Có người vào bệnh viện, lặng lẽ giấu thẻ bảo hiểm y tế

VOV.VN - Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nêu hiện tượng người bệnh lặng lẽ giấu thẻ bảo hiểm của mình đi và sử dụng dịch vụ. Do đó, phải làm sao chất lượng điều trị giữa dịch vụ và bảo hiểm phải tương đồng.

 Chiều nay (22/10), Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM thảo luận tổ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.

Người bệnh lặng lẽ giấu thẻ bảo hiểm y tế

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan– Trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho biết: Bảo hiểm được mong đợi là động lực để ngành y tế nói chung phát triển, nhưng ở chừng mực nhất định lại là cản trở trong việc áp dụng các kỹ thuật mới cũng như bảo đảm chất lượng khám chữa bệnh. Bà Lan ví dụ về thuốc, nếu được lựa chọn thì ai cũng mong muốn có giá cả hợp lý, nhưng phải bảo đảm chất lượng. Còn nếu chỉ chăm chăm theo chiều hướng làm sao để có mức giá thấp nhất có thể thì rất khó đảm bảo chất lượng.

Do đó, bà Lan đề nghị trước khi sửa đổi luật thì phải có đánh giá mức độ ảnh hưởng khi giảm chi phí tiền thuốc. Đôi khi giảm chi phí tiền thuốc sẽ khiến tăng số ngày điều trị hoặc bệnh nhân không khỏi bệnh được. Chưa kể việc này có thể kéo lùi ngành dược, cứ sản xuất đại trà càng rẻ càng tốt, trong khi nếu tập trung vào kỹ thuật hiện đại thì không trúng thầu và rất khó vào các bệnh viện. 

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, để bảo hiểm y tế thực sự là cơ chế tài chính giúp được người bệnh, không ai tán gia bại sản vì bệnh tật thì ngành bảo hiểm cần thay đổi. Cứ nói rằng bảo hiểm bảo toàn được quỹ, nhưng giá thấp mà sử dụng không hết còn kết dư thì người dân là người trả giá.

Bà Lan nói: "Chúng ta chưa có thống kê cụ thể, nhưng bao nhiêu người khi đi vào trong bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh đã lặng lẽ giấu thẻ bảo hiểm của mình đi và sử dụng dịch vụ. Phải làm sao chất lượng điều trị giữa dịch vụ và bảo hiểm phải tương đồng với nhau. Muốn giải quyết thì phải làm tận gốc, để bảo đảm chất lượng bảo hiểm y tế thì phải đi từ giá thành, được tính đúng giá trị".

Tình trạng chuyển tuyến giảm là do Covid-19

Đối với vấn đề bệnh nhân vượt tuyến trong khám chữa bệnh, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Bắc Kạn cho rằng: Tình trạng hạ tầng, trang thiết bị lạc hậu chính là nguyên nhân khiến chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở chưa được nâng cao. Bên cạnh đó, quy định về chi trả bảo hiểm y tế cho tuyến cơ sở còn bất cập, cơ cấu các loại thuốc điều trị hạn chế cũng là nguyên nhân khiến người bệnh muốn chuyển lên tuyến trên.

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân nói: "Trong báo cáo cho rằng năm 2020 tình trạng chuyển tuyến đã giảm, tuy nhiên tôi cho rằng, không hẳn do người dân an tâm với chất lượng khám chữa bệnh tuyến dưới hoặc đã đảm bảo với thuốc khám chữa bệnh tuyến dưới, mà là do dịch bệnh COVID-19 khiến họ không thể đi khám bệnh được. Nên đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn về vấn đề này, có biện pháp cũng như cơ chế hợp lý. Đặc biệt đầu tư về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng hoặc nguồn nhân lực cho cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới thì lúc này, việc khám chữa bệnh tuyến dưới mới đạt yêu cầu".

Nhất trí với quan điểm này, Đại biểu Hoàng Văn Hữu (đoàn Bắc Kạn) cũng cho rằng, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở cơ sở, chính là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và có được sự hợp lý trong quản lý, sử dụng quỹ BHYT.

 "Để khắc phục vấn đề này, Chính phủ cũng có quyết liệt hơn, chủ động hơn trong điều động cán bộ y tế đến cơ sở. Chính phủ quyết liệt, nhưng các bộ ngành y tế cũng có hướng đào tạo nguồn nhân lực cho tuyến cơ sở, đồng thời luân chuyển để làm sao có được đội ngũ y tế có chất lượng, đạt được niềm tin cho người dân khi khám chữa bệnh tuyến cơ sở". 

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng, cần cnâng mức đóng BHYT hoặc có biện pháp tham gia đóng BHYT một cách linh hoạt, tùy nhu cầu người dân có thể đóng từng mức khác nhau. Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị có biện pháp quản lý tốt để tránh tình trạng trục lợi BHYT từ người bệnh cũng như chính cơ sở y tế.

Các Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn cho rằng, nhận thức của người dân về lợi ích cũng như quyền lợi khi tham gia BHYT, BHXH đã được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng doanh nghiệp chây ỳ, không thực hiện tốt chế độ bảo hiểm cho người lao động cùng như không nghiêm túc thực hiện các kết luận xử lý vi phạm hành chính của cơ quan thanh kiểm tra. Đây cũng là lý do khiến một số đơn vị khó khăn khi triển khai Nghị quyết 68, hỗ trợ người lao động ảnh hưởng do dịch COVID-19. Do đó, đại biểu kiến nghị cần có cơ chế xử lý quyết liệt hơn đối với vấn đề nợ đọng bảo hiểm của các đơn vị sử dụng lao động và có hướng dẫn, giải pháp để công đoàn các cấp phát huy vai trò trong đấu tranh, đòi quyền lợi hợp pháp cho công đoàn viên, đặc biệt là việc khởi kiện ra tòa khi có tranh chấp xảy ra.

Cần có lộ trình hỗ trợ BHYT cho người dân thuộc các xã mới chuyển vùng ở Tây Bắc

Tham gia thảo luận tại tổ về các báo cáo liên quan đến Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm Y tế (BHYT), các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cho rằng: Cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa giá dịch vụ y tế cho phù hợp hơn, bởi hiện nay có tình trạng chi phí khám chữa bệnh cái cao hơn, cái thấp hơn so với định mức; khi thanh toán thì phía BHXH không chấp nhận thanh toán phần cao hơn, dẫn đến khó khăn cho các cơ sở khám chữa bệnh.

Về BHXH, đại biểu Nguyễn Quốc Luận, Đoàn Yên Bái đồng tình với nhận định của Chính phủ, cũng như báo cáo thẩm tra việc chấp hành Pháp lệnh BHXH chưa đầy đủ của các doanh nghiệp, người sử dụng lao động, dẫn đến thiệt thòi cho người lao động.

"Từ thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân sử dụng lao động có trả lương cho người lao động hàng tháng, nhưng lại không thực hiện, hoặc chưa thực hiện đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động, dẫn đến thiệt thòi cho người lao động. Vì vậy, tôi đề nghị cần phải có giải pháp, chế tài xử lý nghiêm người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nhất là khi ốm đau, thai sản hoặc nghỉ chế độ hưu trí"- đại biểu Nguyễn Quốc Luận đề nghị.

Với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La, các đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế; hoàn thiện các văn bản dưới luật; văn bản hướng dẫn thanh toán BHYT cho bệnh nhân Covid-19. Đồng thời, Cần có lộ trình hỗ trợ BHYT cho người dân thuộc các xã mới chuyển từ vùng II, III lên vùng I…

Ông Chá A Của, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La nêu ý kiến: "Thời gian qua, chúng tôi thấy khi Chính phủ ban hành Quyết định 861 đã tạo ra một số khó khăn trong khu vực xã vùng II, vùng III; từ thực tiễn ở địa phương, ở cơ sở, chúng tôi thấy rằng, kể cả các xã này đạt chuẩn nông thôn mới, hoặc được chuyển từ vùng III xuống vùng II, vùng II xuống vùng I vẫn còn một bộ phận đồng bào ở khu vực này còn rất khó khăn, không khác gì các xã vùng III được Chính phủ công nhận, cho nên là chúng tôi đề nghị Chính phủ có xem xét và cân nhắc".

Đồng tình với quan điểm này, bởi từ khi thực hiện Quyết định số 861 ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 433 của Ủy ban dân tộc, tỷ lệ bao phủ BHYT tại các địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm mạnh; dự kiến thời gian tới sẽ tiếp tục giảm khi tăng tỷ lệ xã hoàn thành nông thôn mới ở các địa phương.

Ông Sùng A Lềnh, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai cũng kiến nghị: "Nhiều đại biểu cũng tham gia ý kiến về Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ, cá nhân tôi cũng đồng tình và đề xuất Chính phủ theo hướng xem xét, có lộ trình hợp lý trong việc cắt giảm các chế độ chính sách nói chung, trong đó có chế độ chính sách về BHYT tại địa bàn miền núi, vùng cao, địa bàn đông đồng bảo dân tộc thiểu số, địa bàn khó khăn về kinh tế xã hội, có như vậy mới từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, đồng thời từng bước cắt giảm chế độ cho phù hợp, đáp ứng duy trì thu nhập, nâng cao đời sống người dân".

 Tây Bắc hiện vẫn được coi là “lõi nghèo” của cả nước. Ngoài phát huy nội lực để vươn lên, đồng bào các dân tộc nơi đây mong muốn Quốc hội, Chính Phủ tiếp tục có những chính sách đặc thù đối với miền núi, vùng đồng bào dân tộc, giúp họ giảm nghèo nhanh và bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc hội bàn cơ chế đặc thù cho 4 tỉnh, thành phát huy tiềm năng bứt phá
Quốc hội bàn cơ chế đặc thù cho 4 tỉnh, thành phát huy tiềm năng bứt phá

VOV.VN - Các nghị quyết về cơ chế đặc thù nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An và Thừa Thiên Huế, đưa các địa phương này trở thành đầu tàu kéo các tỉnh xung quanh.

Quốc hội bàn cơ chế đặc thù cho 4 tỉnh, thành phát huy tiềm năng bứt phá

Quốc hội bàn cơ chế đặc thù cho 4 tỉnh, thành phát huy tiềm năng bứt phá

VOV.VN - Các nghị quyết về cơ chế đặc thù nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An và Thừa Thiên Huế, đưa các địa phương này trở thành đầu tàu kéo các tỉnh xung quanh.

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO thông qua Kế hoạch phòng thủ của EU
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO thông qua Kế hoạch phòng thủ của EU

VOV.VN - Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các quốc gia NATO, dự kiến sẽ kéo dài trong 2 ngày, đã khai mạc tại thủ đô Brussels, Bỉ.

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO thông qua Kế hoạch phòng thủ của EU

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO thông qua Kế hoạch phòng thủ của EU

VOV.VN - Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các quốc gia NATO, dự kiến sẽ kéo dài trong 2 ngày, đã khai mạc tại thủ đô Brussels, Bỉ.

Quốc hội xem xét cơ chế đặc thù cho Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế
Quốc hội xem xét cơ chế đặc thù cho Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Sáng 22/10, Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế.

Quốc hội xem xét cơ chế đặc thù cho Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế

Quốc hội xem xét cơ chế đặc thù cho Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Sáng 22/10, Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế.