Chuyên gia về Đông Nam Á nhìn nhận quan hệ Việt-Mỹ

VOV.VN -Ông Murray Hiebert: Chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thành công với nhiều kết quả thiết thực

Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ vừa qua của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã mang lại nhiều kết quả tích cực đối với quan hệ 2 nước. Nhân dịp này, phóng viên VOV thường trú tại Hoa Kỳ đã có cuộc trao đổi về triển vọng quan hệ song phương với ông Murray Hiebert, Phó Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nơi Chủ tịch Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu quan trọng trong chuyến thăm Hoa Kỳ.

PV: Xin cảm ơn ông đã nhận lời tham gia chương trình của Đài TNVN. Trước hết, ông đánh giá về chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang?

Phó Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu Đông Nam Á của (CSIS)- ông Murray Hiebert


Ông Hiebert: Tôi cho rằng, đây là chuyến thăm thành công với nhiều kết quả thiết thực. Chuyến thăm gồm nhiều nội dung khác nhau nhưng nhìn chung đều rất tích cực. Cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama kéo dài hơn so với dự kiến và 2 nhà lãnh đạo đã thảo luận các vấn đề quan tâm của 2 nước, bao gồm quyền con người và tình hình Biển Đông.

Tuy nhiên, tôi cho rằng kết quả lớn nhất của chuyến thăm sẽ bắt đầu từ chính thời điểm này. Việt Nam và Hoa Kỳ cần tiếp tục phối hợp giải quyết những vấn đề đang gây trở ngại đối với quan hệ song phương.

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ phải đàm phán rất nhiều để xác định những nội dung hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực như chính trị, an ninh, thương mại, đầu tư, môi trường, giáo dục, giao lưu nhân dân... Nếu 2 bên không có hành động thực tiễn trong thời gian tới thì quan hệ đối tác toàn diện sẽ chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

PV: Theo ông, Việt Nam và Hoa Kỳ cần có những bước đi cụ thể nào để có thể khởi động quan hệ đối tác toàn diện?

Ông Hiebert: Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ phải xác định các nội dung hợp tác cụ thể và xây dựng kế hoạch hành động. Mỗi nước cần cử ra một quan chức cấp cao làm đầu mối điều phối, tại Mỹ có thể là trợ lý ngoại trưởng và tại Việt Nam có thể là một thứ trưởng, để có thể đảm bảo tính liên tục của quá trình đàm phán. Đây là vấn đề rất quan trọng vì quan hệ đối tác toàn diện sẽ khó có thể đi đến đâu nếu thiếu một đầu mối như vậy.

PV: Ông nhìn nhận gì về quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong tương lai?

Ông Hiebert: Tôi cho rằng, triển vọng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ rất tươi sáng. 2 nước đã mở ra một chương mới và sẽ phải hoàn thành nó. Điều quan trọng là Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận về TPP, Hoa Kỳ mở cửa thị trường, giảm thuế cho các sản phẩm của Việt Nam.

Hai nước đã xác lập quan hệ đối tác toàn diện và cần xác định những nội dung hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực như quân sự, giáo dục, môi trường…Cơ hội đang rất nhiều nhưng cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều cần có cách tiếp cận tích cực và chủ động để đưa quan hệ đối tác toàn diện đi vào thực chất. Mô hình quan hệ này chủ yếu mới dừng ở ý tưởng và 2 bên sẽ còn nhiều việc phải làm để xây dựng những nội dung cụ thể.

Tôi cho rằng cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có những quan chức rất nhiệt thành trong vấn đề này. Tôi rất lạc quan về quan hệ giữa 2 nước trong tương lai.      

PV: Trong bài phát biểu tại CSIS, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đề cập tới vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, vậy ông đánh giá như thế nào về vai trò của Việt Nam tại ĐNÁ, nhất là trong bối cảnh Mỹ đang thực hiện chính sách tái cân bằng với một trong những trọng tâm là khu vực này?     

Ông Hiebert: Một trong những nội dung của chính sách tái cân bằng là tăng cường sự can dự của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều mà Hoa Kỳ đã thực hiện với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Chiến lược tái cân bằng hiện tập trung rất nhiều vào khu vực Đông Nam Á, nơi Hoa Kỳ chưa phát triển quan hệ đầy đủ và tích cực với một số nước, trong đó có Việt Nam, Myanmar, Malayasia và Indonesia.

Năm 2009, Tổng thống Obama lên nắm quyền và xác định mục tiêu ưu tiên đối với các quốc gia này.

Việt Nam đóng một vai trò mấu chốt trong chính sách tái cân bằng của Hoa Kỳ mà minh chứng là các cuộc thăm viếng qua lại của rất nhiều quan chức cấp cao 2 nước.

Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), và đang tăng cường quan hệ với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, trong đó có quân sự. Trong ASEAN, Hoa Kỳ coi Việt Nam là một trong những quốc gia có tư duy chiến lược nhất, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dư luận Mỹ về chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang
Dư luận Mỹ về chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang

VOV.VN - Các chuyên gia, nhà nghiên cứu đều đánh giá cao chuyến thăm sẽ góp phần nâng cao thiện chí của Mỹ đối với Việt Nam.

Dư luận Mỹ về chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang

Dư luận Mỹ về chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang

VOV.VN - Các chuyên gia, nhà nghiên cứu đều đánh giá cao chuyến thăm sẽ góp phần nâng cao thiện chí của Mỹ đối với Việt Nam.

Nội hàm quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
Nội hàm quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

VOV.VN -Quan hệ hai nước phát triển ổn định, lâu dài, thực chất có tầm quan trọng đối với hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực.

Nội hàm quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Nội hàm quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

VOV.VN -Quan hệ hai nước phát triển ổn định, lâu dài, thực chất có tầm quan trọng đối với hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực.

Kết quả chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Kết quả chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

VOV.VN -Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết, chuyến thăm của Chủ tịch nước định hình khuôn khổ quan hệ song phương cho giai đoạn mới.

Kết quả chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Kết quả chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

VOV.VN -Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết, chuyến thăm của Chủ tịch nước định hình khuôn khổ quan hệ song phương cho giai đoạn mới.