Công đoàn Việt Nam - gần 95 năm “đứng vững” cùng dân tộc

VOV.VN - Với bề dày gần 95 năm đồng hành cùng dân tộc, Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động. Bởi vậy, không cần phải có thêm một "công đoàn độc lập" nào khác bởi vị trí của Công đoàn Việt Nam đã được Hiến pháp và Pháp luật thừa nhận.

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra từ ngày 1 - 3/12/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, TP. Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, người lao động cả nước.  

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam dự kiến sẽ cho ý kiến thảo luận về 3 khâu đột phá: Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động; Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; Xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là chủ tịch công đoàn tại doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

Nhiệm kỳ 2023 - 2028 là một nhiệm kỳ có nhiều khó khăn, thử thách với Công đoàn Việt Nam khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của công nhân lao động. Đồng hành với đoàn viên, người lao động, hàng loạt biện pháp, cả trước mắt và lâu dài đã được công đoàn các cấp triển khai. Chỉ riêng các gói hỗ trợ công nhân, người lao động bị dịch bệnh là gần 6.000 tỷ đồng với hơn 10 triệu lượt người thụ hưởng; hỗ trợ cho gần 82.000 đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng đến hết năm 2023...Hơn 30 triệu lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn đã được thăm hỏi, chúc Tết, động viên, tặng quà nhân dịp "Tết Sum vầy" với trên 28.000 tỷ đồng…

Việc tham mưu chính sách, bảo vệ quyền lợi cho người lao động đã khiến Công đoàn thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với người lao động. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tham mưu Bộ Chính trị và Chính phủ ban hành nhiều quyết sách về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam, đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; Đẩy nhanh việc triển khai xây dựng thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; tích cực nghiên cứu, tham gia đề xuất Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về phát triển nhà ở dành cho công nhân, lao động, trực tiếp là Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). 

Ngay trước thềm Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, Quốc hội khóa XV đã thông qua  Luật Nhà ở sửa đổi, trong đó quy định Tổng liên đoàn là cơ quan chủ quản đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê để bổ sung nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, với mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước, trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động, bất mãn đã đưa ra nhiều quan điểm phiến diện, quy chụp đối với hệ thống Công đoàn của Việt Nam. Trên mạng xã hội và các website như baotiengdan, BBC,… có các bài viết kiểu như “Công đoàn trong mắt ai”,  “Vụ đình công tự phát ở Viet Glory, Nghệ An có cần thiết?, “Quan hệ Mỹ-Việt nâng cấp có cải thiện lợi ích người lao động Việt Nam hay không?... Họ tung ra luận điệu cho rằng: “Công đoàn có cũng như không", “Công đoàn Việt Nam “không quan tâm” đến quyền lợi chính đáng của người lao động…Đây thực chất là luận điệu lợi dụng vụ việc, tình huống cụ thể nhằm xuyên tạc, phủ nhận hay hạ thấp vai trò của công đoàn, mưu đồ cổ súy cho cái gọi là “công đoàn độc lập” nhằm hình thành một tổ chức đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với bề dày gần 95 năm đồng hành cùng dân tộc (ra đời năm 1929), Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Công đoàn là nơi tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Công đoàn Việt nam cũng là sợi dây nối liền giữa Đảng với giai cấp công nhân, với toàn thể người lao động. Công đoàn hoạt động không thể thiếu sự lănh đạo của Đảng. Sự lănh đạo của Đảng đối với Công đoàn được h́ình thành trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam. 

Bởi vậy, không cần phải có thêm một "công đoàn độc lập" nào khác bởi vị trí của Công đoàn Việt Nam đã được Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam và toàn thể công nhân, viên chức, lao động thừa nhận trong nhiều năm qua.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắc Ninh đối thoại với người dân về dự án KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn giai đoạn II
Bắc Ninh đối thoại với người dân về dự án KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn giai đoạn II

VOV.VN - UBND huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức đối thoại với người dân có đất bị thu hồi thực hiện dự án hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn giai đoạn II thuộc xã Tri Phương.

Bắc Ninh đối thoại với người dân về dự án KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn giai đoạn II

Bắc Ninh đối thoại với người dân về dự án KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn giai đoạn II

VOV.VN - UBND huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức đối thoại với người dân có đất bị thu hồi thực hiện dự án hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn giai đoạn II thuộc xã Tri Phương.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ được tham gia đầu tư xây nhà ở xã hội
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ được tham gia đầu tư xây nhà ở xã hội

VOV.VN - Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê để bổ sung nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở xã hội.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ được tham gia đầu tư xây nhà ở xã hội

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ được tham gia đầu tư xây nhà ở xã hội

VOV.VN - Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê để bổ sung nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở xã hội.