“Còn đó câu chuyện giàu lên nhờ đất đai một cách thiếu minh bạch”

VOV.VN - Ông Hà Hùng Cường, nguyên Bộ trưởng Tư pháp cho rằng công tác quản lý, sử dụng đất đai tới nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Mặc dù Luật Đất đai được sửa đổi toàn diện nhiều lần nhưng vẫn chưa đạt được kỳ vọng.

Ngày 9/3, Trường Đại học Luật Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quỹ Hòa bình và pPhát triển Việt Nam, Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức hội thảo khoa học góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Quy định chung chung dễ xảy ra tùy tiện

Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng tồn tại, hạn chế nằm ở nhiều khâu, từ việc quy hoạch sử dụng đất chưa bảo đảm tính đồng bộ, tổng thể, hệ thống, chất lượng chưa cao, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, thực hiện chưa nghiêm.

Việc tiêp cận đất đai còn bất cập, công tác thu hồi bồi thường, hỗ trợ tái định cư có nơi chưa bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, nhà nước, nhà đầu tư.

Thị trường quyền sử dụng đất phát triển chưa ổn định, giải quyết hành chính chưa đáp ứng thực tiễn, tài chính đất đai, giá đất chưa phản ánh đúng thực tế thị trường...

Dẫn đến hậu quả nguồn lực đất đai chưa phát huy đầy đủ và bền vững, số lượng khiếu nại tố cáo, vi phạm pháp luật về đất đai còn xảy ra nhiều. 

“Vẫn còn đó câu chuyện về việc có những cá nhân, tổ chức giàu lên nhờ đất đai một cách thiếu minh bạch, không thuyết phục. Ngược lại, hàng vạn người khánh kiệt vì đất đai” – ông Hà Hùng Cường nói.

Nguyên nhân, theo ông do những bất cập trong quy định trong bản thân Luật Đất đai và các quy định chi tiết thi hành luật; nhiều nội dung chưa thống nhất, chồng chéo, thi hành luật đất đai chưa nghiêm, đâu đó còn vi phạm pháp luật, tham nhũng.

Góp ý vào dự thảo, ông Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh sửa luật lần này cần bài bản hơn để xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử đụng đất tốt, ổn định, hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, nhà nước, người dân, nếu không sẽ rất là vướng, gây ách tách quá trình phát triển kinh tế xã hội.

 Cho rằng phải quy định chặt chẽ thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, ông Liên đánh giá nhiều khoản quy định chưa rõ tầm quan trọng của dự án ở cấp nào, dễ xảy ra tùy tiện; đồng thời dẫn ý kiến phản ánh lưu ý “thu hồi đất cho dự án không khéo lấy của người nghèo cho người giàu”.

“Phải hết sức xem trọng điều này, rà soát thật kỹ, thủ tục trình tự dự án thông qua được coi là dự án kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, không thể để chung chung” – nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp kiến nghị.

Băn khoăn khi dự thảo có đến 44 điều giao cho Chính phủ, 6 điều giao cho Bộ TN-MT, ông Hoàng Thế Liên nhấn mạnh, quyền sở hữu đất đai của người dân được hiến định nên cái gì hạn chế quyền của người dân phải bằng luật.

Cán bộ làm sai bị đi tù, nhưng ai trả tiền mua đất cho dân?

Bà Trần Thị Vân (Phó trưởng đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh Bắc Ninh) chia sẻ một số khó khăn trong thực tiễn ở địa phương. Bắc Ninh có đến 80% khiếu kiện phức tạp đông người, vượt cấp, tiếp dân liên quan tới đất đai.

Theo bà, nếu xử lý được giá đất thì đã giải quyết được 70% vấn đề. Thực tế có trường hợp 1 miếng đất của cùng một gia đình nhưng lại ở 2 dự án khác nhau, một giá đất thu hồi, một dự án theo bồi thường.

“Dự án thu hồi chỉ 158 triệu đồng/sào, còn dự án kia 1 triệu đồng/m2 người ta cũng không nghe. Lợi ích cùng một gia đình trong 2 dự án khác nhau đã khủng khiếp như thế rồi thì làm sao?” – bà Vân nói.

Đề cập quy định bảng giá hàng năm, bà cho rằng nghe rất hay nhưng khó mà làm được. Bởi lẽ, “biên độ rất ngắn, quy trình làm ra giá đất 5 - 6 tháng, làm ra thì hết năm rồi. Hội đồng thẩm định giá đất trước không có, Bắc Ninh từ trước khi sửa luật đã lập hội đồng đầy đủ thành viên, có cả công an, thành viên MTTQ… thế nhưng vẫn sai!”.

Từ thực tế trên, bà Vân cho rằng không nên cầu toàn mà phải tính đến sự khả thi của luật ở một mức độ nào đó, nếu không cuối cùng dẫn đến các dự án đình trệ mà thiệt hại là Nhà nước.

Liên quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai, bà Trần Thị Vân cho rằng phương án như dự thảo là đưa hết sang tòa án cần đảm bảo được quyền lợi của người dân.

“Ví dụ, nếu ở địa phương khi mua đất của xã ông chủ tịch đóng dấu, ký thì người dân làm sao biết có đúng thẩm quyền hay không? Chỉ biết ông chủ tịch xã bán thì tôi mua, nhưng sau lại xác định đất đó trái thẩm quyền. Ông Chủ tịch xã và cán bộ khác chịu trách nhiệm, sai, đi tù thế nhưng ai là người đền bù tiền đó cho dân. Tiền bán đất đó ông chủ tịch xã không mang về nhà mà ông làm điện, đường, trường, trạm cả. Nếu các trường hợp đó đưa hết sang tòa án thì người dân trắng tay” – bà Vân lưu ý và đề xuất tranh chấp của chính quyền và người dân thì đưa sang tòa, cán bộ sai phải chịu trách nhiệm nhưng chính quyền vẫn phải đền bù cho dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đừng để nông dân thiệt thòi trong thu hồi đất nông nghiệp
Đừng để nông dân thiệt thòi trong thu hồi đất nông nghiệp

VOV.VN - GS Trần Đình Long cho rằng, trong vấn đề thu hồi đất nông nghiệp, người nông dân luôn là đối tượng “cực khổ” nhất, do đó sửa Luật Đất đai cần chú ý tới vấn đề này.

Đừng để nông dân thiệt thòi trong thu hồi đất nông nghiệp

Đừng để nông dân thiệt thòi trong thu hồi đất nông nghiệp

VOV.VN - GS Trần Đình Long cho rằng, trong vấn đề thu hồi đất nông nghiệp, người nông dân luôn là đối tượng “cực khổ” nhất, do đó sửa Luật Đất đai cần chú ý tới vấn đề này.

Làm rõ nội dung thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế xã hội
Làm rõ nội dung thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế xã hội

VOV.VN - Các ý kiến cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định cụ thể các trường hợp nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Làm rõ nội dung thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế xã hội

Làm rõ nội dung thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế xã hội

VOV.VN - Các ý kiến cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định cụ thể các trường hợp nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Chống thao túng, đầu cơ đất thì phải công khai, minh bạch cơ chế
Chống thao túng, đầu cơ đất thì phải công khai, minh bạch cơ chế

VOV.VN - Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhấn mạnh điều này tại hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

Chống thao túng, đầu cơ đất thì phải công khai, minh bạch cơ chế

Chống thao túng, đầu cơ đất thì phải công khai, minh bạch cơ chế

VOV.VN - Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhấn mạnh điều này tại hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

"Chặn việc lợi dụng chính sách đất đai để làm giàu cho cá nhân"
"Chặn việc lợi dụng chính sách đất đai để làm giàu cho cá nhân"

VOV.VN - Theo ông Phan Trung Lý, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần có các quy định chặt chẽ nhằm bịt các lỗ hổng pháp luật, chặn việc lợi dụng chính sách đất đai để làm giàu cho cá nhân.

"Chặn việc lợi dụng chính sách đất đai để làm giàu cho cá nhân"

"Chặn việc lợi dụng chính sách đất đai để làm giàu cho cá nhân"

VOV.VN - Theo ông Phan Trung Lý, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần có các quy định chặt chẽ nhằm bịt các lỗ hổng pháp luật, chặn việc lợi dụng chính sách đất đai để làm giàu cho cá nhân.

"Không có tham nhũng nào lớn bằng tham nhũng đất đai"
"Không có tham nhũng nào lớn bằng tham nhũng đất đai"

VOV.VN - Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, không có tham nhũng nào lớn bằng tham nhũng đất đai và không có lãng phí nào lớn bằng lãng phí về đất đai.

"Không có tham nhũng nào lớn bằng tham nhũng đất đai"

"Không có tham nhũng nào lớn bằng tham nhũng đất đai"

VOV.VN - Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, không có tham nhũng nào lớn bằng tham nhũng đất đai và không có lãng phí nào lớn bằng lãng phí về đất đai.