"Chuyển đổi số không phải là một khẩu hiệu, càng không phải là phong trào"

VOV.VN - Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh điều này tại Hội thảo “Đẩy mạnh chuyển đổi số  tạo bước phát triển nhanh, bền vững TP Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Sáng 9/8, Thành ủy Hải Phòng và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh chuyển đổi số  tạo bước phát triển nhanh, bền vững thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, tháng 10/2021, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã có Nghị quyết 03 về Chuyển đổi số thành phố, đặt ra các mục tiêu lớn cho tầm nhìn 10 năm: Phấn đấu hoàn thành xây dựng chính quyền số; phát triển kinh tế số chiếm 35% GRDP của thành phố; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 16%; tạo ra các giá trị tăng trưởng mới từ kinh tế số, với ba trụ cột kinh tế: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang nhấn mạnh đây là nền tảng vững chắc để đến năm 2030 Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, văn minh, bền vững. 

"Chuyển đổi số trong sự phát triển của thành phố Hải Phòng vừa là mục tiêu và cũng là cơ hội, là động lực mới của sự phát triển, có thể nói là đi tắt đón đầu cũng đúng. Hải Phòng có nhiều cơ hội để phát triển lĩnh vực này, là do đặc thù cơ cấu của nền kinh tế Hải Phòng có công nghiệp công nghệ cao, có logistics, có du lịch, có thương mại, những lĩnh vực đang đòi hỏi cần có sự chuyển đổi số rất mạnh mẽ. Thứ hai, với tư cách là cửa ngõ của khu vực phía Bắc, với độ mở rất cao, nên sự phát triển theo xu thế chung của thế giới là rất cần thiết", Bí thư Thành ủy Hải Phòng nêu rõ. 

Đến thời điểm này, công tác chuyển đổi số của TP Hải Phòng đã bước đầu đạt được một số kết quả. 100% thôn đã có hạ tầng băng rộng cố định, băng rộng di động; Tỷ lệ hộ gia đình có cáp quang đạt 78,9%. Hệ thống văn bản điện tử sử dụng đến 100% các sở, ngành, quận, huyện, xã, phường, thị trấn phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của Thành phố; 100% các cơ quan nhà nước sử dụng ký số trong xử lý văn bản điện tử...

Hải Phòng đã hoàn thành 6/22 nhiệm vụ trọng tâm Bộ Thông tin và Truyền thông giao, như: nền tảng số quốc gia, đưa hộ nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, nền tảng điện toán đám mây.... Tuy nhiên, công tác chuyển đổi số của TP Hải Phòng vẫn còn nhiều thách thức, người dân chưa nhìn thấy một cách rõ ràng lợi ích, tác dụng của chuyển đổi số; khó khăn trong thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào hạ tầng số; tỷ lệ hồ sơ đưa lên dịch vụ công trực tuyến còn thấp, chưa được tự động hoá….

Phát biểu tại hội thảo, GS-TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương ghi nhận kết quả trong công tác chuyển đổi số của TP Hải Phòng, đặc biệt là việc Hải Phòng đặt mục tiêu chuyển đổi số cao hơn với mục tiêu chung được xác định trong chương trình Chuyển đổi số quốc gia. 

GS-TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, chuyển đổi số không phải là một khẩu hiệu, càng không phải là phong trào. Vì vậy, lãnh đạo TP Hải Phòng phải thay đổi từ tư duy quản lý hành chính sang tư duy quản trị phát triển và quản trị đô thị hiện đại. Hải Phòng cần lấy điểm đột phá là cung cấp dịch vụ công trực tuyến có chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp làm cơ sở để tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, thực sự trở thành nơi làm tổ của những “đại bàng lớn”:

Trong tầm nhìn dài hạn, Hải Phòng có điều kiện để phát triển cả 3 cấu phần của kinh tế số: Thứ nhất là kinh tế số, tức là công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông. Thứ hai là kinh tế số nền tảng, chúng ta phải phát triển các hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, các hệ thống trực tuyến về kết nối quan hệ cung cầu và các dịch vụ trực tuyến trên mạng. Thứ ba, phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế số cụ thể. Chúng ta phải tiếp cận rất toàn diện, vừa nền tảng, vừa mũi nhọn, đột phá./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng: Còn rất nhiều việc phải làm để chuyển đổi số
Thủ tướng: Còn rất nhiều việc phải làm để chuyển đổi số

VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số là công việc rất khó khăn, chưa có tiền lệ, nếu không có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt thì khó có thể đạt được kết quả.

Thủ tướng: Còn rất nhiều việc phải làm để chuyển đổi số

Thủ tướng: Còn rất nhiều việc phải làm để chuyển đổi số

VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số là công việc rất khó khăn, chưa có tiền lệ, nếu không có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt thì khó có thể đạt được kết quả.

Thủ tướng: Chuyển đổi số để người dân, DN sử dụng dịch vụ công thuận tiện hơn
Thủ tướng: Chuyển đổi số để người dân, DN sử dụng dịch vụ công thuận tiện hơn

VOV.VN - Theo Thủ tướng, chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn trước đây.

Thủ tướng: Chuyển đổi số để người dân, DN sử dụng dịch vụ công thuận tiện hơn

Thủ tướng: Chuyển đổi số để người dân, DN sử dụng dịch vụ công thuận tiện hơn

VOV.VN - Theo Thủ tướng, chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn trước đây.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ Ba của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ Ba của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

VOV.VN - Sáng 8/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ Ba của Ủy ban để đánh giá kết quả chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2022 và xác định những hướng giải pháp, nhiệm vụ chuyển đổi số thời gian tới.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ Ba của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ Ba của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

VOV.VN - Sáng 8/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ Ba của Ủy ban để đánh giá kết quả chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2022 và xác định những hướng giải pháp, nhiệm vụ chuyển đổi số thời gian tới.