiến vào Luật Đất đai, xem xét dự án Luật Chuyển đổi giới tính

Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây là phiên họp cuối cùng để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV. Dự kiến chương trình phiên họp kéo dài trong 4 ngày làm việc (từ 9/5 đến 12/5) để UBTVQH xem xét, cho ý kiến đối với 13 nội dung lớn trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.

Về công tác lập pháp, UBTVQH sẽ cho ý kiến về 3 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội; xem xét đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính.

Ông Vương Đình Huệ cho biết, trên cơ sở ý kiến của UBTVQH tại Phiên họp lần thứ 22, đại biểu Quốc hội đã hoàn thiện hồ sơ và có tờ trình mới đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính. Chủ tịch Quốc hội đề nghị xem xét, cho ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng dự án luật nêu trên, nhất là về sự cần thiết, các chính sách lớn và đánh giá tác động của chính sách được đề xuất để có quyết định phù hợp nhất.

Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), sau khi Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, UBTVQH đã có nghị quyết để Chính phủ và các cơ quan hữu quan tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về dự án luật rất quan trọng này.

Theo Báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan, đã có trên 12 triệu lượt ý kiến của nhân dân đóng góp về dự án luật. Dự kiến tại phiên họp này, UBTVQH sẽ dành nửa ngày làm việc để tiếp tục cho ý kiến đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội đề nghị UBTVQH tập trung quan tâm cho ý kiến với những nội dung lớn, như chủ trương thể chế hóa Nghị quyết 18 về các chính sách pháp luật về đất đai hiện nay, một số vấn đề lớn, khó như, vấn đề về tài chính đất đai và phương pháp định giá đất.

Về  dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội lưu ý cho ý kiến thêm, từ thực tiễn hoạt động của các tổ chức tín dụng để xem xét sửa đổi bổ sung cái gì. Từ tực tiễn tái cơ cấu xử lý các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu, xử lý tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo, cho vay chéo, rồi vấn đề tài chính các tổ chức tín dụng này như thế nào… Hay vấn đề thanh tra, kiểm tra, giám sát, quy trình như thế nào cần rút kinh nghiệm gì không, tránh sai phạm nghiêm trọng quá mới phát hiện ra…

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội đề nghị UBTVQH và các cơ quan cần đóng góp sâu về dự án luật này để hoàn thiện cơ sở pháp lý, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam và người nước ngoài xuất nhập cảnh vào Việt Nam trong quan hệ với nước ngoài, vừa đảm bảo an ninh chủ quyền quốc gia, vừa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KTXH).

Sửa quy định lấy phiếu tín nhiệm, xem xét cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM

Cũng tại phiên họp này, UBTVQH cũng sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (đồng thời xem xét việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023) nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6 và HĐND các cấp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm những chức danh do HĐND bầu, phê chuẩn vào kỳ họp cuối năm.

Việc sửa đổi bổ sung Nghị quyết số 85 cũng nhằm thể hoá Quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị; khắc phục một số bất cập trong thực tiễn, đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Tổ chức quốc hội, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, đồng thời phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm...

UBTVQH sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh. Chủ tịch Quốc hội  nhấn mạnh, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã có nghị quyết cho kéo dài thời hạn áp dụng nghị quyết 54 về cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM đến hết 2023. Đồng thời, giao Chính phủ trình Quốc hội về nghị quyết mới cho TP.HCM trong thời gian sớm nhất.

Vì vậy, cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đều phấn đấu trình Quốc hội xem xét, quyết định nghị quyết mới thay nghị quyết 54 ngay tại kỳ họp thứ 5.

"Như vậy, sẽ sớm hơn thời hạn hết hiệu lực của nghị quyết 54 đưa ra. Bởi đây là đầu tàu cho cả nước phát triển. Hiện nay, yêu cầu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các thể chế, chính sách cho các vùng động lực rất quan trọng", ông Vương Đình Huệ nói.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, lần này Chính phủ đã chuẩn bị rất công phu và Đảng đoàn Quốc hội đã có 2 buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM. Trong đó, một phiên vào tháng 3 - 2022 và một phiên vào ngày 7-5 vừa qua để cho ý kiến vào dự thảo.

"Cần cho ý kiến thêm để ban hành các cơ chế, chính sách thí điểm để xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế. Đến nay, chúng ta chưa có chính sách cụ thể để đưa vào dự thảo nghị quyết này. Vì vậy, cần tiếp tục giao cho các cơ quan Quốc hội, Chính phủ phối hợp với TP.HCM nghiên cứu, xây dựng trong thời gian tới", ông Vương Đình Huệ nêu rõ.

UBTVQH sẽ cho ý kiến về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022, triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và NSNN những tháng đầu năm 2023; Báo cáo quyết toán NSNN năm 2021; Báo cáo tài chính nhà nước năm 2021; Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đã gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV...

Tại phiên họp này, UBTVQH sẽ cho ý kiến để trình Quốc hội về việc xem xét tiếp tục phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và vốn của chương trình phục hồi phát triển KTXH./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gỡ những nút thắt gây đình trệ hoạt động kinh tế - xã hội
Gỡ những nút thắt gây đình trệ hoạt động kinh tế - xã hội

VOV.VN - Chính phủ nhận định, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xuất nhập khẩu... được kỳ vọng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực khi nhiều chính sách, giải pháp điều hành được sửa đổi, bổ sung và ban hành từ đầu năm đến nay đã và đang phát huy tác động.

Gỡ những nút thắt gây đình trệ hoạt động kinh tế - xã hội

Gỡ những nút thắt gây đình trệ hoạt động kinh tế - xã hội

VOV.VN - Chính phủ nhận định, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xuất nhập khẩu... được kỳ vọng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực khi nhiều chính sách, giải pháp điều hành được sửa đổi, bổ sung và ban hành từ đầu năm đến nay đã và đang phát huy tác động.

Nghiên cứu hoàn thiện chính sách tiền lương mới để thực hiện sau năm 2023
Nghiên cứu hoàn thiện chính sách tiền lương mới để thực hiện sau năm 2023

VOV.VN - Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể của chính sách tiền lương mới trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện vào thời điểm thích hợp sau năm 2023.

Nghiên cứu hoàn thiện chính sách tiền lương mới để thực hiện sau năm 2023

Nghiên cứu hoàn thiện chính sách tiền lương mới để thực hiện sau năm 2023

VOV.VN - Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể của chính sách tiền lương mới trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện vào thời điểm thích hợp sau năm 2023.

Kịp thời cho từ chức, miễn nhiệm cán bộ tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ
Kịp thời cho từ chức, miễn nhiệm cán bộ tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ

VOV.VN - Những người có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, thực hiện quy trình, thủ tục cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn mà không chờ hết nhiệm kỳ.

Kịp thời cho từ chức, miễn nhiệm cán bộ tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ

Kịp thời cho từ chức, miễn nhiệm cán bộ tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ

VOV.VN - Những người có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, thực hiện quy trình, thủ tục cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn mà không chờ hết nhiệm kỳ.

Giám sát chặt lấy phiếu tín nhiệm để tránh "anh giúp tôi thì tôi giúp anh"
Giám sát chặt lấy phiếu tín nhiệm để tránh "anh giúp tôi thì tôi giúp anh"

VOV.VN - Nhiều cán bộ bị kỷ luật vừa qua, khi xem lại thì thấy phiếu tín nhiệm của họ rất cao. Nên bên cạnh sự tự giác phải có sự giám sát chặt chẽ của cấp trên để phòng trường hợp dĩ hòa vi quý, nể nhau, anh giúp tôi thì tôi giúp anh trong lấy phiếu tín nhiệm.

Giám sát chặt lấy phiếu tín nhiệm để tránh "anh giúp tôi thì tôi giúp anh"

Giám sát chặt lấy phiếu tín nhiệm để tránh "anh giúp tôi thì tôi giúp anh"

VOV.VN - Nhiều cán bộ bị kỷ luật vừa qua, khi xem lại thì thấy phiếu tín nhiệm của họ rất cao. Nên bên cạnh sự tự giác phải có sự giám sát chặt chẽ của cấp trên để phòng trường hợp dĩ hòa vi quý, nể nhau, anh giúp tôi thì tôi giúp anh trong lấy phiếu tín nhiệm.